- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Thỉnh thoảng mọi người đều thất lạc mọi thứ, nhưng không phải vì thế mà bạn bớt bực bội mỗi khi điều này xảy ra với mình . Đánh lừa bản thân vì mất dấu vết của một vật phẩm và lãng phí thời gian với các tìm kiếm ngớ ngẩn là những phản ứng bình thường,nhưng cách này sẽ không thể giúp bạn từng bước tìm lại được món đồ thất lạc . Giữ bình tĩnh, xem xét hành động của bạn và thực hiện các tìm kiếm kỹ lưỡng, có phương pháp ở những nơi mà bạn nghĩ là sẽ tìm được món đồ nhanh nhất có thể.
phương pháp 1: Kiểm tra trong khu vực thường có các món đồ thất lạc
1. Kiểm tra trong những phần lộn xộn nhất của ngôi nhà hoặc khu vực của bạn
Các nghiên cứu đã thực sự chỉ ra một điều mà bạn có thể đã đoán được: những đồ vật bị mất có xu hướng bị đặt sai vị trí ở những khu vực bừa bộn nhất trong nhà hoặc nơi làm việc của bạn. Tìm kiếm khu vực lộn xộn này một cách có hệ thống, dịch chuyển từng vật thể một và đặt chúng sang một bên để tìm kiếm vật phẩm của bạn
Mẹo: Đi chậm và cẩn thận. Làm cho sự lộn xộn trở nên tồi tệ hơn sẽ chỉ khiến bạn khó tìm thấy vật. Dành ra một khu vực trống để đặt từng đồ vật trong lúc tìm kiếm cho khỏi lẫn với những thứ chưa kiểm tra.
2. Nhìn bên dưới và xung quanh những đồ vật lớn
Có thể bạn vô tình đặt những vật lớn hơn lên trên các vật nhỏ và thường không nhận ra là chúng đã bị che đi mất. Hãy nhấc các món đồ lên và kiểm tra kỹ để chắc rằng không có thứ gì bị lấp bên dưới.
Ví dụ, có thể bạn đã đặt một tập tài liệu lên trên chiếc điện thoại, hoặc ném chùm chìa khóa bên cạnh mấy món đồ trang sức, và thế là chùm chìa khóa được ngụy trang một cách hoàn hảo.
Tìm ở những không gian nhỏ
Trong ô tô: kiểm tra kỹ dưới những tấm thảm lót sàn, dưới ghế ngồi, trong cốp xe và hộp giữa ghế của tài xế và ghế hành khách. Có khi bạn cũng cần tìm cả trên trần xe; người ta thường tiện tay nhét kính râm, nước uống, thậm chí cả điện thoại lên đó rồi quên khuấy mất.
Trong phòng ở: Kiểm tra giữa các tấm nệm xô pha hoặc dưới ghế ngồi và đi văng. Nếu bạn thường hay nằm dài trên ghế thì món đồ có thể bị rơi ra và mắc lại ở đó.
Lời khuyên: Nghĩ đến kích thước của món đồ thất lạc và những nơi nó có thể lọt vào được mà bạn không nhận ra. Đừng quên tìm dưới các ngăn tủ, trên kệ chất đầy các vật linh tinh và trên sàn nhà.
3. Kiểm tra những không gian nhỏ để chắc rằng món đồ không rơi vào hoặc bị kẹt ở đó
Bạn sẽ thường tìm thấy các món đồ thất lạc bị bỏ lại trong ô tô, kẹt trong nệm ghế xô pha hoặc rơi vào góc sàn. Thu hẹp phạm vi tìm kiếm ở những chỗ đáng ngờ nhất nơi lần cuối bạn vẫn còn thấy món đồ và bất cứ nơi nào mà sau đó bạn có thể đem nó theo xem xét mọi xó xỉnh và khe hở.
4. Tìm những nơi mà trước đây bạn đã làm thất lạc món đồ
Bạn có thường để lạc món đồ đó không? Nếu vậy thì có lẽ nó cũng đang ở chỗ mà lần trước bạn đã tìm thấy. Nghĩ xem những nơi nào nó thường rơi vào và tìm kiếm thật kỹ. Bạn cũng nên kiểm tra những khu vực mình thường để lạc các món đồ có cùng kích thước, hình dạng và công dụng.
