Cải thiện kỹ năng tư duy phản biện

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Tư duy phản biện là nghệ thuật vận dụng lập luận để phân tích ý tưởng, đào sâu hơn tới tiềm năng thực sự của mỗi người. Tư duy phản biện không phải là nghĩ nhiều hơn hay kỹ hơn, mà là nghĩ tốt hơn. Việc hoàn thiện kỹ năng tư duy phản biện sẽ duy trì trí tò mò của bạn suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Tư duy phản biện đòi hỏi tính kỷ luật cao. Lối tư duy này được duy trì dựa trên tổng hòa của quá trình phát triển ổn định, động lực và khả năng nhìn nhận bản thân một cách chân thực nhất ngay cả khi phải đối mặt với những thực tế khó nuốt


Phương pháp 1: Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-1-Version-4.jpg

1.Xem xét lại những nhận định của bản thân

Chúng ta nhận định về hầu hết tất cả mọi thứ. Đó là cách thức não bộ xử lý từng thông tin cụ thể và giúp ta sinh sống mỗi ngày. Nhận định có thể được coi là nền móng của nền tảng phản biện. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu nhận định của bạn sai, hoặc ít nhất không hoàn toàn đúng sự thật? Bạn sẽ cần xây dựng lại nền móng này từ đầu.
Xem xét lại nhận định là như thế nào? Einstein đã từng thắc mắc về một nhận định: liệu các định luật của Newton về chuyển động có thể mô tả chuẩn xác thế giới này hay không? Einstein đã phát triển nền tảng phản biện hoàn toàn mới mẻ để nhìn nhận thế giới, bằng cách mô tả lại suy nghĩ của bản thân về điều đã xảy ra, bắt đầu từ con số không.
Chúng ta có thể xem xét lại những nhận định theo cách tương tự. Vì sao chúng ta cảm thấy cần phải ăn sáng ngay cả khi không đói? Vì sao chúng ta thừa nhận rằng mình sẽ thất bại ngay cả khi chưa thử bắt tay vào làm?
Liệu chúng ta còn mặc nhiên tin vào những nhận định nào mà chúng có thể bị phá vỡ sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn?

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-2-Version-3.jpg

2. Đừng chấp nhận thông tin từ chính quyền cho tới khi bạn trực tiếp kiểm tra thông tin đó

Tương tự như các nhận định, việc tiếp thu thông tin từ chính quyền cũng có thể hữu dụng. Thay vì kiểm tra lại thông tin của người khác, chúng ta thường chia thông tin thành loại có nguồn gốc đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Phương pháp này giúp chúng ta không mất thời gian và công sức kiểm tra lại toàn bộ những thông tin mình tiếp cận. Tuy nhiên, chính điều đó cũng ngăn cản ta tìm hiểu đến tận cùng những thông tin mà ta cho là có nguồn gốc đáng tin cậy, ngay cả khi thông tin đó chưa hẳn đã chuẩn xác. Những thông tin được đăng tải trên tạp chí hoặc vô tuyến không đồng nghĩa với việc chúng phản ánh sự thật.
Tạo dựng thói quen sử dụng bản năng để tìm hiểu các thông tin đáng ngờ. Hãy yêu cầu làm rõ vấn đề khi lời giải thích của ai đó chưa khiến bạn hài lòng. Nếu không đặt câu hỏi, bạn có thể đọc thêm hoặc tự mình kiểm tra tính chính xác của thông tin. Sớm thôi, bạn sẽ trở nên nhanh nhạy khi tự đánh giá thông tin nào cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và thông tin nào là chính xác.

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-3-Version-3.jpg

3. Xem xét mọi thứ

Bạn đã đọc về việc cân nhắc các nhận định cũng như kiểm tra thông tin từ cơ quan chính quyền, giờ là lúc bạn biết mình nên xem xét tất cả mọi thứ. Đặt câu hỏi có lẽ là tinh hoa của tư duy phản biện. Nếu không biết phải hỏi gì hoặc không đưa ra câu hỏi từ đầu, bạn sẽ không thể có câu trả lời. Tìm kiếm câu trả lời một cách thông minh chính là tư duy phản biện.
Cơ chế của sét hòn là gì?
Cá rơi từ trên trời xuống nước Úc như thế nào?
Chúng ta có thể làm điều gì có ý nghĩa để chống lại tình trạng đói nghèo trên toàn cầu?
Chúng ta có thể chấm dứt hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân như thế nào?

Phương pháp 2: Điều chỉnh quan điểm của bản thân

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-4-Version-3.jpg

1. Hiểu rõ định kiến của chính mình

Quan điểm cá nhân có thể mang tính chủ quan, yếu ớt và đầy hằn học. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bậc cha mẹ được tiếp cận thông tin chuẩn xác về mức độ an toàn của vắc-xin lại ít khả năng cho con đi tiêm hoặc uống vắc-xin. Vì sao vậy? Giả thuyết được đưa ra là những vị phụ huynh này chấp nhận thông tin là đúng sự thật, nhưng sự thật đó vẫn ảnh hưởng tới lòng tự trọng của họ một điều quan trọng với phần đông mọi người. Hãy hiểu rõ định kiến của bản thân và những hoàn cảnh mà định kiến ảnh hưởng tới cách thức bạn xử lý thông tin.

