Mang thai là thời kỳ vô cùng hạnh phúc của người phụ nữ, song nó cũng đồng hành cùng nhiều thử thách liên quan đến sức khỏe, cho cả thai nhi lẫn bà mẹ tương lai. Những lo ngại bao gồm mọi thứ, từ việc nên ăn gì và không nên ăn gì, thuốc nào có thể uống và thuốc nào không, việc gì nên làm và việc gì không nên khi cơ thể bạn thay đổi. Các mẹ bầu cũng thường xuyên lo lắng về tính an toàn của các sản phẩm chăm sóc da.
Mang thai là thời kỳ vô cùng hạnh phúc của người phụ nữ, song nó cũng đồng hành cùng nhiều thử thách liên quan đến sức khỏe
Vì một số thành phần – bao gồm cả thuốc kê toa lễn sản phẩm chăm sóc da đều có thể hấp thu vào cơ thể khi bôi lên da, mẹ bầu cần biết thành phần nào có thể sử dụng trong thai kỳ và thành phần nào nên tránh.
Chúng tôi thường được hỏi về việc liệu những sản phẩm có chứa benzoyl peroxide, hydroquinone, hoạt chất chống nắng hay salicylic acid có an toàn trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Việc không được tư vấn rõ ràng khiến các bà mẹ tương lai lo lắng và bối rối.
May mắn thay, Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ ( FDA) đã giúp chúng ta phân loại ra dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ y khoa da liễu ở Manhattan, Macrene Alexiades – Armenakas. Tổ chức chính phủ này phân loại các thành phần theo bảng thứ tự của bảng chữ cái : A, B, C và X từ những thành phần được cho là an toàn nhất cho tơi những thành phần bạn tuyệt đối phải tránh xa. Thông thường, chỉ có danh mục A và B được coi là an toàn để sử dụng khi mang thai. Tuy nhiên, nó khá là khó khăn để phân loại thành phần nào trong số đó được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp. Tất cả đều phụ thuộc vào bạn khi xem xét thông tin về sản phẩm. “ Cũng giống như khi bạn muốn sử dụng những thực phẩm tốt và an toàn cho sức khỏe khi mang thai, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cũng cần phải như vậy” – Dendy Engelman, bác sĩ da liễu Manhattan người vừa mới sinh con trai.
Dưới đây là danh sách các thành phần, sản phẩm cũng như các liệu pháp, dịch vụ thẩm mĩ cần tránh đã được thông qua bởi các bác sĩ da liễu.
Retinoids
Nằm trong danh mục C của FDA. Về cơ bản, những hợp chất này không thực sự gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, theo bác sĩ Albert Sassoon ở Manhattan, đây là những thành phần mà bạn cần tránh xa.
“Các loại dẫn xuất vitamin A với hàm lượng cao, như Accutane, làm đẩy nhanh quá trình phân bào của bạn nhằm giúp tái tạo bề mặt da nhanh hơn, giúp điều trị các tình trạng da và mụn nang nghiêm trọng,” theo Jamie Knopman, bác sĩ da liễu, một bác sĩ chuyên khoa Nội tiết làm việc tại Colorado Center cho Reproductive Medicine New York. “Nhưng nếu bạn sử dụng thành phần này khi mang thai, chúng có thể làm gián đoạn quá trình phát triển tế bào của bào thai và gây ra khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng.” Đúng vậy, điều này thật đáng sợ, và đây cũng là lý do tại sao người sử dụng Accutane được yêu cầu dùng 2 biện pháp ngừa thai và kiểm tra máu định kỳ hàng tháng trong thời gian sử dụng thuốc.
