Cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn
Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.

Tại sao phải sơ cứu ban đầu khi rắn cắn
Loại bớt chất độc
Làm chậm tốc độ di chuyển của chất độc vào cơ thể
Bảo vệ tính mạng nạn nhân
Ngăn chặn và xử lí kịp thời các biến chứng
Các bước sơ cứu
Giúp nạn nhân bình tĩnh
Yêu cầu bệnh nhân hạn chế đi lại. Tốt nhất là bất động để hạn chế sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể.
Thảo bỏ trang sức, cắt bỏ lớp quần/áo xung quanh vết cắn, tránh hiện tượng chèn ép vùng vết cắn gây phù nề.
Tiến hành thủ thuật băng ép bất động làm chậm sự xuất hiện của các triệu chứng liệt.
Dùng băng vải sạch băng toàn bộ vùng vết cắn từ ngón chân, tay đến hết chân, tay bị cắn. Băng tương đối chặt nhưng phải đảm bảo còn sờ thấy động mạch đập. Dùng nẹp cố định chân, tay bị cắn.


Lưu ý khi bị rắn cắn
Không áp dụng thủ thuật băng ép khi bị rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

Có thể nặn, rửa vết cắn dưới vòi nước sạch chảy mạnh với xà phòng rồi sát trùng.

Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay lập tức khi nạn nhân khó thở .

Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế.

Duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.….

Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn không độc, đều cần xử lý và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả báo bác sĩ để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Không sử dụng các biện pháp sau
Garô: Garô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Nó gây đau và rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô. Ngoài ra khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng.

Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,…nhiễm trùng nặng thêm).

Hút nọc độc: Không có lợi ích.

Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại.

Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.

Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.

Đề phòng rắn cắn
Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.

Đi ủng, giày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.

Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.

Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình.

Để tránh bị rắn biển cắn, người dân không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu.

Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Cách sơ cứu khi bị rết cắn.

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Source:Wiki Cabinet
Via:Wiki Cabinet
 
×
Quay lại
Top Bottom