- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Bạn đã từng nghĩ rằng trí nhớ của mình quá tệ, nghi ngờ về khả năng của chính mình? Đừng quá bi quan, có thể là do bạn chưa biết cách phát triển tận dụng khả năng mà bộ não có thể mang lại cho bạn. Nếu áp dụng những phương pháp trong cuốn “Make the Most of Your Mind” của Tony Buzzan và áp dụng những phương pháp ông đưa ra, mọi chuyện sẽ khác biệt.
Hiểu biết về bộ não.
Trong cơ thể cong người, bộ não – chính là bộ phận hoạt động nhiều nhất, từng giây từng phút, ngay cả lúc ngủ bộ não vẫn hoạt động. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết cơ bản về bộ não. Sau đây chúng ta sẽ một phần nào giải mã bí ẩn liên quan đến bộ não – quà tặng tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
2000 năm trước, con người hoàn toàn chưa biết gì về bộ não của mình. Trước thời Hi Lạp cổ, con người cho rằng ý thức ko tồn tại trong bản thân con người. Nó là một dạng vật chất giống như hơi, khí tồn tại ngoài tự nhiên ….
Thời Hi Lạp cổ cũng không có tiến triển gì. Aristot (bộ óc vĩ đại nhất thời bấy giờ, người khai sinh ra khoa học hiện đại) cho rằng trung tâm của mọi suy nghĩ, tình cảm nằm ở trái tim.
Mãi cho đến thời phục hưng, con ng mới biết rằng trung tâm mọi suy nghĩ, tình cảm nằm ở bộ não, nhưng bộ não vẫn là một điều bí ẩn.
Năm 1930s, 1940s, đầu năm 1950s con người cho rằng bộ não hoạt động như một máy tính đơn giản vào thời đó, đơn giản chỉ là cho dữ liệu vào một cái hộp, xử lý vài thao tác đơn giản và lấy kết quả ra.
Mãi đến thời gian gần đây mới có những đột phá trong việc nghiên cứu bộ não (giải phẫu học, kính hiển vi điện tử ra đời), làm thay đổi nền tảng giáo dục và tâm lý học (phương pháp giáo dục toàn diện, kích thích cả 2 bán cầu não phát triển; sử dụng bản đồ tư duy để giải quyết vấn đề).
Các nhà khoa học khẳng định rằng khả năng của bộ não vượt xa hơn rất nhiều so với những gì người ta đã từng nghĩ trước đó.
Bán cầu não trái và phải.
Có lẽ chúng ta đều biết bộ não được chia thành 2 bán cầu trái và phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết 2 bán cầu não này có thể hoạt động như 2 bộ não riêng biệt. Mỗi bán cầu đảm nhận những chức năngriêng của nó: bên phải phục vụ cho những hoạt động nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, trí tưởng tượng … và bên trái phục vụ cho những hoạt động như tính toán, lo gic …
Nếu chỉ được đào tạo để sử dụng 1 bán cầu não, khả năng hoạt động bán cầu còn lại là rất kém. Và rất tiếc trong thực tế hầu hết chỉ được đào tạo để sử dụng bán cầu não trái, khả năng sử dụng bán cầu não phải trong các lĩnh vực âm nhạc, hội họa và tưởng tượng là rất kém. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sáng tạo của chúng ta. 1 điều đáng lưu ý là mỗi người có thể luyện tập để sử dụng cả 2 bán cầu não.
Khi 2 bán cầu não phối hợp hoạt động với nhau, hiệu quả của bộ não sẽ tăng lên rất nhieuf. Lúc này 1+1 không phải =2 mà là 5,6,7 hoặc hơn thế nữa. Điều này đã được minh chứng rõ ràng trong lịch sử, những trí tuệ được coi là vĩ đại nhất là những người biết tận dụng khả năng của cả 2 bán cầu não
Nghệ sỹ và nhà khoa học.
Các nhà khoa học vỹ đại nhất thường cũng là những nghệ sỹ có tài và ngược lại, bởi vì học biết cách phát triển cả 2 bán cầu não một cách cân đối.