Ví dụ, có thể bạn vẫn cắm chìa khóa trong ổ khóa, cài cặp kính mát trên đầu hoặc bỏ quên cặp đựng máy tính trong xe.
Giả sử bạn để lạc mất cặp kính mát, hãy nghĩ về những nơi bạn thường để kính, nhất là khi bạn nghĩ mình đã làm mất nó.
5. Hỏi thăm tại bộ phận tiếp nhận và xử lý đồ thất lạc
Nếu bị mất món đồ ở ngoài, bạn có thể hỏi những nơi bạn đã ghé ngày hôm đó xem họ có thùng giữ đồ thất lạc không. Có khi món đồ của bạn đã nằm ở đó chờ bạn đến nhận lại.
Những nơi thường có bộ phận giữ đồ thất lạc bao gồm trường học hoặc các địa điểm tổ chức sự kiện như sân vận động hay nhà hát.
Phương pháp 2: Nhớ lại từng bước
1. Giữ bình tĩnh và tự nhủ rằng bạn sẽ tìm thấy nó
Khi mất một thứ gì đó, bạn rất dễ hoảng hốt hoặc vội vã kết luận, đặc biệt nếu đó là món đồ quan trọng. Thay vì bấn loạn chạy tìm khắp nơi, bạn hãy dành chút thời gian ngồi xuống một nơi thoải mái, yên tĩnh và tập trung suy nghĩ. Quá trình tập trung trở lại sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần để phân tích một cách hợp lý và tìm món đồ thất lạc sao cho hiệu quả nhất
Giữ bình tĩnh và thư giãn
Hít thở sâu và xua tan những ý nghĩ hoảng loạn.
Nghĩ về một thứ gì đó giúp xoa dịu lo âu, như một khung cảnh xinh đẹp, một chốn êm đềm dễ chịu hoặc một khoảnh khắc hạnh phúc.
Đừng để các ý nghĩ tiêu cực làm xói mòn động lực tìm kiếm. Thay vì nghĩ, “Thế là mất thật rồi,” bạn hãy tự nhủ, “Nó chỉ ở đâu quanh đây thôi, và mình sẽ tìm thấy.”
2.Nhắm mắt và cố nhớ lại lúc bạn để lạc mất món đồ
Hình dung lại thời điểm lần cuối bạn còn nhìn thấy nó. Khi đó bạn đang làm gì hoặc đang cảm thấy như thế nào? Nhớ lại càng nhiều chi tiết càng tốt, ngay cả những điều tưởng như là thừa. Những hình ảnh trong ký ức càng phong phú thì bạn càng tim được nhiều manh mối có thể là điểm mấu chốt để xác định vị trí của món đồ.
Đừng quên rằng bạn đã ở đó khi món đồ bị thất lạc. Và dù hình ảnh có mờ nhạt thì vị trí của nó vẫn nằm trong ký ức của bạn. Hãy bình tĩnh, nhắm mắt và nhớ lại.
3. Kiểm tra lại nơi thường đặt món đồ và khu vực xung quanh
Nếu bạn thường để món đồ bị mất ở một chỗ nhất định thì hãy kiểm tra khu vực đó trước ngay cả khi bạn biết chắc là nó không ở đó. Có thể bạn quên rằng mình đã đặt lại chỗ cũ rồi, hoặc ai đó đã làm việc này thay bạn. Tiếp theo, bạn hãy tìm khu vực ngay cạnh đó, biết đâu món đồ bị rơi xuống hoặc bị dịch chuyển ra khỏi tầm nhìn.
Ví dụ, chiếc áo khoác của bạn có thể rơi khỏi móc vẫn thường treo, hoặc chùm chìa khóa có thể nằm trong ngăn kéo bên dưới mặt bàn mà bạn hay để chìa khóa.
Các vật dụng có thể xê dịch từ chỗ này sang chỗ khác quanh nhà, nhưng thường thì không cách xa hơn 45 cm so với vị trí ban đầu của nó.
Tìm thật kỹ nơi thường để món đồ, cho dù bạn không nghĩ nó có ở đó. Nhấc đồ đạc lên và kiểm tra các ngóc ngách và khe hở để chắc chắn là bạn không bỏ sót chỗ khuất nào.
