Cải thiện văn hóa doanh nghiệp chỉ bằng 10 phút mỗi ngày

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-2-.jpg

Nếu chúng ta học được bất kỳ điều gì từ lịch sử phát triển kinh tế thì đó chính là văn hóa tạo ra sự khác biệt. Văn hóa quan trọng với các quốc gia, và cũng cực kỳ cần thiết trong mỗi doanh nghiệp.

Ben Peterson là người đồng sáng lập và CEO của BambooHR, công ty cung cấp các phần mềm nhân sự trực tuyến hàng đầu bằng cách sử dụng bảng tính thông minh, với các khách hàng là những doanh nghiệp trên toàn cầu.

Trong một bài viết trên Inc, Peterson cung cấp 8 cách thức đơn giản để biến doanh nghiệp thành không gian hạnh phúc nhất trên trái đất.

Ví dụ về Disney, một trong những đế chế truyền thông có giá trị nhất thế giới, Peterson cho rằng nhiều người sẽ thích làm việc tại Disney, nơi có nền tảng tài chính vững mạnh, phúc lợi lớn và đặc biệt là văn hóa của công ty thoải mái đến mức có cảm giác như đang ở nhà.


Để xây dựng cũng như duy trì một nền văn hóa doanh nghiệp như Disney, một startup có thể sẽ nản lòng vì biết bao nhiêu việc phải làm và tập trung như tuyển nhân viên phù hợp, phát triển sản phẩm hay đáp ứng khách hàng, vì vậy sẽ khó có thời gian dành cho việc định hướng văn hoá doanh nghiệp

Theo Peterson, nền văn hóa của doanh nghiệp không được xây dựng chỉ qua một đêm, và thực sự là không thể làm nhanh chóng được, đúng hơn, văn hóa được nuôi dưỡng bằng cách chú ý đến chi tiết nhỏ và đơn giản.

Những chi tiết nhỏ và đơn giản sẽ không mất nhiều thời gian. Dưới đây là 8 ý tưởng có thể thực hiện trong 10 phút mỗi ngày để cấp trên cải thiện văn hóa công ty. Nhằm phát triển văn hóa như thói quen, những ý tưởng dưới đây cần được áp dụng mỗi ngày cho các tháng tiếp theo.

1. Chân thành nói lời cảm ơn

80% số nhân viên sẽ cảm thấy được đánh giá cao và trung thành với công ty khi họ được ghi nhận. Nếu lãnh đạo muốn sự nhận được sự hợp tác, một lời cảm ơn chân thành là đã đi một chặng đường dài trong việc chiếm lòng tin của nhân viên. Nhưng lời cảm ơn cần phải được thể hiện thật tế nhị, chu đáo và cụ thể.

thank-you-post-it-752x483.jpg

Phải mất một vài phút để bạn cảm ơn nhân viên cho một công việc được hoàn thành tốt, trong đó bạn cần cho họ biết lý do tại sao bạn biết ơn họ và chỉ ra một ưu điểm cụ thể mà bạn ngưỡng mộ từ họ.

2. Đâu là giá trị cốt lõi của ngày hôm nay

Vào đầu ngày, hãy dành một phút để xem xét giá trị cốt lõi của công ty và sau đó tập trung vào nó. Sử dụng thời gian còn lại của 10 phút để soạn một email giải thích đến nhân viên giá trị cốt lõi mà bạn muốn tập trung trong ngày.

Đây là cách tuyệt vời để bạn trở nên giá trị và nhắc nhở bản thân tại sao việc làm này lại quan trọng cho sự thành công.

3. Trò chơi

Điều gì khiến mọi người trong phòng làm việc lấy lại cảm hứng, sinh lực và cải thiện tâm trạng khi họ đang buồn chán? Một thử thách cộng với sự vui đùa trong thời gian ngắn từ một trò chơi ngẫu hứng sẽ khiến nhân viên giải tỏa áp lực và nâng cao khả năng xử lý công việc.


Và nếu bạn có thể làm điều này một cách thường xuyên, nó có thể ngăn chặn được sự lo lắng, bất an và thậm chí là cả sự lười biếng.