Anhxtanh được xem là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, không chỉ là một người mà trong đầu chỉ toàn những công thức toán học, vật lý. Ngoài ra ông còn là một tay violon rất cừ. Tài liệu cho rằng, ông đã trượt môn toán thời trung học và suýt bị đuổi khỏi trường đại học vì suốt ngày mơ mộng. Theo như anhxtanh, ông phát hiện ra thuyết tương đối vĩ đại của mình khi ông đang nằm hóng mát trên 1 ngọn đồi, ngắm nhìn những tia nắng mặt trời và tưởng tượng nếu du hành vũ trụ trên những tia nắng mặt trời thì sẽ ra sao? Sau đó ông mới quay lại bàn làm việc, sử dụng những công thức toán học và vật lý để phát triển học thuyết của mình. => Sự kết hợp giữa 2 bán cầu não của anhxtanh đã cho ra đời học thuyết vĩ đại nhất của mọi thời đại. Nếu ông chỉ suốt ngày cặm cụi bên bàn làm việc với những công thức này nọ, không sử dụng đến trí tưởng tượng của bán cầu não phải, chắc hẳn thế giới sẽ chẳng bao giờ có thuyết tương đối.
Một minh chứng khác là Leonardo da vinci, người đàn ông được coi là hoàn mỹ nhất mọi thời đại. Dĩ nhiên, ông là một nghệ sỹ thiên tài với 2 tác phẩm hội họa cực nổi tiếng: Monna lisa và The Last Supper; nhưng ông còn là một nhà toán học, kiến trúc sư, nhà chiến lược quân sự, nhà phát minh (ý tưởng về máy bay, robot, mind map đã được tìm thấy trong những bức họa của ông…). Có thể nói Leonardo da vinci là thiên tài trong mọi lĩnh vực.
hãy phát triển bộ não một cách cân đối.
Cấu trúc của bộ não.
Hàng thế kỷ, bộ não đơn thuần được xem như một khối màu xám. Cùng với sự phát triển của kính hiển vi, các nhà khoa học phát hiện rằng bộ não được cấu tạo bởi khoảng 10 tỉ nơ ron thần kinh (ban đầu người ta cho rằng người càng nhiều nơ ron thần kinh thì càng thông minh, tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm). Hơn nữa, mỗi nơ ron thần kinh lại như một con bạch tuộc, có nhiều xúc tua, mỗi xúc tua lại có một vài mấu nối đến ít nhất một mấu khác bởi các mạch máu. Theo như giáo sư Anokhin: Bộ não người = hàng tỉ nơ ron thần kinh + 10 triệu kilomet mạch máu.
Để dễ hình dung sự phức tạp của bộ não, người ta đã đưa ra một so sánh thú vị: Sự phức tạp của hệ thống viễn thông trên toàn thế giới tương đương với độ phức tạp của một phần bộ não to bằng hạt đậu. Hay so với một máy tính có tốc độ 400 triệu phép tính / giây phải mất 100 năm mới thực hiện xong công việc mà bộ não thực hiện trong 1 phút.
=> Tiềm năng của bộ não là vô hạn.
Bí mật về trí nhớ.
Quá trình hình thành trí nhớ trải qua 2 giai đoạn: Retention (sự ghi nhớ) và Recall (sự hồi tưởng). Retention là quá trình lưu giữ thông tin vào trong bộ não, còn recall là quá trình lấy ra thông tin cần thiết vào một thời điểm nhất định.
Có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng bộ não có khả năng ghi nhớ gần như toàn bộ những gì nó tiếp xúc trong một thời gian rất dài. Như vậy một người có trí nhớ kém chủ yếu là do khả năng recall của họ kém.
Retention Evidence.