4. Tìm ở nơi mà lần cuối bạn dùng món đồ
Nếu món đồ thất lạc không có ở chỗ thường ngày, bạn hãy nhớ về thời điểm cuối cùng bạn sử dụng nó. Quay lại vị trí đó và lục tìm thật kỹ một lần nữa, nhớ tìm cả khu vực xung quanh.
Nếu không thấy, bạn hãy nhắm mắt lại và cố nhớ xem liệu bạn đã để tạm nó ở chỗ nào hoặc đem đi đâu đó sau khi dùng xong không.
Ví dụ, bạn nhớ là mình dùng điện thoại trong bếp khi đang nấu bữa tối, nhưng khi kiểm tra lại thì nó không có ở đó. Vậy thì bạn có nhớ là đã cầm chiếc điện thoại đến bàn ăn trước khi ngồi xuống ăn không, hoặc có thể bạn để nó ở cạnh bồn rửa rồi quên mất.
5. Đảm bảo là món đồ không ở ngay trước mắt bạn
Người ta thường bị mờ mắt vì khung cảnh quen thuộc xung quanh và lướt qua những chi tiết quan trọng, nhất là khi đang rối trí vì món đồ thất lạc. Hãy quay lại kiểm tra nơi bạn đã bắt đầu và cố gắng nhìn dưới góc độ mới. Một góc nhìn mới khi xem xét sự vật có thể giúp bạn nhận ra các chi tiết mà ban đầu bạn đã bỏ sót.
Bạn có thể ngồi xuống, đứng lên, di chuyển sang bên, thậm chí cúi thấp xuống để tìm.
6. Nhờ bạn bè hoặc những người ở gần đó giúp đỡ
Có khả năng là món đồ của bạn bị ai đó cầm nhầm hoặc vô tình đặt nhầm chỗ. Bạn hãy lịch sự hỏi những người xung quanh như đồng nghiệp, bạn cùng phòng hoặc người thân trong nhà xem họ có biết món đồ mà bạn đang tìm ở đâu không, hoặc gần đây họ có trông thấy nó không.
Ví dụ, bạn có thể nói, “Mọi người ơi, mình đang tìm chùm chìa khóa. Mọi người có tình cờ nhìn thấy nó ở đâu không?”
Nếu bạn để mất món đồ bên ngoài nhà, có thể là nó đã bị đánh cắp, nhưng cũng không chắc. Có khả năng là nó chỉ thất lạc đâu đó, vì vậy bạn đừng bỏ cuộc!
7. Gọi đến nơi mà lần cuối bạn còn giữ món đồ nếu bạn làm mất nó ở ngoài nhà
Nhớ lại tất cả những địa điểm mà hôm nay bạn đã ghé đến và nghĩ xem lần cuối bạn vẫn còn giữ món đồ là ở đâu. Gọi điện đến nơi đó hỏi xem họ có nhìn thấy hoặc tìm được nó không. Nếu không, bạn hãy gọi đến những chỗ khác. Nếu gọi điện không có kết quả, bạn hãy quay lại từng nơi một. Cẩn thận lần lại từng bước đi của bạn ở đó để tìm kiếm.
Trước khi gọi điện hoặc quay trở lại những địa điểm đã từng ghé, bạn hãy kiểm tra thật kỹ ngay xung quanh mình. Hẳn là bạn không muốn chạy vội về chỗ làm để rồi phát hiện ra chiếc ví của mình ở trong xe từ bao giờ.
Phương pháp 3: Giữ cho đồ vật khỏi thất lạc
1. Làm nổi bật món đồ để bạn không dễ dàng làm mất
Nếu hay làm mất những thứ quan trọng, bạn hãy làm cho chúng to hơn, dễ thấy hơn hoặc bắt mắt hơn. Bằng cách đó, các món đồ sẽ khó bị mất hơn và cũng dễ tìm thấy nếu chẳng may bạn để lạc ở đâu đó.
Ví dụ, bạn có thể gắn chùm chìa khóa vào móc khóa to, sặc sỡ hoặc kêu leng keng, dùng vỏ điện thoại lớn, màu sắc tươi sáng và để chế độ chuông, hoặc dán các miếng dán màu phản quang rực rỡ lên các tập giấy tờ quan trọng.