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-5-Version-3.jpg

2. Tính trước nhiều bước

Đừng chỉ nghĩ ngắn 1-2 bước, hãy nghĩ xa hơn. Tưởng tượng bạn là đại kiện tướng cờ vua, và bạn đang thi đấu với đối thủ có khả năng nghĩ trước vài chục nước đi cùng hàng trăm thế cờ. Bạn phải đấu trí với người này. Hãy tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra trong tương lai khi bạn giải quyết một vấn đề nào đó.
Jeff Bezos, Giám đốc Điều hành của Amazon.com, là người hiểu rất rõ ích lợi của việc tính trước nhiều bước đi. Ông chia sẻ với Tạp chí Wired vào năm 2011: "Nếu mọi thứ bạn làm đều hướng tới viễn cảnh trong 3 năm tiếp theo, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người. Nhưng nếu bạn sẵn sàng đầu tư vào viễn cảnh trong 7 năm tới, bạn chỉ phải cạnh tranh với một phần nhỏ trong số đó, bởi rất ít công ty dám đầu tư như vậy." Dòng sản phẩm Kindle đã xuất hiện vào năm 2007 sau hơn 3 năm phát triển và hoàn thiện, vào thời điểm mà độc giả của sách điện tử gần như không tồn tại.

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-6-Version-3.jpg

3. Đọc những cuốn sách kinh điển

Không gì có thể sánh bằng sự biến đổi của một cuốn sách tuyệt vời. Dù cuốn sách đó là Moby Dick hay tác phẩm của Philip K. Dick, những áng văn kinh điển có sức mạnh thúc đẩy tranh luận (trong văn học), khai sáng (văn học phi hư cấu) hoặc khơi gợi cảm xúc . Việc đọc không chỉ dành cho “mọt sách”. Elon Musk, “người khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ, chia sẻ rằng ông đã thông thạo về khoa học tên lửa bằng cách "đọc và đặt câu hỏi."

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-7-Version-3.jpg

4. Đặt mình vào vị trí của người khác

Lòng thấu cảm cũng giúp bạn phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Dù là cải thiện chiến thuật đàm phán hay cảm thụ văn thơ tốt hơn, việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ giúp bạn tưởng tượng được động cơ, nguyện vọng và lo lắng của họ. Bạn có thể sử dụng thông tin này như một lợi thế, cải thiện khả năng thuyết phục của bản thân, hoặc đơn thuần trở thành một người tử tế hơn. Thấu cảm không phải là hành động vô cảm.

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-8-Version-3.jpg

5. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện chức năng não bộ

Đặt ra 30 phút mỗi ngày bận rộn để giúp não bộ khỏe khoắn và mạnh mẽ hơn. Có hàng chục cách thức mà bạn có thể áp dụng, dưới đây chỉ là một vài ý tưởng:
Giải quyết một vấn đề mỗi ngày. Dành chút thời gian tìm kiếm vấn đề và thử giải quyết chúng.Vấn đề này có thể trên lý thuyết hoặc là vấn đề cá nhân.
Sắp xếp thời gian tập thể dục đều đặn. 30 phút cho bài tập aerobic ngắn ngủi như một chuyến đi dạo quanh khu phố có thể hỗ trợ cải thiện chức năng não bộ.
Ăn đúng loại thức ăn. Quả bơ, việt quất, cá hồi hoang dã, các loại hạt và gạo lứt có vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của não bộ.

Phương pháp 3: Thực hiện tất cả các bước trên

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-9.jpg

1. Hiểu rõ những lựa chọn của bản thân

Vì lý thuyết thông thường có thể lỗi thời sau một thời gian dài, hiểu biết về lựa chọn của bản thân sẽ có ích khi bạn muốn áp dụng kỹ năng tư duy phản biện để hành động. Liệt kê toàn bộ các lựa chọn, sau đó cân nhắc từng lựa chọn một.

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-10.jpg

2. Ở bên cạnh những người thông minh hơn bạn

Bạn muốn là chú cá lớn trong ao nhỏ bởi điều đó khiến cái tôi của bạn hài lòng. Hãy vứt bỏ cái tôi đó đi. Nếu thực sự muốn học hỏi, trở nên giỏi giang hơn và phát triển kỹ năng tư duy phản biện, hãy giao du với những người thông minh hơn bạn. Chính những người đó cũng đang làm thân với những người thông minh hơn họ, và bạn cũng có thể chắc chắn rằng sự thông minh ở họ sẽ lan tỏa tới góc nhìn của bạn.

aid196877-v4-728px-Improve-Critical-Thinking-Skills-Step-11.jpg

3. Thất bại cho tới khi bạn thành công

Đừng sợ hãi khi đối mặt với thất bại. Thất bại là cách thức để nhận ra điều gì không đem lại hiệu quả. Tận dụng thất bại bằng cách rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Một suy nghĩ hoang đường nhưng rất phổ biến là những người thành công không bao giờ thất bại, sự thật là họ thất bại cho tới khi thành công, và thành công của họ là thứ duy nhất mà mọi người thấy được.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top Bottom