1. Near-Death experiences (cận kề cái chết): Rất nhiều người khi đối mặt với tử thần (chết lâm sàng), sau khi vượt qua khỏi đã kể lại rằng gần như toàn bộ cuộc đời họ, những gì đã xảy ra với họ đã trở lại, hiện diện rõ ràng trong đầu, không thiếu một chi tiết (giờ mới hiểu sao trong phim thấy nhiều cảnh này vậy )
2. Conversation: Bởi vì những cuộc đàm thoại diễn ra quá phổ biến nên người ta không để ý đến quá trình rất phức tạp đang diễn ra khi chúng ta đàm thoại. Khi chúng ta nghe người khác nói, bộ não thực hiện quá trình ghi nhớ và hồi tưởng rất nhanh, kiểm tra trong bộ nhớ mọi từ mà người khác nói ra, so sánh với mọi thời điểm trước đó xem điều này đã được trình bày hay chưa, phải hiểu ý người khác nói trong hoàn cảnh cụ thể như thế nào, phải đáp lại ra sao …. Tốc độ và sự tinh vi của quá trình này tuyệt vời đến nỗi thậm chí chúng ta còn không để ý đến sự tồn tại của nó.
3.Dreams: Nhiều người đã trải qua những giấc mơ mà trong đó những nhân vật và tình huống xuất hiện sau khi họ đã quên nó trong một thời gian rất dài, có thể là hàng chục năm. Đó là giấc mơ về thời còn đi học hoặc thậm chí về những người bạn thơ ấu. Điều ngạc nhiên là những giấc mơ đó có thể rõ ràng và chi tiết đến mức như mới xảy ra ngay ngày hôm qua.
4. Hypnosis (Sự thôi miên): Nhờ vào những nhà thôi miên tài năng, con người có khả năng mở khóa kho trí nhớ của họ, giải phóng toàn bộ trí nhớ mà vì một lý do gì đấy mà họ không thể nhớ lại được (tai nạn). Và một khi đã được giải phóng, những gì họ nhớ lại gần như chính xác 100%. Điều này chứng tỏ khả năng ghi nhớ là vô hạn, vấn đề là chúng ta có thể gợi lại những gì đã lưu trong bộ não hay không.
5. Famous Memorizers: Một người có trí nhớ hoản hảo nhất thế giới, một người Nga, là ‘S’. Trí nhớ của anh ta đỉnh đến nỗi nếu có ai đó hỏi anh ta một điều gì đã xảy ra vào một ngày cụ thể 15 năm trước, anh ta sẽ hỏi bạn: vào mấy giờ? Nhà tâm lý học người Nga Luria nghiên cứu ‘S’ nhiều năm đã khẳng định rằng khi nhỏ tuổi, bỗng nhiên ‘S’ có khả năng kỳ lạ: có thể ghi nhớ tất cả những gì xảy ra trong đời anh ta. Ngoài khả năng kỳ diệu của mình, ‘S’ hoàn toàn là một người bình thường như những người khác.
Recall – How it works?
5 yếu tố chính hỗ trợ khả năng hồi tưởng:
1. Primacy (sự ưu tiên): Trong một chuỗi sự kiện, những sự kiện diễn ra đầu tiên có xu hướng được nhớ lại tốt hơn so với những sự kiện tiếp theo.
2. Recency (tính mới mẻ): Trong một chuỗi sự kiện, những sự kiện diễn ra gần đây nhất sẽ được nhớ lại dễ dàng nhất.
3. Linking (mối liên kết): Những sự kiện có mối liên hệ với nhau sẽ được nhớ lại dễ dàng hơn.
4. Outstandingness (sự nối bật): Những sự kiện nổi bật, mới lạ, vô lý, gây ấn tượng mạnh sẽ khắc sâu vào tâm trí hơn.
5. Review (ôn lại): Và dĩ nhiên, một điều chắc chắn giúp ích cho trí nhớ đó là ôn tập lại những gì mình muốn ghi nhớ một cách thường xuyên.
Áp dụng.
1. Primacy và recency: Chia khoảng thời gian học ra thành nhiều khoảng nhỏ. Ví dụ thời gian học buổi sáng là 4 tiếng, chia ra thành nhiều khoảng 10-45 phút tùy theo độ khó của vấn đề nghiên cứu. Như vậy khoảng thời gian ở giữa (khoảng thời gian học kém hiệu quả) sẽ ít hơn.