2. Gắn thiết bị theo dõi cho các đồ vật quan trọng và dùng ứng dụng để xác định vị trí của chúng.
Nếu muốn dùng giải pháp công nghệ cao để theo dõi các vật quan trọng, bạn có thể cân nhắc mua thiết bị theo dõi Bluetooth. Bạn sẽ gắn một thiết bị theo dõi nhỏ vào món đồ và kết nối với ứng dụng trên điện thoại thông minh, và bạn sẽ được thông báo về vị trí của món đồ vào mọi lúc.
Các thiết bị theo dõi kèm ứng dụng bao gồm Tile và TrackR.
Nếu thường để điện thoại thông minh lạc chỗ, bạn có thể thử dùng các ứng dụng như Find My iPhone. Nếu dùng thiết bị Android, bạn hãy truy cập android.com/find trong bất cứ trình duyệt web nào.
3. Ghi nhớ mỗi lần bạn để xuống một vật quan trọng
Mỗi khi đặt một vật quan trọng xuống đâu, bạn hãy dành thêm vài giây để ghi nhớ vị trí đó. Nói thầm trong đầu hoặc nói thành tiếng, “Mình để nó ở đây” và mô tả chính xác nơi đó. Điều này sẽ giúp bạn khắc sâu trong đầu vị trí của món đồ, như vậy bạn sẽ dễ nhớ hơn nhiều.
Ban đầu thì việc này có vẻ phiền phức và khó khăn, nhưng nếu đã tập thành thói quen hàng ngày, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn về lâu dài.
Nếu thường quên ghi nhớ trong đầu, bạn hãy cố gắng bắt đầu ngay sau khi làm mất đồ và tìm lại lần nữa. Đây chính là lúc bạn có động lực nhất để theo dõi món đồ cẩn thận hơn!
Điều này liên quan đến sự chú tâm trong sinh hoạt hàng ngày. Khi để tâm vào hiện tại, tập trung nhiều hơn vào những việc mình đang làm, bạn sẽ nhớ được các món đồ của mình ở đâu dễ dàng hơn.
4. Kiểm tra các đồ vật quan trọng trước khi bạn rời khỏi phòng hoặc xe
Tập thói quen nhìn lại phía sau khi bạn ra khỏi xe, nhất là xe của người khác. Liếc qua bàn làm việc hoặc văn phòng trước khi bước ra ngoài để đảm bảo không quên thứ gì. Đây là một cách tuyệt vời để tìm lại những món đồ có thể vô tình tuột hỏi tay hoặc rơi ra khỏi túi của bạn.
5. Giữ gọn gàng ngăn nắp để giảm rủi ro thất lạc đồ vật
Những khu vực hỗn độn với các đống đồ chất chồng là nơi dễ làm mất đồ nhất chúng có thể bị kẹt lại trong các góc lộn xộn, bị lấp dưới nhiều món đồ khác, thậm chí bị vứt đi do nhầm lẫn. Để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên thu dọn những khu vực mà bạn thường ở. Đầu tiên thì có vẻ mất thì giờ, nhưng cách này sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian và công sức phải bỏ ra để tìm đồ nếu chẳng may bị thất lạc.
Giữ cho nhà cửa, phòng ngủ, văn phòng, xe hơi hoặc bàn học ở trường càng ngăn nắp càng tốt. Đó là những nơi bạn thường sử dụng và hay để nhiều thứ linh tinh khiến đồ vật dễ bị mất.
phương pháp 1: Kiểm tra trong khu vực thường có các món đồ thất lạc
Các nghiên cứu đã thực sự chỉ ra một điều mà bạn có thể đã đoán được: những đồ vật bị mất có xu hướng bị đặt sai vị trí ở những khu vực bừa bộn nhất trong nhà hoặc nơi làm việc của bạn. Tìm kiếm khu vực lộn xộn này một cách có hệ thống, dịch chuyển từng vật thể một và đặt chúng sang một bên để tìm kiếm vật phẩm của bạn
Mẹo: Đi chậm và cẩn thận. Làm cho sự lộn xộn trở nên tồi tệ hơn sẽ chỉ khiến bạn khó tìm thấy vật. Dành ra một khu vực trống để đặt từng đồ vật trong lúc tìm kiếm cho khỏi lẫn với những thứ chưa kiểm tra.
