Cách miêu tả màu sắc cho người mù

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Người không bị khiếm thị sẽ biết một màu sắc cụ thể trông như thế nào, nhưng làm thế nào để miêu tả màu sắc cho một người mù? Khi bạn cho rằng thậm chí những người có thị lực còn nhận thấy màu sắc một cách khác nhau, thì nhiệm vụ mang tính chủ quan này có vẻ khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều màu sắc có thể đi đôi với mùi, vị, âm thanh hoặc cảm giác nhất định. Sau đây là một số mẹo để miêu tả màu sắc cho một người mù.


Phần 1. Sử dụng các giác quan khác để miêu tả màu sắc

Sử dụng xúc giác để miêu tả màu sắc.


1. Sử dụng xúc giác để miêu tả màu sắc. Hãy để người đó cầm một đồ vật nhất định trong khi bạn nói cho họ biết đó là màu gì. Điều này có thể giúp ích trong việc xem xét sử dụng đồ vật hầu hết luôn có một màu sắc cụ thể.

Để người đó cầm các mảnh gỗ khác nhau, chạm vào vỏ cây, hoặc chạm vào cát bụi trên đất, và giải thích rằng những thứ này tất cả đều có màu nâu.

Hãy nói rằng, “Màu nâu có cảm giác của đất đai, hay những phần đã chết từng lớn lên từ cát bụi của đất.”

Cho người đó cầm một vài chiếc lá hoặc ngọn cỏ, và giải thích rằng những thứ này có màu xanh. Màu xanh cho cảm giác những phần còn sống của cây cỏ, vì khi cây cỏ còn xanh nghĩa là chúng còn sống. Bạn thậm chí có thể cho cầm một vài chiếc lá khô và giải thích sự khác nhau giữa màu xanh và màu nâu.

Hãy nói rằng, “Sự mượt mà và mềm mại của những chiếc lá có cảm giác của màu xanh; màu xanh có cảm giác của sự sống. Nhưng khi những chiếc lá này giòn đi như những chiếc lá khác, chúng đã ngả màu nâu và không còn tươi nữa.”

Để họ đặt tay vào một tô nước lạnh, và giải thích rằng nước có màu xanh. Hãy nói cho họ biết lượng nước ít thì có màu xanh rất nhạt, hấu như là trong suốt không màu, và lượng nước nhiều, như ở sông ngòi hay đại dương, thì có màu xanh đậm.

Hãy nói rằng, “Cảm giác khi cậu đang bơi trong nước, sự ướt át lạnh lẽo đầy thư thái đó, cũng là thứ cảm giác của màu xanh.”

Hãy giải thích rằng nhiệt, như của một ngọn lửa hay một đốm lửa nến, hoặc một bếp lò đang nóng, có màu đỏ. Màu đỏ có thể thường được liên tưởng đến nhiệt, hay thậm chí là một vết bỏng.

Nói với người đó, “Nếu cậu từng bị bỏng nắng, da cậu sẽ đỏ ửng lên. Hoặc nếu cậu cảm thấy xấu hổ và đỏ mặt, hai má cậu trông cũng đỏ lên.”

Giải thích rằng xi măng, như trên tường hoặc hè phố, có màu xám. Kim loại cũng có màu xám – hãy cho họ biết màu xám thường gợi cảm giác cứng cáp và lạnh lẽo hoặc nồng ấm tuỳ thuộc vào mặt trời có ở đấy hay không.

Hãy nói rằng, “Màu xám rất cứng cáp và chắc khoẻ. Nó gợi cảm giác chắc chắn như mặt đường dưới chân cậu, hoặc bức tường cậu có thể dựa vào, nhưng nó không phải sinh vật sống và không lớn lên hay có cảm xúc nào.”


Hãy xem xét mùi và vị để miêu tả màu sắc.


2. Hãy xem xét mùi và vị để miêu tả màu sắc. Những mùi và vị mà có thể chắc chắn đi đôi với những màu sắc nhất định.

Hãy giải thích rằng đồ cay, và ớt cho thức ăn cay thường có màu đỏ. Các thực phẩm khác cũng có màu đỏ là dâu tây, mâm xôi và quả anh đào. Hãy giải thích rằng các hương vị đó càng ngọt gắt bao nhiêu thì màu càng đỏ bấy nhiêu.

Hãy nói rằng, “Cũng giống hệt cách cậu cảm nhận màu đỏ từ việc cảm nhận nhiệt, cậu cũng có thể “nếm” màu đỏ khi ăn thức ăn nóng và cay.”