2. Review: Trí nhớ được chia làm 2 loại: dài hạn và ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn có nghĩa là chúng ta chỉ có thể nhớ được vấn đề trong một thời gian ngắn: 1 lúc, 1 ngày hay 1 tuần. Trí nhớ dài hạn nghĩa là ta có thể nhớ được vấn đề gần như mãi mãi. Mọi thứ đều có thể chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, miễn là ta review nó một cách hợp lý. Để đảm bảo chúng ta không quên, việc ôn tập phải được sắp xếp hợp lý. Quy trình đó là: 10’, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 4 tháng. Sau lần ôn tập cuối cùng ở tháng thứ 4 này, mọi thứ sẽ được đưa và trí nhớ dài hạn.
3. Linking and outstandingness: Chúng ta phải liên kết những thứ cần ghi nhớ với nhau và sử dụng mọi sự phóng đại có thể để làm nổi bật một vấn đề. Ví dụ một người cần phải gọi cho một đối tác khác về bản hợp đồng ngay sau khi anh ta đến văn phòng, sau đó phải gọi điện cho vợ, gửi mail trả lời một lời mời ăn trưa, chuyển khoản ngân hàng để trả những hóa đơn, đặt vé máy bay; phải gặp một nhà sản xuất chương trình truyền hình vào buổi chiều; và cuối cùng là mua 1 chai rượu, thức ăn và giấy ăn trên đường về nhà, anh ta có thể nhớ tất cả những việc đó bằng cách tưởng tượng như sau: “Chui ra từ một đầu của chiếc điện thoại (giống như thần đèn chui ra từ chiếc đèn) là bạn hàng của anh ta, tay cầm bản hợp đồng, ở đầu kia của chiếc điện thoại, vợ anh ta xuất hiện, đang chơi trò tung hứng với những hạt đậu và sau đó lau một chai rượu bằng một tờ giấy ăn. Tất cả những thứ anh ta nhìn thấy được xuất hiện trên màn hình ti vi. Và để nhớ đến cuộc hẹn ăn trưa, anh ta có thể tưởng tượng ra một bữa ăn thịnh soạn đặt trên chốc chiếc ti vi; cuối cùng là rất nhiều hóa đơn rơi xuống từ một chiếc máy bay đang bay trên đầu”.
Có thể bạn cho rằng đây là một ví dụ buồn cười và lố bịch, nhưng đảm bảo một điều rằng bạn sẽ nhớ ví dụ này rất lâu, mặc dù nó chẳng liên quan gì đến bạn.
=> Hãy áp dụng tốt 5 yếu tố hỗ trợ recall trên, trí nhớ của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Hiểu biết về bộ não.
Trong cơ thể cong người, bộ não – chính là bộ phận hoạt động nhiều nhất, từng giây từng phút, ngay cả lúc ngủ bộ não vẫn hoạt động. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết cơ bản về bộ não. Sau đây chúng ta sẽ một phần nào giải mã bí ẩn liên quan đến bộ não – quà tặng tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
2000 năm trước, con người hoàn toàn chưa biết gì về bộ não của mình. Trước thời Hi Lạp cổ, con người cho rằng ý thức ko tồn tại trong bản thân con người. Nó là một dạng vật chất giống như hơi, khí tồn tại ngoài tự nhiên ….
Thời Hi Lạp cổ cũng không có tiến triển gì. Aristot (bộ óc vĩ đại nhất thời bấy giờ, người khai sinh ra khoa học hiện đại) cho rằng trung tâm của mọi suy nghĩ, tình cảm nằm ở trái tim.
Mãi cho đến thời phục hưng, con ng mới biết rằng trung tâm mọi suy nghĩ, tình cảm nằm ở bộ não, nhưng bộ não vẫn là một điều bí ẩn.
Năm 1930s, 1940s, đầu năm 1950s con người cho rằng bộ não hoạt động như một máy tính đơn giản vào thời đó, đơn giản chỉ là cho dữ liệu vào một cái hộp, xử lý vài thao tác đơn giản và lấy kết quả ra.
Mãi đến thời gian gần đây mới có những đột phá trong việc nghiên cứu bộ não (giải phẫu học, kính hiển vi điện tử ra đời), làm thay đổi nền tảng giáo dục và tâm lý học (phương pháp giáo dục toàn diện, kích thích cả 2 bán cầu não phát triển; sử dụng bản đồ tư duy để giải quyết vấn đề).