Nhưng nếu bạn loại kem dưỡng ban đêm của bạn có chứa retinol chống lão hóa thì sao? “Dữ liệu về các loại retinoid thoa ngoài da ít rõ ràng hơn, nhưng vì vẫn có cơ hội chúng sẽ ngấm vào mạch máu của bạn và di chuyển đến noãn, chúng tôi chân thành khuyên những người phụ nữ nên kiêng sử dụng retinoid dạng bôi trong vòng 6 tháng đầu mang thai của họ – hoặc cả 9 tháng, để đảm bảo an toàn,” Knopman nói. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ sản phẩm chăm sóc da của mình không an toàn, hãy đem chúng theo trong lần gặp mặtbác sĩ da liễu hoặc bác sĩ sản khoa tiếp theo để họ có thể kiểm tra độ an toàn của các thành phần trong sản phẩm đó.
Benzoyl Peroxide
Mang thai có thể khiến bạn bị mụn do nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên những chất thường được sử dụng trong các sản phẩm không kê đơn giúp làm se mụn như Benzoyl Peroxide, thật không may lại nằm trong danh mục C. “ Điều đó có nghĩa là Benzoyl Peroxide có thể đem lại những nguy hiểm tiềm ẩn cho thai nhi và phần lớn các bác sĩ phụ khoa đều không khuyên dùng.
Salicylic acid
Nếu bạn đã từng có mụn trong đời – hoặc từng bị đau đầu – có khả năng bạn đã từng sử dụng salicylic acid trước đó, bởi vì đây là một thành phần chính trong cả aspirin và các sản phẩm điều trị mụn bày bán tại các cửa hàng. Và mặc dù salicylic acid hoàn toàn hiệu quả trong việc giảm sốt và làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đây không phải là một sự lựa chọn chăm sóc da tốt nhất nếu bạn đang mang thai. “Salicylic acid là một trong nhiều thành phần đang trong quá trình nghiên cứu, vẫn chưa được chứng minh rõ ràng về khả năng gây hại đến bào thai, nhưng vì nó vẫn có khả năng gây nguy hiểm, cộng đồng y học có xu hướng khuyến khích việc tránh sử dụng thành phần này,” Knopman nói.
“Chúng tôi biết rằng sử dụng salicylic acid ở liều lượng cao có thể gây khuyết tật bẩm sinh, nhưng chúng tôi không biết rõ mức liều lượng nào được xem là an toàn,” cô nói. “Chính vì thế, chúng tôi có xu hướng khuyến khích tất cả phụ nữ tránh sử dụng toàn bộ các loại salicylic acid, bao gồm cả các loại kem bôi ngoài da, ít nhất là trong 3 tháng đầu mang thai, là giai đoạn bào thai dễ bị tổn thương nhất.”
Knopman có lưu ý rằng “khuyết tật bẩm sinh do salicylic acid rất hiếm gặp,” và một sản phẩm chăm sóc da dạng bôi với một hàm lượng nhỏ salicylic acid – ví dụ như, một loại sữa rửa mặt chứa 2% salicylic acid – có thể “vẫn chấp nhận được,” nhưng nếu việc ”không chắc chắn” có thể không thật sự làm bạn yên tâm, cách tốt nhất là thận trọng ở mức cao nhất và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thay thế chứa glycolic acid và lactic acid, hai thành phần chống mụn hoàn toàn an toàn.
Hydroquinone
Hợp chất làm trắng da này rất được yêu thích đặc biệt là khi việc mang thai có thể khiến da xuất hiện những đốm thâm hay nám. Tuy nhiên Hydroquinone lại nằm trong danh mục C và cần phải tránh xa.
Aluminum Chloride Hexahydrate
Nếu bạn đang mang thai thì giờ là lúc chất khử mùi nhẹ dịu hơn hoặc thay thế bằng các sản phẩm thiên nhiên. Aluminum Chloride Hexahydrate được tìm thấy trong các sản phẩm khử mùi bởi tính năng ức chế các tế bào tiết mồ hôi và được xếp vào danh mục C của FDA. Đồng nghĩa rằng bạn nên tránh sử dụng nó trong thời kì mang thai.
