Cách phỏng vấn ứng viên ngành may mặc hiệu quả

Lan Nhi20

Banned
Tham gia
21/12/2020
Bài viết
0
Cách phỏng vấn ứng viên ngành May mặc


Việt Nam với lợi thế về nguồn lao động và chi phí sản xuất thấp đã trở thành nơi gia công nổi tiếng của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Qua cuộc nghiên cứu của TalentBold, nhu cầu tuyển dụng ứng viên ngành may mặc nhờ vậy ngày càng tăng, tuy nhiên đây cũng là ngành có sự biến động nhân sự khá lớn. Vì vậy, cách phỏng vấn ứng viên ngành may mặc để vừa tuyển đúng người, vừa giữ chân nhân sự tốt luôn là điều nhà tuyển dụng quan tâm.

I. Tố chất, kỹ năng đặc thù nơi ứng viên ngành may mặc

1. Tay nghề chuyên nghiệp

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với ứng viên may mặc làm việc tại xưởng sản xuất như : chuyền trưởng, công nhân may, công nhân ủi, công nhân đo cắt…
Chỉ những cơ sở may mặc nhỏ mới chấp nhận đào tạo người mới, đa phần doanh nghiệp may mặc đều đòi hỏi tay nghề thuần thục.

173350399_cach-phong-van-ung-vien-nganh-may-mac-2.jpg

2. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ

Mỗi doanh nghiệp may mặc sẽ gồm nhiều phòng ban:
Phòng sản xuất
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật may
Phòng thiết kế, tạo mẫu…
Tất cả các phòng ban có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, nhưng mỗi vị trí công việc, ứng viên phải sở hữu kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu đặc thù.

3. Sự chịu khó

Ngành may mặc là nơi áp dụng tăng ca phổ biến nhất. Lương tăng ca được quy định rõ ràng và đầy đủ, tuy nhiên, để gắn bó với nghề, bản thân ứng viên phải ý thức tính chất công việc mà mình lựa chọn để không bị cảm giác mệt mỏi, chán nản tác động.

173350406_cach-phong-van-ung-vien-nganh-may-mac-3.jpeg

>>>> Xem thêm: Cách tìm ứng viên ngành May mặc

4. Sự tỉ mỉ, nghiêm túc

Mỗi công nhân may chỉ hoàn thành một bộ phận của sản phẩm may mặc, điều này tạo nên sự chuyên môn hóa trong sản xuất và đồng thời cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc. Vì nếu một khâu bị lỗi, toàn bộ dây chuyền sẽ ảnh hưởng ở cả khối sản xuất và khối văn phòng.

5. Khả năng ngoại ngữ

Đơn hàng gia công đến từ nhiều quốc gia, để có thể thương thảo và trao đổi tiến độ sản xuất, thông thạo ngoại ngữ là điều cần thiết. Yêu cầu này đặt ra cho khối văn phòng nhiều hơn, mức độ cao nhất thuộc về phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu.

II. Nội dung phỏng vấn ứng viên ngành may mặc

Điểm đặc trưng của ngành may mặc là bên cạnh khối văn phòng thì lượng nhân sự tại khối sản xuất của ngành luôn chiếm số lượng lớn vượt trội. Do vậy, phỏng vấn tuyển dụng ngành may mặc – đặc biệt là khối sản xuất - được khuyến khích áp dụng sau bài kiểm tra tay nghề thực tế.
Thang điểm thực hành sẽ kết hợp cùng thang điểm phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng để mang đến một kết quả đánh giá sát sao nhất, đảm bảo cả về:
  • Chất lượng ứng viên
  • Độ tương thích với môi trường làm việc
  • Khả năng gắn kết lâu dài giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.

III. Danh sách câu hỏi phỏng vấn ứng viên ngành may mặc

1. Câu hỏi phỏng vấn chung

  • Bạn hãy giới thiệu với chúng tôi về bạn?
  • Điểm mạnh của bạn trong công việc là gì?
  • Bạn thấy mình còn điểm hạn chế nào cần khắc phục không?
  • Bạn có ý định phát triển tại lên những vị trí khác trong ngành may mặc không ? Cụ thể là gì?
  • Nơi làm việc bạn gắn bó lâu nhất là trong bao lâu?
  • Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
  • Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
  • Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí … tại công ty chúng tôi?
  • Thất bại lớn nhất mà bạn từng gặp trong công việc? Bài học bạn rút ra được từ thất bại đó?
  • Thành tích nào trong công việc khiến bạn tự hào nhất?
  • Mức lương bạn mong muốn?

173350411_cach-phong-van-ung-vien-nganh-may-mac-4.jpg


2. Câu hỏi cho khối sản xuất

  • Bạn chuyên may bộ phận nào của sản phẩm (quần, áo, túi xách…) ?
  • Bình quân mỗi giờ, bạn hoàn thành bao nhiêu sản phẩm?
  • Bạn có thường tăng ca ở nơi làm cũ không ? Khoảng bao nhiêu tiếng mỗi tuần?
  • Dựa vào đâu bạn đánh giá sản phẩm may mặc đạt tiêu chuẩn hay không?
  • Trường hợp một khâu sản xuất bị lỗi, hư hao nguyên liệu, bạn xử lý thế nào?
  • Theo bạn, làm việc tại khâu sản xuất, trực tiếp tạo ra thành phẩm, những yếu tố nào cần được chú trọng?

3. Câu hỏi cho khối văn phòng

  • Bạn từng làm tại vị trí tương tự ở doanh nghiệp may mặc nào chưa?
  • Theo bạn, cùng là vị trí này nhưng ngành may mặc có đặc thù gì khác biệt?
  • Bạn có chấp nhận tăng ca cùng phân xưởng sản xuất không?
  • Nếu tiến độ giao hàng trễ do khối sản xuất nhưng bạn là người liên lạc với đối tác, bạn sẽ làm cách nào để giảm thiểu thiệt hại cho công ty và khách hàng?
  • Bạn đã từng bị khách hàng trách vì chất lượng sản phẩm chưa? Trình tự giải quyết của bạn thế nào?
  • Cùng một lúc bạn sẽ phải quản lý nhiều đơn hàng với độ khác nhau (về màu sắc, kích thước…) rất ít, bạn làm cách nào để không bị nhầm lẫn?
  • Ít nhiều sẽ xuất hiện sự né trách nhiệm giữa khối sản xuất và khối văn phòng, nhất là khi có sự cố xảy ra, với vai trò quản lý, bạn làm thế nào để mỗi bên tự ý thức trách nhiệm của mình?
173350416_cach-phong-van-ung-vien-nganh-may-mac-5.jpg

>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phỏng vấn ứng viên người nước ngoài, Việt Kiều

Ngành may mặc yêu cầu số lượng ứng viên tuyển dụng khá lớn, đặc biệt là những vị trí tại phân xưởng sản xuất. Vì vậy, cả việc chọn nguồn ứng viên và cách phỏng vấn ứng viên ngành may mặc đều cần được chú trọng. Cả 2 nội dung này, TalentBold đều đã có bài viết chia sẻ bằng sự tổng hợp kinh nghiệm tuyển dụng thực tế từ chính TalentBold và những chuyên gia tuyển dụng đầu ngành.Đây được đánh giá là nền tảng chủ chốt hỗ trợ tuyển dụng hiệu quả mọi vị trí ngành may mặc hiện nay.

Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
 
×
Quay lại
Top Bottom