Có thể bạn vô tình đặt những vật lớn hơn lên trên các vật nhỏ và thường không nhận ra là chúng đã bị che đi mất. Hãy nhấc các món đồ lên và kiểm tra kỹ để chắc rằng không có thứ gì bị lấp bên dưới.
Ví dụ, có thể bạn đã đặt một tập tài liệu lên trên chiếc điện thoại, hoặc ném chùm chìa khóa bên cạnh mấy món đồ trang sức, và thế là chùm chìa khóa được ngụy trang một cách hoàn hảo.
Tìm ở những không gian nhỏ
Trong ô tô: kiểm tra kỹ dưới những tấm thảm lót sàn, dưới ghế ngồi, trong cốp xe và hộp giữa ghế của tài xế và ghế hành khách. Có khi bạn cũng cần tìm cả trên trần xe; người ta thường tiện tay nhét kính râm, nước uống, thậm chí cả điện thoại lên đó rồi quên khuấy mất.
Trong phòng ở: Kiểm tra giữa các tấm nệm xô pha hoặc dưới ghế ngồi và đi văng. Nếu bạn thường hay nằm dài trên ghế thì món đồ có thể bị rơi ra và mắc lại ở đó.
Lời khuyên: Nghĩ đến kích thước của món đồ thất lạc và những nơi nó có thể lọt vào được mà bạn không nhận ra. Đừng quên tìm dưới các ngăn tủ, trên kệ chất đầy các vật linh tinh và trên sàn nhà.
Bạn sẽ thường tìm thấy các món đồ thất lạc bị bỏ lại trong ô tô, kẹt trong nệm ghế xô pha hoặc rơi vào góc sàn. Thu hẹp phạm vi tìm kiếm ở những chỗ đáng ngờ nhất nơi lần cuối bạn vẫn còn thấy món đồ và bất cứ nơi nào mà sau đó bạn có thể đem nó theo xem xét mọi xó xỉnh và khe hở.
Bạn có thường để lạc món đồ đó không? Nếu vậy thì có lẽ nó cũng đang ở chỗ mà lần trước bạn đã tìm thấy. Nghĩ xem những nơi nào nó thường rơi vào và tìm kiếm thật kỹ. Bạn cũng nên kiểm tra những khu vực mình thường để lạc các món đồ có cùng kích thước, hình dạng và công dụng.
Ví dụ, có thể bạn vẫn cắm chìa khóa trong ổ khóa, cài cặp kính mát trên đầu hoặc bỏ quên cặp đựng máy tính trong xe.
Giả sử bạn để lạc mất cặp kính mát, hãy nghĩ về những nơi bạn thường để kính, nhất là khi bạn nghĩ mình đã làm mất nó.
Nếu bị mất món đồ ở ngoài, bạn có thể hỏi những nơi bạn đã ghé ngày hôm đó xem họ có thùng giữ đồ thất lạc không. Có khi món đồ của bạn đã nằm ở đó chờ bạn đến nhận lại.
Những nơi thường có bộ phận giữ đồ thất lạc bao gồm trường học hoặc các địa điểm tổ chức sự kiện như sân vận động hay nhà hát.
Phương pháp 2: Nhớ lại từng bước
Khi mất một thứ gì đó, bạn rất dễ hoảng hốt hoặc vội vã kết luận, đặc biệt nếu đó là món đồ quan trọng. Thay vì bấn loạn chạy tìm khắp nơi, bạn hãy dành chút thời gian ngồi xuống một nơi thoải mái, yên tĩnh và tập trung suy nghĩ. Quá trình tập trung trở lại sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần để phân tích một cách hợp lý và tìm món đồ thất lạc sao cho hiệu quả nhất
Giữ bình tĩnh và thư giãn
Hít thở sâu và xua tan những ý nghĩ hoảng loạn.
Nghĩ về một thứ gì đó giúp xoa dịu lo âu, như một khung cảnh xinh đẹp, một chốn êm đềm dễ chịu hoặc một khoảnh khắc hạnh phúc.
Đừng để các ý nghĩ tiêu cực làm xói mòn động lực tìm kiếm. Thay vì nghĩ, “Thế là mất thật rồi,” bạn hãy tự nhủ, “Nó chỉ ở đâu quanh đây thôi, và mình sẽ tìm thấy.”
