Cách phòng ngừa viêm amidan cho trẻ

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Trẻ em với sức đề kháng còn yếu khi giao mùa là đối tượng chủ yếu của các bệnh đường hô hấp như viêm họng viêm amidan Cách chữa viêm amidan có rất nhiều nhưng đối với trẻ nhỏ ta phải lựa chọn phương pháp chua amidan phù hợp nhất

1. Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ

- Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng và đường hô hấp cho trẻ. Có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Với những trẻ đang còn bú nên làm sạch miệng cho trẻ bằng gạc y tế. Đối với những trẻ đã có khả năng súc miệng đánh răng, nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cổ và tay chân. Không nên để trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ máy điều hòa phù hợp đối với trẻ là 25oC – 28oC. Nên để trẻ sống trong phòng kín gió, có nhiệt độ đủ ấm và thông thoáng.

- Môi trường cho bé sạch sẽ và thông thoáng, tránh xa khói bụi. Khói thuốc và bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm cho trẻ bị viêm amidan.

- Với những trẻ có tiền sử về đường hô hấp và viêm amidan nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.

- Thường xuyên rửa tay và giữa vệ sinh sạch cho trẻ. Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bẩn sau đó cho miệng vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt gây nên bệnhviêm amidan.

2. Dấu hiệu cho biết trẻ bị viêm amidan

Khi bé có những biểu hiện của viêm amidan, bạn cần làm theo những bước sau:

- Khám họng cho trẻ xem hai bên amidan có sưng không? Nếu 2 bên amidan có nổi mụt trắng nên đưa bé đến bác sĩ để được điều trị.

- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể, nếu trẻ sốt cao quá 38,5oC thì nên đưa trẻ đến ngay các bác sĩ, không được để trẻ sốt cao co giật sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và tính mạng. Trẻ sốt dưới 38oC có thể hạ sốt bằng paracetamol và lau mát bằng nước ấm, mặc đồ thông thoáng cho bé.

- Dùng hai tay ấn nhẹ vào hai bên cạnh hàm để kiểm tra xem bé có bị nổi hạch cạnh hàm hay không.

- Kiểm tra tai và màng nhĩ xem tai bé có bị chảy mủ không.

- Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ lên để khò nước. Việc này sẽ làm vi khuẩn lây lan nhiều hơn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết : Mẹo trong dân gian giúp chữa viêm họng
 
×
Quay lại
Top Bottom