Formaldehyde
Mặc dù hợp chất hóa học thì không được phân loại trong các danh mục của FDA, rất nhiều các bác sĩ phụ khoa và bác sĩ da liễu thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với chúng. Hãy chỉ sử dụng những loại sơn móng tay được gắn mác “ 3 không” hoặc “ 5 không” nói cách khác là không chứa các chất hóa học. Bác sĩ Engelman cũng cho biết “ sơn móng dạng gel thường có hàm lượng Formaldehyde cao hơn”. Tương tự với các liệu pháp sử dụng Formaldehyde duỗi tóc của người Nhật hay Brazil. Chính vì vậy mà những thợ làm tóc ở các salon cũng có thể gặp những nguy cơ tiềm ẩn. Viện sức khỏe và an toàn lao động cũng cảnh báo rằng làm việc có liên quan tới Formaldehyde có thể dẫn tới các vấn đề về sinh nở hay vô sinh.
Thuốc nhuộm tóc
“ Công thức thành phần được thay đổi một cách thường xuyên khiến chúng ta rất khó để đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn của nó” – bác sĩ Sassoon cho biết. Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên nhuộm tóc trong 12 tuần đầu tiên khi mà thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan và bộ phận của cơ thể. Sau khoảng thời gian đó, thi thoảng bạn cũng có thể nhuộm tóc. “ chỉ một lượng nhỏ chất hóa học được hấp thụ qua da đầu vì vậy các nguy cơ tiểm ẩn sẽ không cao nếu bạn không thường xuyên nhuộm tóc”.
Kem chống nắng hóa học
Các thành phần trong kem chống nắng hóa học thì không được phân loại ở trong các danh mục của FDA nhưng bác sĩ Engelman có lời khuyên rằng bạn chỉ nên sử dụng những thành phần như oxit kẽm và oxit titan. “ Đã có một vài dẫn chứng cho thấy nguy cơ của kem chống nắng hóa học tuy nhiên đến nay vẫn chưa được chứng minh”, bác sĩ Engleman cho biết. “ Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm kem chống nắng vật lí cũng mang lại hiệu quả tương tự mà lại an toàn vậy thì tại sao phải mạo hiểm? “
Quy trình chăm sóc da trong thai kỳ
Dựa trên các khuyến khi phía trên, có lẽ bạn đang phân phân làm sao chúng ta kiểm soát được các lo ngại về các bước chăm sóc da khi mang thai. Đừng lo lắng, vẫn có những cách giúp bạn có được làn da đẹp mà vẫn yên tâm tằng em bé được an toàn. Đây là những điều bạn có thể làm, phụ thuộc vào những lo ngại của bạn (và tất nhiên, đừng bao giờ quên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng):
Tăng sắc tố da khi mang thai
Khi được dùng ở mức độ bình thường, việc tẩy da chết bằng các thành phần tự nhiên như tro núi lửa như sữa rửa mặt White Balloon, giúp làm sáng các vùng da tối màu. Mặc dù bạn có thể cân nhắc sử dụng tẩy da chết vậy lý, song chúng không hiệu quả bằng tẩy da chết hóa học như AHA.
Luôn bôi kem chống nắng ít nhất SPF25 mỗi ngày, không có ngoại lệ! Nhờ vào sự bảo vệ tức thời ngay khi thoa, kem chống nắng vật lý vô cùng xuất sắc trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu nám da. Và nhiều kem nền và phấn nén có chứa thành phần chống nắng vật lý, có thể bổ sung khả năng chống nắng cho da khi bạn trang điểm. Luôn nhớ trong đầu rằng bạn phải bôi kem chống nắng hàng ngày, dù nắng hay mưa và bôi một cách thoải mái.
Hỏi bác sĩ về việc dùng azelaic acid. Đây là thành phần được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai và đã có những nghiên cứu chứng tỏ khả năng cải thiện đốm nâu của azelaic acid.