Cho người đó một quả cam, và giải thích rằng những quả cam có màu cam. Hãy để họ chú ý đến mùi và vị của chúng.

Hãy nói: “Những quả cam thường được tả là tươi mới, ngọt ngào và điển hình của vùng nhiệt đới; mặt trời có màu cam, và nhiều thức ăn màu cam cần nhiều ánh mặt trời để phát triển.”

Thực hiện tương tự với chanh vàng và chuối, rồi giải thích những quả chanh và chuối có màu vàng. Mặc dù chúng có vị khác nhau, cả hai đều có màu vàng, và màu vàng có thể có vị chua hay vị của cam chanh, hoặc ngọt ngào và bổ dưỡng.

Hãy nói, “Thức ăn có màu vàng cũng cần nhiều ánh sáng mặt trời chúng mới tươi sáng và hạnh phúc.”

Cho người đó vài lá salad (rau diếp và cải bó xôi) và giải thích rằng chúng luôn có màu xanh. Màu xanh có mùi vị thanh khiết và giòn tan giống như cây cỏ mọc từ đất, và đôi khi chúng có vị đắng một chút. Màu xanh thường không ngọt ngào như trái cây; nó thường đắng hoặc có thể có những hương khác.

Cho người đó ngửi các loại thảo dược khác nhau, như bạc hà, và nói cho họ, “Màu xanh có hương giống thế này – tươi mới, thanh khiết và lành mạnh.”

Đối với những mùi không có trong thực phẩm ngoài tự nhiên, giải thích lại rằng những chiếc lá và thảm cỏ có màu xanh lục, và nước có màu xanh lam. Vị của biển có màu xanh lam của nước, và màu nâu hay trắng của cát biển. Giải thích rằng những bông hoa có thể có nhiều màu, và thường cùng một loại hoa cũng có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng chúng thường không có màu xanh lục, nâu, xám hay đen.

Nghĩ về những âm thanh có thể miêu tả màu sắc.


3. Nghĩ về những âm thanh có thể miêu tả màu sắc. Một số âm thanh nhất định có thể chắc chắn đi đôi với những màu sắc nhất định.

Hãy giải thích rằng tiếng còi hụ sẽ khiến họ liên tưởng đến màu đỏ, vì màu đỏ là màu được đùng để thu hút sự chú ý của mọi người và nhiều xe bồn cứu hoả cũng như đèn xe cảnh sát và xe cấp cứu đều có màu đỏ.

Hãy nói, “Khi cậu nghe tiếng còi hụ, nó khiến mọi người cảnh giác và chú ý ngay lập tức, vì có lẽ đang có nguy hiểm. Màu đỏ giống như vậy – nó khẩn cấp và bắt lấy sự chú ý của cậu.”

Tiếng nước chảy, đặc biệt là một con suối sủi bọt trắng xoá hay đại dương xô bờ, sẽ khiến họ liên tưởng đến màu xanh lam.

Hãy nói, “màu xanh tĩnh lặng và tốt bụng, như cách dòng nước xoa dịu cậu.”

Một âm thanh cho màu xanh lục có thể là tiếng lá xào xạc hoặc tiếng chim ríu rít. Hãy giải thích rằng không phải mọi chú chim đều có màu xanh lục, nhưng vì chim chóc sống trong cây xanh, âm thanh của chúng thường khiến người ta nhớ về màu xanh lục.

Hãy nói, “Khi cậu lắng nghe tiếng lá xào xạc và chim muông cất cao giọng hót, đó là âm thanh của màu xanh lục.”

Hãy miêu tả âm thanh của cơn bão là màu xám. Khi trời sấm sét và đổ cơn mưa, bầu trời chuyển xám xịt và khiến mọi thứ trông xám xịt theo.

Hãy nói rằng, “Bão tố có màu xám. Âm thanh của sấm sét rền vang và của cơn mưa nghĩa là mọi thứ ngoài kia đang xám xịt, có chút tối tăm và buồn bã vì mặt trời đã không còn ở đó.”

Hãy miêu tả màu sắc khiến bạn cảm nhận được bằng cảm xúc.