Hình dung lại thời điểm lần cuối bạn còn nhìn thấy nó. Khi đó bạn đang làm gì hoặc đang cảm thấy như thế nào? Nhớ lại càng nhiều chi tiết càng tốt, ngay cả những điều tưởng như là thừa. Những hình ảnh trong ký ức càng phong phú thì bạn càng tim được nhiều manh mối có thể là điểm mấu chốt để xác định vị trí của món đồ.
Đừng quên rằng bạn đã ở đó khi món đồ bị thất lạc. Và dù hình ảnh có mờ nhạt thì vị trí của nó vẫn nằm trong ký ức của bạn. Hãy bình tĩnh, nhắm mắt và nhớ lại.
Nếu bạn thường để món đồ bị mất ở một chỗ nhất định thì hãy kiểm tra khu vực đó trước ngay cả khi bạn biết chắc là nó không ở đó. Có thể bạn quên rằng mình đã đặt lại chỗ cũ rồi, hoặc ai đó đã làm việc này thay bạn. Tiếp theo, bạn hãy tìm khu vực ngay cạnh đó, biết đâu món đồ bị rơi xuống hoặc bị dịch chuyển ra khỏi tầm nhìn.
Ví dụ, chiếc áo khoác của bạn có thể rơi khỏi móc vẫn thường treo, hoặc chùm chìa khóa có thể nằm trong ngăn kéo bên dưới mặt bàn mà bạn hay để chìa khóa.
Các vật dụng có thể xê dịch từ chỗ này sang chỗ khác quanh nhà, nhưng thường thì không cách xa hơn 45 cm so với vị trí ban đầu của nó.
Tìm thật kỹ nơi thường để món đồ, cho dù bạn không nghĩ nó có ở đó. Nhấc đồ đạc lên và kiểm tra các ngóc ngách và khe hở để chắc chắn là bạn không bỏ sót chỗ khuất nào.
Nếu món đồ thất lạc không có ở chỗ thường ngày, bạn hãy nhớ về thời điểm cuối cùng bạn sử dụng nó. Quay lại vị trí đó và lục tìm thật kỹ một lần nữa, nhớ tìm cả khu vực xung quanh.
Nếu không thấy, bạn hãy nhắm mắt lại và cố nhớ xem liệu bạn đã để tạm nó ở chỗ nào hoặc đem đi đâu đó sau khi dùng xong không.
Ví dụ, bạn nhớ là mình dùng điện thoại trong bếp khi đang nấu bữa tối, nhưng khi kiểm tra lại thì nó không có ở đó. Vậy thì bạn có nhớ là đã cầm chiếc điện thoại đến bàn ăn trước khi ngồi xuống ăn không, hoặc có thể bạn để nó ở cạnh bồn rửa rồi quên mất.
Người ta thường bị mờ mắt vì khung cảnh quen thuộc xung quanh và lướt qua những chi tiết quan trọng, nhất là khi đang rối trí vì món đồ thất lạc. Hãy quay lại kiểm tra nơi bạn đã bắt đầu và cố gắng nhìn dưới góc độ mới. Một góc nhìn mới khi xem xét sự vật có thể giúp bạn nhận ra các chi tiết mà ban đầu bạn đã bỏ sót.
Bạn có thể ngồi xuống, đứng lên, di chuyển sang bên, thậm chí cúi thấp xuống để tìm.
Có khả năng là món đồ của bạn bị ai đó cầm nhầm hoặc vô tình đặt nhầm chỗ. Bạn hãy lịch sự hỏi những người xung quanh như đồng nghiệp, bạn cùng phòng hoặc người thân trong nhà xem họ có biết món đồ mà bạn đang tìm ở đâu không, hoặc gần đây họ có trông thấy nó không.
Ví dụ, bạn có thể nói, “Mọi người ơi, mình đang tìm chùm chìa khóa. Mọi người có tình cờ nhìn thấy nó ở đâu không?”
Nếu bạn để mất món đồ bên ngoài nhà, có thể là nó đã bị đánh cắp, nhưng cũng không chắc. Có khả năng là nó chỉ thất lạc đâu đó, vì vậy bạn đừng bỏ cuộc!
Nhớ lại tất cả những địa điểm mà hôm nay bạn đã ghé đến và nghĩ xem lần cuối bạn vẫn còn giữ món đồ là ở đâu. Gọi điện đến nơi đó hỏi xem họ có nhìn thấy hoặc tìm được nó không. Nếu không, bạn hãy gọi đến những chỗ khác. Nếu gọi điện không có kết quả, bạn hãy quay lại từng nơi một. Cẩn thận lần lại từng bước đi của bạn ở đó để tìm kiếm.