Rạn da
Rạn da xảy ra trong và sau thai kỳ do da trở nên giãn bất thường trong một khoảng thời gian. Các vết rạn bất thường gây ra do sự đứt gãy trong cấu trúc da gồm collagen và elastin.
Hầu hết phụ nữ đều bị tình trạng rạn da.
Rạn da là một trong những vấn đề về da khó giải quyết nhất vì không có thành phần mỹ phẩm hay sản phẩm nào có thể khiến rạn da biến mất hoàn toàn.
Massage da với các loại serum hoặc dầu thực vật không mùi khi mang thai có thể giúp da đàn hồi hơn và giảm rủi ro về rạn da.
Sau khi đi qua thời kỳ cho con bú, tretinoin có thể giúp cải thiện rạn da đôi chút.
Một số các biện pháp khác có thể được cân nhắc (sau khi sinh con và cho con bú) bao gồm: Intense Pulsed Light (IPL) hay Pulsed Dye Laser (PDL), Trichloroacetic acid (TCA), alpha hydroxy acid (AHA), or beta hydroxy acid (BHA).
Chống lão hóa trong thai kỳ
Tránh các loại retinoids kê toa lẫn các sản phẩm không kê toa có chứa retinol. Nếu bạn thường dùng loại sản phẩm này, hãy cân nhắc chuyển sang serum chống lão hóa không chứa retinol.
Không có lo ngại nào về việc sử dụng những thành phần dược mỹ phẩm phổ biến như vitamin C, niacinamide, peptides, các chất chống oxy hóa và các thành phần giao tiếp tế bào trong thai kỳ được chứng thực.
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da giàu chất chống oxy hóa và chữa lành da được khuyến khích, nhưng hãy nhớ tham vấn bác sĩ của bạn và tuân thủ theo lời khuyên của các bác sĩ.
Mặc dù những thông tin này chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng hy vọng nó đã mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về việc mẹ bầu nên dùng và nên tránh thứ gì. Hơn hết, bạn có thể đạt được mục tiêu chăm sóc da đầy đủ thong thời kỳ mang thai. Một lần nữa, luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn dùng bất kỳ sản phẩm nào khi mang thai, cho dù là loại có kê toa hay không.
Mang thai là thời kỳ vô cùng hạnh phúc của người phụ nữ, song nó cũng đồng hành cùng nhiều thử thách liên quan đến sức khỏe
Vì một số thành phần – bao gồm cả thuốc kê toa lễn sản phẩm chăm sóc da đều có thể hấp thu vào cơ thể khi bôi lên da, mẹ bầu cần biết thành phần nào có thể sử dụng trong thai kỳ và thành phần nào nên tránh.
Chúng tôi thường được hỏi về việc liệu những sản phẩm có chứa benzoyl peroxide, hydroquinone, hoạt chất chống nắng hay salicylic acid có an toàn trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Việc không được tư vấn rõ ràng khiến các bà mẹ tương lai lo lắng và bối rối.
May mắn thay, Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ ( FDA) đã giúp chúng ta phân loại ra dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ y khoa da liễu ở Manhattan, Macrene Alexiades – Armenakas. Tổ chức chính phủ này phân loại các thành phần theo bảng thứ tự của bảng chữ cái : A, B, C và X từ những thành phần được cho là an toàn nhất cho tơi những thành phần bạn tuyệt đối phải tránh xa. Thông thường, chỉ có danh mục A và B được coi là an toàn để sử dụng khi mang thai. Tuy nhiên, nó khá là khó khăn để phân loại thành phần nào trong số đó được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp. Tất cả đều phụ thuộc vào bạn khi xem xét thông tin về sản phẩm. “ Cũng giống như khi bạn muốn sử dụng những thực phẩm tốt và an toàn cho sức khỏe khi mang thai, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cũng cần phải như vậy” – Dendy Engelman, bác sĩ da liễu Manhattan người vừa mới sinh con trai.
Dưới đây là danh sách các thành phần, sản phẩm cũng như các liệu pháp, dịch vụ thẩm mĩ cần tránh đã được thông qua bởi các bác sĩ da liễu.
Retinoids
Nằm trong danh mục C của FDA. Về cơ bản, những hợp chất này không thực sự gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, theo bác sĩ Albert Sassoon ở Manhattan, đây là những thành phần mà bạn cần tránh xa.
“Các loại dẫn xuất vitamin A với hàm lượng cao, như Accutane, làm đẩy nhanh quá trình phân bào của bạn nhằm giúp tái tạo bề mặt da nhanh hơn, giúp điều trị các tình trạng da và mụn nang nghiêm trọng,” theo Jamie Knopman, bác sĩ da liễu, một bác sĩ chuyên khoa Nội tiết làm việc tại Colorado Center cho Reproductive Medicine New York. “Nhưng nếu bạn sử dụng thành phần này khi mang thai, chúng có thể làm gián đoạn quá trình phát triển tế bào của bào thai và gây ra khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng.” Đúng vậy, điều này thật đáng sợ, và đây cũng là lý do tại sao người sử dụng Accutane được yêu cầu dùng 2 biện pháp ngừa thai và kiểm tra máu định kỳ hàng tháng trong thời gian sử dụng thuốc.
Nhưng nếu bạn loại kem dưỡng ban đêm của bạn có chứa retinol chống lão hóa thì sao? “Dữ liệu về các loại retinoid thoa ngoài da ít rõ ràng hơn, nhưng vì vẫn có cơ hội chúng sẽ ngấm vào mạch máu của bạn và di chuyển đến noãn, chúng tôi chân thành khuyên những người phụ nữ nên kiêng sử dụng retinoid dạng bôi trong vòng 6 tháng đầu mang thai của họ – hoặc cả 9 tháng, để đảm bảo an toàn,” Knopman nói. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ sản phẩm chăm sóc da của mình không an toàn, hãy đem chúng theo trong lần gặp mặtbác sĩ da liễu hoặc bác sĩ sản khoa tiếp theo để họ có thể kiểm tra độ an toàn của các thành phần trong sản phẩm đó.
Benzoyl Peroxide
Mang thai có thể khiến bạn bị mụn do nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên những chất thường được sử dụng trong các sản phẩm không kê đơn giúp làm se mụn như Benzoyl Peroxide, thật không may lại nằm trong danh mục C. “ Điều đó có nghĩa là Benzoyl Peroxide có thể đem lại những nguy hiểm tiềm ẩn cho thai nhi và phần lớn các bác sĩ phụ khoa đều không khuyên dùng.
Salicylic acid
Nếu bạn đã từng có mụn trong đời – hoặc từng bị đau đầu – có khả năng bạn đã từng sử dụng salicylic acid trước đó, bởi vì đây là một thành phần chính trong cả aspirin và các sản phẩm điều trị mụn bày bán tại các cửa hàng. Và mặc dù salicylic acid hoàn toàn hiệu quả trong việc giảm sốt và làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đây không phải là một sự lựa chọn chăm sóc da tốt nhất nếu bạn đang mang thai. “Salicylic acid là một trong nhiều thành phần đang trong quá trình nghiên cứu, vẫn chưa được chứng minh rõ ràng về khả năng gây hại đến bào thai, nhưng vì nó vẫn có khả năng gây nguy hiểm, cộng đồng y học có xu hướng khuyến khích việc tránh sử dụng thành phần này,” Knopman nói.
“Chúng tôi biết rằng sử dụng salicylic acid ở liều lượng cao có thể gây khuyết tật bẩm sinh, nhưng chúng tôi không biết rõ mức liều lượng nào được xem là an toàn,” cô nói. “Chính vì thế, chúng tôi có xu hướng khuyến khích tất cả phụ nữ tránh sử dụng toàn bộ các loại salicylic acid, bao gồm cả các loại kem bôi ngoài da, ít nhất là trong 3 tháng đầu mang thai, là giai đoạn bào thai dễ bị tổn thương nhất.”
Knopman có lưu ý rằng “khuyết tật bẩm sinh do salicylic acid rất hiếm gặp,” và một sản phẩm chăm sóc da dạng bôi với một hàm lượng nhỏ salicylic acid – ví dụ như, một loại sữa rửa mặt chứa 2% salicylic acid – có thể “vẫn chấp nhận được,” nhưng nếu việc ”không chắc chắn” có thể không thật sự làm bạn yên tâm, cách tốt nhất là thận trọng ở mức cao nhất và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thay thế chứa glycolic acid và lactic acid, hai thành phần chống mụn hoàn toàn an toàn.
Hydroquinone
Hợp chất làm trắng da này rất được yêu thích đặc biệt là khi việc mang thai có thể khiến da xuất hiện những đốm thâm hay nám. Tuy nhiên Hydroquinone lại nằm trong danh mục C và cần phải tránh xa.
Aluminum Chloride Hexahydrate
Nếu bạn đang mang thai thì giờ là lúc chất khử mùi nhẹ dịu hơn hoặc thay thế bằng các sản phẩm thiên nhiên. Aluminum Chloride Hexahydrate được tìm thấy trong các sản phẩm khử mùi bởi tính năng ức chế các tế bào tiết mồ hôi và được xếp vào danh mục C của FDA. Đồng nghĩa rằng bạn nên tránh sử dụng nó trong thời kì mang thai.
Formaldehyde
Mặc dù hợp chất hóa học thì không được phân loại trong các danh mục của FDA, rất nhiều các bác sĩ phụ khoa và bác sĩ da liễu thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với chúng. Hãy chỉ sử dụng những loại sơn móng tay được gắn mác “ 3 không” hoặc “ 5 không” nói cách khác là không chứa các chất hóa học. Bác sĩ Engelman cũng cho biết “ sơn móng dạng gel thường có hàm lượng Formaldehyde cao hơn”. Tương tự với các liệu pháp sử dụng Formaldehyde duỗi tóc của người Nhật hay Brazil. Chính vì vậy mà những thợ làm tóc ở các salon cũng có thể gặp những nguy cơ tiềm ẩn. Viện sức khỏe và an toàn lao động cũng cảnh báo rằng làm việc có liên quan tới Formaldehyde có thể dẫn tới các vấn đề về sinh nở hay vô sinh.
Thuốc nhuộm tóc
“ Công thức thành phần được thay đổi một cách thường xuyên khiến chúng ta rất khó để đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn của nó” – bác sĩ Sassoon cho biết. Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên nhuộm tóc trong 12 tuần đầu tiên khi mà thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan và bộ phận của cơ thể. Sau khoảng thời gian đó, thi thoảng bạn cũng có thể nhuộm tóc. “ chỉ một lượng nhỏ chất hóa học được hấp thụ qua da đầu vì vậy các nguy cơ tiểm ẩn sẽ không cao nếu bạn không thường xuyên nhuộm tóc”.