4. Nói xin lỗi

Bất kỳ một người nào khi sai cũng đều cố bào chữa và vì thế đánh mất đi sự tôn trọng. Nếu bạn đã sai lầm thì không gì hay bằng thẳng thắn nói rằng , “Tôi đã sai”. Nhượng bộ không phải là hạ mình, nhận lỗi không phải là nhục nhã. Việc tự nhận lỗi và xin lỗi sẽ giúp bạn có cảm giác tự hào cùng niềm vui cao thượng.

Khiêm tốn là một đặc điểm phù phiếm mà bất cứ nhân viên nào đều muốn thấy ở người lãnh đạo. Và khi bạn sẵn sàng xin lỗi khi làm sai thì nhân viên sẽ cho bạn điểm cộng về sự khiêm tốn này.

5. Email chia sẻ

Bất cứ khi nào ai đó trong công ty phạm một sai lầm đáng kể, hãy gửi một email cho những người bị ảnh hưởng và các bên liên quan để giải thích những gì đang xảy ra và những giải pháp có thể thực hiện trong tương lai để tránh và khắc phục sai lầm.


Hãy nhìn vấn đề này theo hướng khách quan và hiểu rằng đây chỉ là sự vô ý, từ đó nên rút ra những bài học cần thiết. Bằng cách này, tất cả mọi người sẽ cảm thấy thoải mái chia sẽ quan điểm với nhau, thay vì đổ lỗi hoặc im lặng.

6. Gợi ý thay vì ra lệnh

Owen D. Young là một nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ tại Mỹ. Một nhân viên làm việc cho Young kể lại rằng trong suốt những năm làm việc với nhau, chưa bao giờ anh nghe ông ra lệnh trực tiếp cho bất kỳ ai mà chỉ đưa ra những lời gợi ý.

Chẳng hạn, Young không bao giờ nói “Hãy làm việc này” hay đừng làm việc kia”. Thay vào đó, ông dùng những câu như “Có lẽ anh sẽ muốn xem xét lại vấn đề này” hay “Anh thấy làm thế có được không?”.

Bao giờ ông cũng dành cho người khác cơ hội để nâng cao khả năng làm việc và tự rút ra kinh nghiệm qua những sai lầm của mình. Cách nói trên khiến nhân viên cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng từ đó dẫn tới việc dễ dàng nhận lỗi và tích cực hợp tác.

7. Động não

Hãy dành một vài phút mỗi ngày để suy nghĩ bằng cách nào chúng ta có thể tạo ra văn hóa doanh nghiệp đúng đắn, phù hợp với nền tảng phát triển của công ty. Theo đuổi hướng suy nghĩ này và hãy thể hiện chúng lên trang giấy vì một ý tưởng tốt sẽ trở nên nổi bật cũng như rõ ràng hơn khi bạn viết chúng ra.


Bạn có thể tham khảo ý kiến các cố vấn đáng tin cậy khác hoặc không, nhưng vấn đề là bạn phải thận trọng suy nghĩ về văn hóa mà bạn đang theo đuổi. Có thể không có bất kỳ ý tưởng tốt xuất hiện ngay từ đầu, nhưng nếu bạn làm điều này chăm chỉ, cuối cùng bạn sẽ đến được với một số ý tưởng đột phá và vững chắc. Khó khăn duy nhất trong việc này chỉ là vấn đề thời gian.

8. Đọc

Hầu hết mọi nhân viên trong thời gian rảnh rỗi có thể lướt qua Internet để tìm kiếm thông tin hay chí ít giải trí bằng một bài viết trên mạng. Peterson dành một quãng thời gian trong phòng làm việc để đọc tin tức trên Internet.

Và khi bắt gặp một bài viết hay, liên quan đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp, ông sẽ sao chép nó. Sau đó, ông sẽ tạo ra một thư mục được gọi là “văn hóa công ty”, trong đó có những bài viết, bình luận, rồi gửi chúng đến toàn bộ nhân viên. Thế là, họ đã có chủ đề để thảo luận trong giờ ăn trưa hay giờ nghỉ.

Theo Trí Thức Trẻ​
 
×
Quay lại
Top Bottom