4. Hãy miêu tả màu sắc khiến bạn cảm nhận được bằng cảm xúc. Người ta thường gắn màu sắc với những trạng thái cảm xúc nhất định hoặc với các trạng thái tâm lý khác, và nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện về mối tương quan giữa màu sắc và cảm xúc. Hãy giải thích cho người đó những màu phổ biến nhất:

Màu đỏ – thường là màu của giận dữ, hưng phấn t.ình d.ục, sức mạnh thể chất hoặc tính hiếu chiến
Màu cam – cơ thể thoải mái, có đủ thực phẩm, sự ấm áp, và sự an toàn, đôi khi là bực dọc.
Màu vàng – sự thân thiện, hứng khởi, lạc quan, tự tin, thỉnh thoảng là sợ hãi
Màu xanh lục – sự cân bằng, tươi mới, hài hoà, có ý thức về môi trường, sự thanh bình
Màu xanh lam – thông minh, lạnh lùng, tĩnh lặng, thanh thản, có lý trí
Màu tím – ý thức tâm linh, bí ẩn, xa hoa, sự thật; thường đi đôi với mộng tưởng
Màu đen – sự tinh tế và hào nhoáng (tích cực), hoặc nặng nề, đe doạ hay áp bức (tiêu cực)
Màu trắng – sự tinh khiết, rõ ràng, thuần khiết, mộc mạc
Màu nâu – trần tục, đáng tin, sự giúp đỡ
Màu xám – trung tính; thiếu tự tin hoặc thiếu năng lượng; lo âu muộn phiền
Màu hồng – dưỡng dục, ấm áp, nữ tính, yêu thương

Sử dụng con số để miêu tả màu sắc


Phần 2. Sử dụng con số để miêu tả màu sắc

Hãy nói rằng cũng giống như việc con số là vô hạn, màu sắc cũng vô hạn. Hãy tưởng tượng rằng số 1 là màu đỏ và số 2 là màu vàng, cậu có thể thấy rằng giữa 1 và 2 là: “1.2, 1.21, 1.22, 1.3, 1.4, 1.45…”. Tương tự với màu sắc, có vô số màu giữa mỗi 2 màu, cho ta nhiều cấp độ màu sắc.

Tìm hiểu tình trạng khuyết tật của người đó


Phần 3. Tìm hiểu tình trạng khuyết tật của người đó

1. Hãy xác định bản chất khiếm thị của người đó. Đa số người khiếm thị vẫn có thể nhìn thấy một chút, ngay cả khi đó chỉ là nhận thức về ánh sáng. Theo Tổ chức người khiếm thị của Mỹ, chỉ 18% người bị khiếm thị được phân loại là mù hoàn toàn, và đa số người khiếm thị có thể phân biệt giữa ánh sáng và bóng tối.

Khả năng phân biệt giữa ánh sáng và bóng tối có thể giúp bạn giải thích màu đen và màu trắng, bằng cách nói rằng màu đen là bóng tối và màu trắng là có sự hiện diện của ánh sáng.

Hãy hỏi người đó xem liệu họ có bị mù bẩm sinh hay không.


2. Hãy hỏi người đó xem liệu họ có bị mù bẩm sinh hay không. Vì hầu hết người mù hoàn toàn (chỉ tính ở Hoa Kỳ) là vì bệnh về mắt, nhiều người bị khiếm thị đã có thể nhìn thấy được vào một vài thời điểm trong đời họ. Điều này nghĩa là bạn có thể giúp họ nhớ vài thứ nhất định họ đã từng nhìn thấy bằng cách miêu tả chúng.

Tìm hiểu xem liệu người đó có bị mù màu hay không.


3. Tìm hiểu xem liệu người đó có bị mù màu hay không. Chứng mù màu là một loại khiếm thị mà người mắc có thể nhìn thấy đồ vật, nhưng nhiều màu sắc bị lẫn lộn hoặc không nhìn thấy được như hầu hết người khác. Hầu hết người mù màu thường nhìn màu đỏ, cam, vàng và xanh lục giống hệt nhau, và họ nhìn màu xanh lam và tím cũng giống nhau. Trong lúc làm việc hay nói chuyện với người bị mù màu, bạn có thể chỉ cần đặt tên màu sắc theo những đồ vật thường dùng mỗi ngày.

Giáo viên dạy học sinh bị mù màu phải luôn đảm bảo sử dụng giấy trắng và phấn trắng để tối đa hoá độ tương phản. Việc dán nhãn nhiều loại bút viết và hoạ cụ (bút màu, bút lông dầu, giấy màu v.v…) cũng sẽ giúp ích.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo WikiHow)
 
Bài chia sẻ này hay này, miêu tả sao để họ có thể cảm nhận được hết những thứ xung quanh ấy.
 
×
Quay lại
Top