Trước khi gọi điện hoặc quay trở lại những địa điểm đã từng ghé, bạn hãy kiểm tra thật kỹ ngay xung quanh mình. Hẳn là bạn không muốn chạy vội về chỗ làm để rồi phát hiện ra chiếc ví của mình ở trong xe từ bao giờ.
Phương pháp 3: Giữ cho đồ vật khỏi thất lạc
Nếu hay làm mất những thứ quan trọng, bạn hãy làm cho chúng to hơn, dễ thấy hơn hoặc bắt mắt hơn. Bằng cách đó, các món đồ sẽ khó bị mất hơn và cũng dễ tìm thấy nếu chẳng may bạn để lạc ở đâu đó.
Ví dụ, bạn có thể gắn chùm chìa khóa vào móc khóa to, sặc sỡ hoặc kêu leng keng, dùng vỏ điện thoại lớn, màu sắc tươi sáng và để chế độ chuông, hoặc dán các miếng dán màu phản quang rực rỡ lên các tập giấy tờ quan trọng.
Nếu muốn dùng giải pháp công nghệ cao để theo dõi các vật quan trọng, bạn có thể cân nhắc mua thiết bị theo dõi Bluetooth. Bạn sẽ gắn một thiết bị theo dõi nhỏ vào món đồ và kết nối với ứng dụng trên điện thoại thông minh, và bạn sẽ được thông báo về vị trí của món đồ vào mọi lúc.
Các thiết bị theo dõi kèm ứng dụng bao gồm Tile và TrackR.
Nếu thường để điện thoại thông minh lạc chỗ, bạn có thể thử dùng các ứng dụng như Find My iPhone. Nếu dùng thiết bị Android, bạn hãy truy cập android.com/find trong bất cứ trình duyệt web nào.
Mỗi khi đặt một vật quan trọng xuống đâu, bạn hãy dành thêm vài giây để ghi nhớ vị trí đó. Nói thầm trong đầu hoặc nói thành tiếng, “Mình để nó ở đây” và mô tả chính xác nơi đó. Điều này sẽ giúp bạn khắc sâu trong đầu vị trí của món đồ, như vậy bạn sẽ dễ nhớ hơn nhiều.
Ban đầu thì việc này có vẻ phiền phức và khó khăn, nhưng nếu đã tập thành thói quen hàng ngày, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn về lâu dài.
Nếu thường quên ghi nhớ trong đầu, bạn hãy cố gắng bắt đầu ngay sau khi làm mất đồ và tìm lại lần nữa. Đây chính là lúc bạn có động lực nhất để theo dõi món đồ cẩn thận hơn!
Điều này liên quan đến sự chú tâm trong sinh hoạt hàng ngày. Khi để tâm vào hiện tại, tập trung nhiều hơn vào những việc mình đang làm, bạn sẽ nhớ được các món đồ của mình ở đâu dễ dàng hơn.
Tập thói quen nhìn lại phía sau khi bạn ra khỏi xe, nhất là xe của người khác. Liếc qua bàn làm việc hoặc văn phòng trước khi bước ra ngoài để đảm bảo không quên thứ gì. Đây là một cách tuyệt vời để tìm lại những món đồ có thể vô tình tuột hỏi tay hoặc rơi ra khỏi túi của bạn.
Những khu vực hỗn độn với các đống đồ chất chồng là nơi dễ làm mất đồ nhất chúng có thể bị kẹt lại trong các góc lộn xộn, bị lấp dưới nhiều món đồ khác, thậm chí bị vứt đi do nhầm lẫn. Để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên thu dọn những khu vực mà bạn thường ở. Đầu tiên thì có vẻ mất thì giờ, nhưng cách này sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian và công sức phải bỏ ra để tìm đồ nếu chẳng may bị thất lạc.
Giữ cho nhà cửa, phòng ngủ, văn phòng, xe hơi hoặc bàn học ở trường càng ngăn nắp càng tốt. Đó là những nơi bạn thường sử dụng và hay để nhiều thứ linh tinh khiến đồ vật dễ bị mất.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW