hotrothuctap
Thành viên
- Tham gia
- 17/2/2022
- Bài viết
- 0
Chọn đề tài kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH
Nếu bạn đang loay hoay chưa biết cấu trúc của một bài báo cáo/khoá luận ra sao, chọn đề tài gì cho bài báo cáo/khoá luận của mình, bạn mong muốn được đạt được điểm như mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đặt ra và hoàn thành tốt báo cáo của mình các bạn cần có kiến thức cơ bản, kỹ năng chuyên môn và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình. Hôm nay mình xin chia sẻ cho các bạn một chút kỹ năng khi làm một bài báo cáo/khoá luận đạt hiệu quả cao nhé!Để hoàn thành một bài báo cáo thì điều quan trọng nhất là các bạn phải hiểu về doanh nghiệp các bạn lựa chọn để viết báo cáo ( Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp xây lắp,..) để chọn đề tài cho phù hợp.
Ví dụ: Các bạn không thể chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” nếu đơn vị bạn thực tập là công ty thương mại hoặc một số bạn đã chọn đúng đề tài phù hợp với đơn vị thực tập nhưng lại không biết lựa chọn chứng từ gì cho phù hợp để đưa vào bài báo cáo.
Vì vậy lựa chọn đề tài kế toán là bước rất quan trọng để dẫn đến kết quả cao của một bài kế toán.
“Kế toán tài sản cố định tại công ty” là đề tài được đánh giá là khá khó trong quá trình hạch toán kế toán, các bạn được phân công đề tài này thường không biết mình cần trình bày những nội dung gì, diễn đạt ra làm sao để thầy/cô hiểu được ý hiểu của mình. Vậy hôm nay các bạn cùng mình tìm hiểu nhé.
Cách viết đề tài kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH
Tuỳ thuộc vào yêu cầu của trường mà nội dung của một bài báo cáo/khoá luận có thể gồm 3 hoặc 4 chương. Tuỳ theo yêu cầu của trường và tuỳ theo bạn làm báo cáo thực tập hay khoá luận (chuyên đề, luận văn) mà các bạn sắp xếp nội dung cho phù hợp nhé.Ở đây mình sẽ hướng dẫn theo hướng làm báo cáo thực tập bao gồm 3 phần: Chương 1: Giới Thiệu về đơn vị thực tập, Chương 2: Thực trạng hoạt động kế toán tài sản cố định tại công ty, Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.
– Thông tin chung về công ty: Trong phần này các bạn nên trình bày ngắn gọn về tên công ty, địa chỉ và trụ sở, mã số thuế, vốn điều lệ, ngành nghề kinh hoạt,..( Theo giấy phép đăng ký kinh doanh). Lịch sử hình thành và phát triển tóm lược các dấu mốc quan trọng của Công ty, phần này có thể linh động thêm phần chức năng, nhiệm vụ của công ty.
– Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh: Trong mục này các bạn cần nêu đặc điểm kinh doanh của công ty trước, sau đó vẽ quy trình mô tả quy trình sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quan sát thực tế tại đơn vị
– Tổ chức bộ máy quản lý: Phần này các bạn nên mô tả đúng với tình hình tại đơn vị, có một số bạn mắc lỗi sai cơ bản
Ví dụ: Nếu đơn vị của các bạn là công ty TNHH 2 thành viên thì trong bộ máy quản lý không thể có hội đồng quản trị mà hội đồng quản trị ở công ty Cổ phần, thay vào đó phải là hội đồng thành viên
Sau khi đã mô tả xong bộ máy quản lý các bạn nêu chức năng, nhiệm vụ của từng người trong từng bộ phận tại công ty.
– Tổ chức bộ máy kế toán: Đối với phần này thông thường giáo viên yêu cầu các bạn nêu mô hình kế toán tại doanh nghiệp, vẽ sơ đồ và nêu chức năng cũng như nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán. Một ý nữa cần nêu trong mục này là các bạn trình bày hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị ( các bạn vẽ sơ đồ và giải thích để đạt điểm tối đa nhé) và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty ( Niên độ kế toán, kỳ tính thuế, đơn vị tiền tệ sử dụng, chính sách kế toán đối với TSCĐ, đối với hàng tồn kho, đối với các khoản nợ phải thu, đối với hàng tồn kho,…)
Phần giới thiệu không cần dài thông thường khoảng 7-15 trang (hoặc tuỳ theo yc của trường).