Kem chống nắng hóa học
Các thành phần trong kem chống nắng hóa học thì không được phân loại ở trong các danh mục của FDA nhưng bác sĩ Engelman có lời khuyên rằng bạn chỉ nên sử dụng những thành phần như oxit kẽm và oxit titan. “ Đã có một vài dẫn chứng cho thấy nguy cơ của kem chống nắng hóa học tuy nhiên đến nay vẫn chưa được chứng minh”, bác sĩ Engleman cho biết. “ Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm kem chống nắng vật lí cũng mang lại hiệu quả tương tự mà lại an toàn vậy thì tại sao phải mạo hiểm? “
Quy trình chăm sóc da trong thai kỳ
Dựa trên các khuyến khi phía trên, có lẽ bạn đang phân phân làm sao chúng ta kiểm soát được các lo ngại về các bước chăm sóc da khi mang thai. Đừng lo lắng, vẫn có những cách giúp bạn có được làn da đẹp mà vẫn yên tâm tằng em bé được an toàn. Đây là những điều bạn có thể làm, phụ thuộc vào những lo ngại của bạn (và tất nhiên, đừng bao giờ quên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng):
Tăng sắc tố da khi mang thai
Khi được dùng ở mức độ bình thường, việc tẩy da chết bằng các thành phần tự nhiên như tro núi lửa như sữa rửa mặt White Balloon, giúp làm sáng các vùng da tối màu. Mặc dù bạn có thể cân nhắc sử dụng tẩy da chết vậy lý, song chúng không hiệu quả bằng tẩy da chết hóa học như AHA.
Luôn bôi kem chống nắng ít nhất SPF25 mỗi ngày, không có ngoại lệ! Nhờ vào sự bảo vệ tức thời ngay khi thoa, kem chống nắng vật lý vô cùng xuất sắc trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu nám da. Và nhiều kem nền và phấn nén có chứa thành phần chống nắng vật lý, có thể bổ sung khả năng chống nắng cho da khi bạn trang điểm. Luôn nhớ trong đầu rằng bạn phải bôi kem chống nắng hàng ngày, dù nắng hay mưa và bôi một cách thoải mái.
Hỏi bác sĩ về việc dùng azelaic acid. Đây là thành phần được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai và đã có những nghiên cứu chứng tỏ khả năng cải thiện đốm nâu của azelaic acid.
Rạn da
Rạn da xảy ra trong và sau thai kỳ do da trở nên giãn bất thường trong một khoảng thời gian. Các vết rạn bất thường gây ra do sự đứt gãy trong cấu trúc da gồm collagen và elastin.
Hầu hết phụ nữ đều bị tình trạng rạn da.
Rạn da là một trong những vấn đề về da khó giải quyết nhất vì không có thành phần mỹ phẩm hay sản phẩm nào có thể khiến rạn da biến mất hoàn toàn.
Massage da với các loại serum hoặc dầu thực vật không mùi khi mang thai có thể giúp da đàn hồi hơn và giảm rủi ro về rạn da.
Sau khi đi qua thời kỳ cho con bú, tretinoin có thể giúp cải thiện rạn da đôi chút.
Một số các biện pháp khác có thể được cân nhắc (sau khi sinh con và cho con bú) bao gồm: Intense Pulsed Light (IPL) hay Pulsed Dye Laser (PDL), Trichloroacetic acid (TCA), alpha hydroxy acid (AHA), or beta hydroxy acid (BHA).
Chống lão hóa trong thai kỳ
Tránh các loại retinoids kê toa lẫn các sản phẩm không kê toa có chứa retinol. Nếu bạn thường dùng loại sản phẩm này, hãy cân nhắc chuyển sang serum chống lão hóa không chứa retinol.
Không có lo ngại nào về việc sử dụng những thành phần dược mỹ phẩm phổ biến như vitamin C, niacinamide, peptides, các chất chống oxy hóa và các thành phần giao tiếp tế bào trong thai kỳ được chứng thực.
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da giàu chất chống oxy hóa và chữa lành da được khuyến khích, nhưng hãy nhớ tham vấn bác sĩ của bạn và tuân thủ theo lời khuyên của các bác sĩ.
Mặc dù những thông tin này chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng hy vọng nó đã mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về việc mẹ bầu nên dùng và nên tránh thứ gì. Hơn hết, bạn có thể đạt được mục tiêu chăm sóc da đầy đủ thong thời kỳ mang thai. Một lần nữa, luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn dùng bất kỳ sản phẩm nào khi mang thai, cho dù là loại có kê toa hay không.