Cách viết thông báo

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
1. Xây dựng bố cục thông báo:

Bản thông báo cần có các yếu tố:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo.

- Tên cơ quan thông báo.

- Tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung.

- Nội dung thông báo.

- Ký đóng dấu cơ quan.

- Nơi nhận.

2. Cách viết nội dung thông báo:

- Có thể chia các thông báo có nhiều nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.

Trong thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản. Loại thông báo nhằm giới thiệu các đạo luật hay chủ trương, chính sách thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó trước khi nêu những nội dung khái quát.

- Thông báo cho các thí sinh trúng tuyển biết để tập trung dự khóa học đúng thời gian, địa điểm. Ngoài ra phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao kiểu công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.

- Phần đại diện ký thông báo: không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực trên như: phòng giáo vụ, đào tạo ở các trường, văn phòng hay phòng tổ chức, phòng hành chính... ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.


(Theo Cẩm Nang Thư Ký)
 

Đính kèm

Thông báo về việc thông báo các thông báo.
Chúng tôi xin thông báo: các thông báo sẽ được thông báo hàng ngày từ 9h sáng đến 9h tối. Vậy xin thông báo để mọi người thường xuyên xem các thông báo và nắm bắt kịp thời nội dung các thông báo mà chúng tôi thông báo...
 
×
Quay lại
Top Bottom