– Phân loại tài sản cố định hữu hình tại công ty: Trình bày các cách phân loại TSCĐHH tại đơn vị, tuỳ thuộc vào đơn vị mà các bạn thực tập mà tài sản cố định được phân loại như sau:
+ Phân theo hình thái biểu hiện: từng loại bao gồm những tài sản gì, số lượng, giá trị cụ thể là bao nhiêu?
+ Phân theo nguồn hình thành: tài sản tại đơn vị được hình thành từ những nguồn nào, giá trị của TSCĐ theo từng nguồn ….
+ Phân theo mục đích sử dụng: TSCĐ tại đơn vị đang tham gia vào các lĩnh vực nào, nêu rõ các loại tài sản sử dụng trong từng lĩnh vực; giá trị mỗi loại ….
Sau đó khái quát toàn bộ TSCĐHH sử dụng tại đơn vị qua Sổ tài sản cố định của đơn vị. Trên sổ này trình bày tất cả TSCĐ đang sử dụng tại đơn vị theo các cách phân loại khác nhau và giá trị của từng loại.
– Đánh giá tài sản cố định hữu hình: Đánh giá tài sản là khâu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, các bạn cần tìm hiểu rõ cách đánh giá nguyên giá của tài sản để ghi nhận tài sản theo giá trị hợp lý nha:
+ Trình bày công thức, lấy ví dụ minh họa cho từng trường hợp cụ thể
+ Tài sản cố định hữu hình do mua sắm: Nguyên giá của TSCĐHH hình thành trong trường hợp này bao gồm những nội dung gì? (giá mua, chi phí liên quan…)
+ Tài sản cố định hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành: Nguyên giá TSCĐHH hình thành do tự xây dựng, do giao thầu tính toán như thế nào bao gồm những chi phí gì?
+ Tài sản cố định nhận góp vốn: nguyên giá TSCĐ nhận góp vốn của các thành viên hoặc cổ đông được xác định như thế nào?
+ Tài sản được cấp phát biếu tặng nguyên giá được xác định như thế nào?
+ Tài sản hình thành do các nguyên nhân khác.
Lưu ý: Tuy thuộc vào thời gian các bạn viết báo cáo, nếu đơn vị có phát sinh nghiệp vụ mua mới tài sản cố định thì phản ánh, nếu không có thì có thể bỏ qua
– Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hữu hình: Trình bày phương pháp tính khấu hao cho từng loại tài sản TSCĐ tại đơn vị,viết công thức,
Ví dụ: Bạn có thể lấy ví dụ minh họa và trình bày cách lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ Chứng từ và thủ tục kế toán ban đầu: Với mỗi trường hợp tăng, giảm TSCĐHH cụ thể tại đơn vị các bạn trình bày đầy đủ các chứng từ sử dụng, cách thức lập (đưa ra mẫu chứng từ có đầy đủ số liệu thực tế để minh họa) và Các loại chứng từ đó phản ánh gì
+ Chứng từ thủ tục kế toán tăng tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hình thành do mua sắm: Bao gồm những chứng từ gì? (Giấy báo giá của nhà cung cấp, Hợp đồng mua bán, Hóa đơn Giá trị gia tăng hoặc Hóa đơn mua hàng, Hóa đơn các dịch vụ lắp đặt, vận chuyển, Biên bản bàn giao tài sản cố định, Hồ sơ kỹ thuật của tài sản ….). Trình bày cụ thể từng loại chứng từ, cách thức lập và sử dụng cho công tác kế toán.