Các nhà khoa học khẳng định rằng khả năng của bộ não vượt xa hơn rất nhiều so với những gì người ta đã từng nghĩ trước đó.
Bán cầu não trái và phải.
Có lẽ chúng ta đều biết bộ não được chia thành 2 bán cầu trái và phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết 2 bán cầu não này có thể hoạt động như 2 bộ não riêng biệt. Mỗi bán cầu đảm nhận những chức năngriêng của nó: bên phải phục vụ cho những hoạt động nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, trí tưởng tượng … và bên trái phục vụ cho những hoạt động như tính toán, lo gic …
Nếu chỉ được đào tạo để sử dụng 1 bán cầu não, khả năng hoạt động bán cầu còn lại là rất kém. Và rất tiếc trong thực tế hầu hết chỉ được đào tạo để sử dụng bán cầu não trái, khả năng sử dụng bán cầu não phải trong các lĩnh vực âm nhạc, hội họa và tưởng tượng là rất kém. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sáng tạo của chúng ta. 1 điều đáng lưu ý là mỗi người có thể luyện tập để sử dụng cả 2 bán cầu não.
Khi 2 bán cầu não phối hợp hoạt động với nhau, hiệu quả của bộ não sẽ tăng lên rất nhieuf. Lúc này 1+1 không phải =2 mà là 5,6,7 hoặc hơn thế nữa. Điều này đã được minh chứng rõ ràng trong lịch sử, những trí tuệ được coi là vĩ đại nhất là những người biết tận dụng khả năng của cả 2 bán cầu não
Nghệ sỹ và nhà khoa học.
Các nhà khoa học vỹ đại nhất thường cũng là những nghệ sỹ có tài và ngược lại, bởi vì học biết cách phát triển cả 2 bán cầu não một cách cân đối.
Anhxtanh được xem là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, không chỉ là một người mà trong đầu chỉ toàn những công thức toán học, vật lý. Ngoài ra ông còn là một tay violon rất cừ. Tài liệu cho rằng, ông đã trượt môn toán thời trung học và suýt bị đuổi khỏi trường đại học vì suốt ngày mơ mộng. Theo như anhxtanh, ông phát hiện ra thuyết tương đối vĩ đại của mình khi ông đang nằm hóng mát trên 1 ngọn đồi, ngắm nhìn những tia nắng mặt trời và tưởng tượng nếu du hành vũ trụ trên những tia nắng mặt trời thì sẽ ra sao? Sau đó ông mới quay lại bàn làm việc, sử dụng những công thức toán học và vật lý để phát triển học thuyết của mình. => Sự kết hợp giữa 2 bán cầu não của anhxtanh đã cho ra đời học thuyết vĩ đại nhất của mọi thời đại. Nếu ông chỉ suốt ngày cặm cụi bên bàn làm việc với những công thức này nọ, không sử dụng đến trí tưởng tượng của bán cầu não phải, chắc hẳn thế giới sẽ chẳng bao giờ có thuyết tương đối.
Một minh chứng khác là Leonardo da vinci, người đàn ông được coi là hoàn mỹ nhất mọi thời đại. Dĩ nhiên, ông là một nghệ sỹ thiên tài với 2 tác phẩm hội họa cực nổi tiếng: Monna lisa và The Last Supper; nhưng ông còn là một nhà toán học, kiến trúc sư, nhà chiến lược quân sự, nhà phát minh (ý tưởng về máy bay, robot, mind map đã được tìm thấy trong những bức họa của ông…). Có thể nói Leonardo da vinci là thiên tài trong mọi lĩnh vực.
hãy phát triển bộ não một cách cân đối.
Cấu trúc của bộ não.
Hàng thế kỷ, bộ não đơn thuần được xem như một khối màu xám. Cùng với sự phát triển của kính hiển vi, các nhà khoa học phát hiện rằng bộ não được cấu tạo bởi khoảng 10 tỉ nơ ron thần kinh (ban đầu người ta cho rằng người càng nhiều nơ ron thần kinh thì càng thông minh, tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm). Hơn nữa, mỗi nơ ron thần kinh lại như một con bạch tuộc, có nhiều xúc tua, mỗi xúc tua lại có một vài mấu nối đến ít nhất một mấu khác bởi các mạch máu. Theo như giáo sư Anokhin: Bộ não người = hàng tỉ nơ ron thần kinh + 10 triệu kilomet mạch máu.
Để dễ hình dung sự phức tạp của bộ não, người ta đã đưa ra một so sánh thú vị: Sự phức tạp của hệ thống viễn thông trên toàn thế giới tương đương với độ phức tạp của một phần bộ não to bằng hạt đậu. Hay so với một máy tính có tốc độ 400 triệu phép tính / giây phải mất 100 năm mới thực hiện xong công việc mà bộ não thực hiện trong 1 phút.
=> Tiềm năng của bộ não là vô hạn.
Bí mật về trí nhớ.
Quá trình hình thành trí nhớ trải qua 2 giai đoạn: Retention (sự ghi nhớ) và Recall (sự hồi tưởng). Retention là quá trình lưu giữ thông tin vào trong bộ não, còn recall là quá trình lấy ra thông tin cần thiết vào một thời điểm nhất định.
Có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng bộ não có khả năng ghi nhớ gần như toàn bộ những gì nó tiếp xúc trong một thời gian rất dài. Như vậy một người có trí nhớ kém chủ yếu là do khả năng recall của họ kém.
Retention Evidence.
1. Near-Death experiences (cận kề cái chết): Rất nhiều người khi đối mặt với tử thần (chết lâm sàng), sau khi vượt qua khỏi đã kể lại rằng gần như toàn bộ cuộc đời họ, những gì đã xảy ra với họ đã trở lại, hiện diện rõ ràng trong đầu, không thiếu một chi tiết (giờ mới hiểu sao trong phim thấy nhiều cảnh này vậy )
2. Conversation: Bởi vì những cuộc đàm thoại diễn ra quá phổ biến nên người ta không để ý đến quá trình rất phức tạp đang diễn ra khi chúng ta đàm thoại. Khi chúng ta nghe người khác nói, bộ não thực hiện quá trình ghi nhớ và hồi tưởng rất nhanh, kiểm tra trong bộ nhớ mọi từ mà người khác nói ra, so sánh với mọi thời điểm trước đó xem điều này đã được trình bày hay chưa, phải hiểu ý người khác nói trong hoàn cảnh cụ thể như thế nào, phải đáp lại ra sao …. Tốc độ và sự tinh vi của quá trình này tuyệt vời đến nỗi thậm chí chúng ta còn không để ý đến sự tồn tại của nó.
3.Dreams: Nhiều người đã trải qua những giấc mơ mà trong đó những nhân vật và tình huống xuất hiện sau khi họ đã quên nó trong một thời gian rất dài, có thể là hàng chục năm. Đó là giấc mơ về thời còn đi học hoặc thậm chí về những người bạn thơ ấu. Điều ngạc nhiên là những giấc mơ đó có thể rõ ràng và chi tiết đến mức như mới xảy ra ngay ngày hôm qua.
4. Hypnosis (Sự thôi miên): Nhờ vào những nhà thôi miên tài năng, con người có khả năng mở khóa kho trí nhớ của họ, giải phóng toàn bộ trí nhớ mà vì một lý do gì đấy mà họ không thể nhớ lại được (tai nạn). Và một khi đã được giải phóng, những gì họ nhớ lại gần như chính xác 100%. Điều này chứng tỏ khả năng ghi nhớ là vô hạn, vấn đề là chúng ta có thể gợi lại những gì đã lưu trong bộ não hay không.
5. Famous Memorizers: Một người có trí nhớ hoản hảo nhất thế giới, một người Nga, là ‘S’. Trí nhớ của anh ta đỉnh đến nỗi nếu có ai đó hỏi anh ta một điều gì đã xảy ra vào một ngày cụ thể 15 năm trước, anh ta sẽ hỏi bạn: vào mấy giờ? Nhà tâm lý học người Nga Luria nghiên cứu ‘S’ nhiều năm đã khẳng định rằng khi nhỏ tuổi, bỗng nhiên ‘S’ có khả năng kỳ lạ: có thể ghi nhớ tất cả những gì xảy ra trong đời anh ta. Ngoài khả năng kỳ diệu của mình, ‘S’ hoàn toàn là một người bình thường như những người khác.
Recall – How it works?
5 yếu tố chính hỗ trợ khả năng hồi tưởng:
1. Primacy (sự ưu tiên): Trong một chuỗi sự kiện, những sự kiện diễn ra đầu tiên có xu hướng được nhớ lại tốt hơn so với những sự kiện tiếp theo.
2. Recency (tính mới mẻ): Trong một chuỗi sự kiện, những sự kiện diễn ra gần đây nhất sẽ được nhớ lại dễ dàng nhất.
3. Linking (mối liên kết): Những sự kiện có mối liên hệ với nhau sẽ được nhớ lại dễ dàng hơn.
4. Outstandingness (sự nối bật): Những sự kiện nổi bật, mới lạ, vô lý, gây ấn tượng mạnh sẽ khắc sâu vào tâm trí hơn.
5. Review (ôn lại): Và dĩ nhiên, một điều chắc chắn giúp ích cho trí nhớ đó là ôn tập lại những gì mình muốn ghi nhớ một cách thường xuyên.
Áp dụng.
1. Primacy và recency: Chia khoảng thời gian học ra thành nhiều khoảng nhỏ. Ví dụ thời gian học buổi sáng là 4 tiếng, chia ra thành nhiều khoảng 10-45 phút tùy theo độ khó của vấn đề nghiên cứu. Như vậy khoảng thời gian ở giữa (khoảng thời gian học kém hiệu quả) sẽ ít hơn.
2. Review: Trí nhớ được chia làm 2 loại: dài hạn và ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn có nghĩa là chúng ta chỉ có thể nhớ được vấn đề trong một thời gian ngắn: 1 lúc, 1 ngày hay 1 tuần. Trí nhớ dài hạn nghĩa là ta có thể nhớ được vấn đề gần như mãi mãi. Mọi thứ đều có thể chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, miễn là ta review nó một cách hợp lý. Để đảm bảo chúng ta không quên, việc ôn tập phải được sắp xếp hợp lý. Quy trình đó là: 10’, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 4 tháng. Sau lần ôn tập cuối cùng ở tháng thứ 4 này, mọi thứ sẽ được đưa và trí nhớ dài hạn.
3. Linking and outstandingness: Chúng ta phải liên kết những thứ cần ghi nhớ với nhau và sử dụng mọi sự phóng đại có thể để làm nổi bật một vấn đề. Ví dụ một người cần phải gọi cho một đối tác khác về bản hợp đồng ngay sau khi anh ta đến văn phòng, sau đó phải gọi điện cho vợ, gửi mail trả lời một lời mời ăn trưa, chuyển khoản ngân hàng để trả những hóa đơn, đặt vé máy bay; phải gặp một nhà sản xuất chương trình truyền hình vào buổi chiều; và cuối cùng là mua 1 chai rượu, thức ăn và giấy ăn trên đường về nhà, anh ta có thể nhớ tất cả những việc đó bằng cách tưởng tượng như sau: “Chui ra từ một đầu của chiếc điện thoại (giống như thần đèn chui ra từ chiếc đèn) là bạn hàng của anh ta, tay cầm bản hợp đồng, ở đầu kia của chiếc điện thoại, vợ anh ta xuất hiện, đang chơi trò tung hứng với những hạt đậu và sau đó lau một chai rượu bằng một tờ giấy ăn. Tất cả những thứ anh ta nhìn thấy được xuất hiện trên màn hình ti vi. Và để nhớ đến cuộc hẹn ăn trưa, anh ta có thể tưởng tượng ra một bữa ăn thịnh soạn đặt trên chốc chiếc ti vi; cuối cùng là rất nhiều hóa đơn rơi xuống từ một chiếc máy bay đang bay trên đầu”.
Có thể bạn cho rằng đây là một ví dụ buồn cười và lố bịch, nhưng đảm bảo một điều rằng bạn sẽ nhớ ví dụ này rất lâu, mặc dù nó chẳng liên quan gì đến bạn.
=> Hãy áp dụng tốt 5 yếu tố hỗ trợ recall trên, trí nhớ của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Đặng Vũ Hiệp