- Tài sản cố định hữu hình hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành: Bao gồm những chứng từ gì? (Biên bản giao thầu, Hợp đồng xây dựng, Hóa đơn GTGT, Biên bản bàn giao TSCĐ, các chứng từ có liên quan khác…)
- Tài sản cố định nhận góp vốn: Bao gồm những chứng từ gì? (Biên bản giao nhận tài sản cố định góp vốn liên doanh, liên kết, chứng từ phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến việc giao nhận và đưa TSCĐ vào sử dụng…)
- Tài sản được cấp phát, biếu tặng….
- Tài sản hình thành do các nguyên nhân khác…
+ Giảm do thanh lý: Các chứng từ kế toán thanh lý TSCĐHH bao gồm những chứng từ gì? (Biên bản thanh lý TSCĐ, Hóa đơn bán hàng hoặc Hóa đơn GTGT…)
+ Giảm do nhượng bán: Bao gồm những từ nào? (Biên bản nhượng bán TSCĐ, Hóa đơn bán hàng hoặc Hóa đơn GTGT, các chứng từ phản ánh các chi phí phát sinh khác….)
+ Giảm do góp vốn,trả lại vốn góp
+ Giảm do những nguyên nhân khác
– Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại bộ phận sử dụng: Căn cứ các chứng từ tăng, giảm TSCĐ trình bày cách mở và ghi chép theo dõi từng loại tài sản cố định trên các Sổ chi tiết, hoặc Thẻ chi tiết TSCĐ tại các bộ phận sử dụng. Mô tả cụ thể cách thức phản ánh từng nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa TSCĐ trên các Sổ hoặc Thẻ chi tiết TSCĐ và minh họa cụ thể.
– Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại phòng kế toán: Căn cứ từ các Sổ hoặc Thẻ chi tiết TSCĐ trình bày cách mở và ghi chép theo dõi tất cả các loại TSCĐ đang sử dụng tại đơn vị trên Sổ TSCĐ,minh họa cụ thể.Cách thức đối chiếu kiểm tra số liệu chi tiết của từng loại TSCĐ trên Sổ và Thẻ chi tiết TSCĐ với Sổ TSCĐ của kế toán.
Lưu ý: Để bài báo cáo/khoá luận đạt điểm cao các bạn nên xin các chứng từ sau: Các chứng từ tăng, giảm TSCĐ (Hóa đơn GTGT, Hóa đơn vận chuyển, lắp đặt, Hợp đồng giao thầu, Hợp đồng xây dựng, Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Hợp đồng sửa chữa TSCĐ….) thu thập tại bộ phận kế toán TSCĐ hoặc tại các bộ phận phụ trách xây dựng cơ bản, bộ phận quản trị hành chính của đơn vị. Sổ (thẻ ) chi tiết TSCĐ tìm hiểu tại các bộ phận sử dụng (các phân xưởng, bộ phận sản xuất,các phòng ban….). Sổ TSCĐ của toàn đơn vị hoặc Thuyết minh báo cáo tài chính tìm hiểu tại phòng kế toán. Bảng phân bổ và tính khấu hao TSCĐ tại phòng kế toán
– Tài khoản sử dụng: Trình bày các tài khoản sử dụng kế toán TSCĐHH tại đơn vị (TK 211,214), chỉ nêu những đặc thù riêng khi sử dụng TK này tại đơn vị và cách mở các tài khoản chi tiết của TK 211.
– Kế toán biến động tăng TSCĐHH: Căn cứ từ các chứng từ phản ánh tăng tài sản cố định trình bày cách kế toán các nghiệp vụ tăng tài sản cố định trên các số tổng hợp sử dụng tại đơn vị (tùy theo từng hình thức sổ áp dụng, mô tả cách ghi chép và kế toán các nghiệp vụ phát sinh từ các kế toán vào các sổ tổng hợp của từng hình thức như: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Bảng kê, Nhật ký chứng từ, Sổ cái các tài khoản ….)
+ Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm: Từ các chứng từ phản ánh tăng TSCĐ kể trên, kế toán định khoản và ghi vào sổ nào, sau đó chuyển số liệu vào sổ nào và cuối cùng là chuyển vào sổ cái TK 211, trình bày gắn liền với minh họa trên các mẫu sổ có đầy đủ số liệu thực tế. Các nghiệp vụ khác trình bày tương tự.
+ Kế toán tăng TSCĐHH do xây dựng cơ bản hoàn thành
+ Kế toán tăng TSCĐHH nhận góp vốn
+ Kế toán tăng TSCĐHH được cấp phát,biếu tặng
+ Kế toán tăng TSCĐHH hình thành do các nguyên nhân khác
– Kế toán biến động giảm TSCĐHH: Phần này các bạn trình bày tương tự như phần tăng
+ Kế toán giảm do thanh lý
+ Kế toán giảm do nhượng bán
+ Kế toán giảm do góp vốn, trả lại vốn góp
+ Kế toán giảm do những nguyên nhân khác
+ Kế toán khấu hao TSCĐHH
Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trình bày cách kế toán chi phí khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng và ghi chép vào các sổ kế toán có liên quan.
– Kế toán sửa chữa TSCĐHH: Trình bày cụ thể các trường hợp tiến hành sửa chữa TSCĐ tại đơn vị,các chừng từ kế toán sửa chữa (Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành, Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa hoàn thành, Hợp đồng sửa chữa thuê ngoài…) cách thưc ghi chép vào sổ sách có liên quan đến nghiệp vụ này.
+ Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ
+ Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
+ Kế toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ
Lưu ý: Các bạn chọn chứng từ phù hợp với nghiệp vụ giảm nhé ( Ví dụ: Phiếu chi, hoá đơn GTGT,..)
Tuỳ thuộc vào hình thức ghi sổ mà các bạn đã trình bày ở mục 1 mà lựa chọn việc ghi sổ cho phù hợp
Ví dụ: Hình thức Nhật ký chung: Nhật ký chung, sổ cái TK 211,213,214,241
Chương 2 này là phần quan trọng nhất, vậy nên số trang cũng nhiều nhất. Tuỳ vào yc của trường thì trung bình khoảng 25-35 trang là phổ biến bao gồm cả chứng từ sổ sách
– Nhận xét chung về Công tác kế toán tại đơn vị thực tập: Trong phần này các bạn cần nêu những yêu điểm, nhược điểm của đơn vị thực tập ( Về hình thức kế toán, về chế độ sổ kế toán, về việc sử dụng chứng từ, tài khoản kế toán,..)
– Nhận xét về công tác kế toán tài sản cố định tại đơn vị và đề xuất kiến nghị: yêu cầu phần này các bạn nêu yêu điểm và nhược điểm trong công tác hạch toán toán toán tài sản cố định ( Ví dụ: Về việc ghi nhận nguyên giá tài sản cố định, đánh giá tài sản khi thanh lý, Cách tính khấu hao tài sản cố định,.. ). Từ đó đưa ra kiến nghị phù hợp với những hạn chế nêu trên.
Phần này ngắn nhất trong bài chỉ cần khoảng 5 trang. Nếu có phần giải pháp thì khoảng 7-10 trang
Trên đây là những chia sẻ của cá nhân mình, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn.
Mình share cho bạn về mẫu đề cương kế toán tài sản cố định tương ứng với hướng dẫn này để bạn dễ hình dung và có thể làm theo một cách dễ dàng
Dịch vụ thuê viết báo cáo thực tập uy tín
Nếu bạn thấy công việc này quá khó và cần giúp đỡ thì hãy liên hệ với chúng tôi, Dịch vụ thuê viết báo cáo thực tập uy tín, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành tốt nhất. Cam kết được duyệt và nộp hoàn chỉnh lên trường. Chúng tôi hỗ trợ tất cả các ngành học ngoài kế toán như: Kiểm toán, QTKD, Tài Chính, Luật, Ngôn Ngữ Anh, Du Lịch, Marketing, Nhân sự, XNK, Dược, Nhà hàng – Khách sạn, ….Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ dấu mộc thực tập thì cũng liên hệ bên mình theo Zalo: 0352.301.555 để được đội ngũ tư vấn bên mình hỗ trợ tốt nhất.
Chúc các bạn thành công!
Một số feedback dịch vụ bên mình: