- Tham gia
- 2/7/2015
- Bài viết
- 114
1. Dựa vào đam mê
Có thể nói đam mê là yếu tố quan trọng nhất trước khi bạn lựa chọn một nghề nghiệp nào đó cho bản thân. Cho dù bạn là ai? Bạn muốn trở thành ai trong tương lai đi chăng nữa thì nếu như bạn không có niềm đam mê, tâm huyết với nghề nghiệp đó thì bạn sẽ khó mà đạt được thành công. Niềm đam mê chính là “nguồn nhiên liệu” vô tận để đốt cháy sự siêng năng, chịu khó, cầu tiến, là nguồn động lực mãnh liệt để mỗi khi bạn chùn bước hay mệt mỏi thì “nó sẽ nói với bạn rằng: Đừng bỏ cuộc, thành công đang ở phía trước”.
Nếu bạn đam mê để thực hiện một công việc hay một dự án nào đó thì bạn sẽ đổ dồn hết mọi năng lực và tâm trí vào công việc đó, do vậy mà hiệu quả mang lại thường rất cao. Ngoài ra, làm việc với sự đam mê đồng nghĩa với việc bạn sẽ được công việc ban tặng niềm vui và như vậy bạn sẽ khó mà “cưỡng lại” được công việc mà bạn đang làm. Thực tế thì khó có ai thành công được trên lĩnh vực mà họ không có niềm đam mê.
2. Dựa vào năng lực
Bên cạnh việc bạn chọn một công việc mà bạn đam mê thì năng lực là yếu tố quan trọng tiếp theo để đưa bạn đến thành công trên lĩnh vực mà bạn đã lựa chọn. Mặc dù bản thân từ “thành công” cũng có nhiều “cung bậc” và “định nghĩa” khác nhau, tuy nhiên thì sự thành công đó sẽ trở nên tuyệt vời nhất nếu năng lực của bạn trong lĩnh vực đó là tốt nhất. Đam mê cộng với năng lực sẽ chắp thêm cánh để bạn bay cao và xa hơn trên con đường nghề nghiệp của mình.
Điều này không đồng nghĩa với việc là bắt buộc bạn phải thực sự có năng lực mới thành công được. Bạn có thể không cần quá nhiều năng lực, chỉ cần đam mê và bạn tự tin với khả năng ít ỏi của bản thân cũng đã mang lại sự thành công cho bạn rồi.
Tuy nhiên thì nếu bạn làm việc trong một lĩnh vực mà bạn chưa thực sự có năng lực thì đam mê của bạn phải đủ lớn để bạn sẵn sàng học hỏi miệt mài, gom nhặt kinh nghiệm và từ đó lấp đi chỗ trống năng lực mà bạn còn thiếu sót.
3. Dựa vào nhu cầu
Nhu cầu ở đây chính là nhu cầu tuyển dụng của thị trường. Nếu bạn chọn một nghề mà bạn có năng lực lẫn đam mê nhưng nếu như ở giai đoạn đó của thị trường lĩnh vực của bạn chưa được chú trọng, nhu cầu tuyển dụng chưa nhiều hoặc khó khăn thì đó cũng sẽ là một trở ngại rất lớn cho bạn. Bạn sẽ làm gì nếu như bạn mất 4 hay 5 năm học để rồi không có việc làm đúng không?. Tôi tin là bạn hiểu điều đó.
Chọn một nghề mà thị trường đang có nhu cầu lớn, tốc độ phát triển nhanh, có sự đóng góp lớn cho thị trường và xã hội sẽ làm bạn trở nên “thênh thang” hơn trên con đường phấn đấu và rèn luyện kế tiếp.
4. Dựa vào kỹ năng
Một trong những yếu tố mà các nhà tuyển dụng hay thị trường khá quan tâm đó là những kỹ năng tương ứng với từng nghề nghiệp riêng biệt. Kỹ năng sẽ là “công cụ” hỗ trợ đắc lực cho những năng lực cốt lõi của bạn. Chẳng hạn như nếu bạn là một nhân viên nghiên cứu trị trường thì ngoài năng lực chuyên môn như phân tích, xử lý số liệu… thì những kỹ năng khác như quan hệ khách hàng, giao tiếp, dự báo nhu cầu…sẽ làm bạn dễ giành được thành công hơn rất nhiều.
5. Dựa vào hoàn cảnh gia đình
Yếu tố cuối cùng để bạn cân nhắc khi lựa chọn nghề nghiệp đó là hoàn cảnh gia đình. Hoàn cảnh gia đình ở đây chính là điều kiện kinh tế. Có rất nhiều trường đại học ở xa, học phí cao nên sẽ tốn không ít chi phí cho bạn và gia đình trong quá trình học. và nếu bạn đang dừng lại ở đây thì bạn sẽ có 2 phương án để lựa chọn. Thứ nhất, vì hoàn cảnh kinh tế của gia đình có giới hạn nên bạn sẽ chọn học ở một trường gần nhà và với mức học phí vừa phải (Bất cứ chuyên ngành nào). Thứ hai, nếu bạn muốn học trong một ngôi trường nào đó mà bạn thích hoặc ở một địa điểm cụ thể chẳng hạn, bạn có thể theo học nếu bạn đủ tự tin để vừa đi học vừa làm thêm. Tất cả bạn vẫn có thể “điều phối” được.
Nguồn: https://GeniusPrint.vn
Có thể nói đam mê là yếu tố quan trọng nhất trước khi bạn lựa chọn một nghề nghiệp nào đó cho bản thân. Cho dù bạn là ai? Bạn muốn trở thành ai trong tương lai đi chăng nữa thì nếu như bạn không có niềm đam mê, tâm huyết với nghề nghiệp đó thì bạn sẽ khó mà đạt được thành công. Niềm đam mê chính là “nguồn nhiên liệu” vô tận để đốt cháy sự siêng năng, chịu khó, cầu tiến, là nguồn động lực mãnh liệt để mỗi khi bạn chùn bước hay mệt mỏi thì “nó sẽ nói với bạn rằng: Đừng bỏ cuộc, thành công đang ở phía trước”.
Nếu bạn đam mê để thực hiện một công việc hay một dự án nào đó thì bạn sẽ đổ dồn hết mọi năng lực và tâm trí vào công việc đó, do vậy mà hiệu quả mang lại thường rất cao. Ngoài ra, làm việc với sự đam mê đồng nghĩa với việc bạn sẽ được công việc ban tặng niềm vui và như vậy bạn sẽ khó mà “cưỡng lại” được công việc mà bạn đang làm. Thực tế thì khó có ai thành công được trên lĩnh vực mà họ không có niềm đam mê.
2. Dựa vào năng lực
Bên cạnh việc bạn chọn một công việc mà bạn đam mê thì năng lực là yếu tố quan trọng tiếp theo để đưa bạn đến thành công trên lĩnh vực mà bạn đã lựa chọn. Mặc dù bản thân từ “thành công” cũng có nhiều “cung bậc” và “định nghĩa” khác nhau, tuy nhiên thì sự thành công đó sẽ trở nên tuyệt vời nhất nếu năng lực của bạn trong lĩnh vực đó là tốt nhất. Đam mê cộng với năng lực sẽ chắp thêm cánh để bạn bay cao và xa hơn trên con đường nghề nghiệp của mình.
Điều này không đồng nghĩa với việc là bắt buộc bạn phải thực sự có năng lực mới thành công được. Bạn có thể không cần quá nhiều năng lực, chỉ cần đam mê và bạn tự tin với khả năng ít ỏi của bản thân cũng đã mang lại sự thành công cho bạn rồi.
Tuy nhiên thì nếu bạn làm việc trong một lĩnh vực mà bạn chưa thực sự có năng lực thì đam mê của bạn phải đủ lớn để bạn sẵn sàng học hỏi miệt mài, gom nhặt kinh nghiệm và từ đó lấp đi chỗ trống năng lực mà bạn còn thiếu sót.
3. Dựa vào nhu cầu
Nhu cầu ở đây chính là nhu cầu tuyển dụng của thị trường. Nếu bạn chọn một nghề mà bạn có năng lực lẫn đam mê nhưng nếu như ở giai đoạn đó của thị trường lĩnh vực của bạn chưa được chú trọng, nhu cầu tuyển dụng chưa nhiều hoặc khó khăn thì đó cũng sẽ là một trở ngại rất lớn cho bạn. Bạn sẽ làm gì nếu như bạn mất 4 hay 5 năm học để rồi không có việc làm đúng không?. Tôi tin là bạn hiểu điều đó.
Chọn một nghề mà thị trường đang có nhu cầu lớn, tốc độ phát triển nhanh, có sự đóng góp lớn cho thị trường và xã hội sẽ làm bạn trở nên “thênh thang” hơn trên con đường phấn đấu và rèn luyện kế tiếp.
4. Dựa vào kỹ năng
Một trong những yếu tố mà các nhà tuyển dụng hay thị trường khá quan tâm đó là những kỹ năng tương ứng với từng nghề nghiệp riêng biệt. Kỹ năng sẽ là “công cụ” hỗ trợ đắc lực cho những năng lực cốt lõi của bạn. Chẳng hạn như nếu bạn là một nhân viên nghiên cứu trị trường thì ngoài năng lực chuyên môn như phân tích, xử lý số liệu… thì những kỹ năng khác như quan hệ khách hàng, giao tiếp, dự báo nhu cầu…sẽ làm bạn dễ giành được thành công hơn rất nhiều.
5. Dựa vào hoàn cảnh gia đình
Yếu tố cuối cùng để bạn cân nhắc khi lựa chọn nghề nghiệp đó là hoàn cảnh gia đình. Hoàn cảnh gia đình ở đây chính là điều kiện kinh tế. Có rất nhiều trường đại học ở xa, học phí cao nên sẽ tốn không ít chi phí cho bạn và gia đình trong quá trình học. và nếu bạn đang dừng lại ở đây thì bạn sẽ có 2 phương án để lựa chọn. Thứ nhất, vì hoàn cảnh kinh tế của gia đình có giới hạn nên bạn sẽ chọn học ở một trường gần nhà và với mức học phí vừa phải (Bất cứ chuyên ngành nào). Thứ hai, nếu bạn muốn học trong một ngôi trường nào đó mà bạn thích hoặc ở một địa điểm cụ thể chẳng hạn, bạn có thể theo học nếu bạn đủ tự tin để vừa đi học vừa làm thêm. Tất cả bạn vẫn có thể “điều phối” được.
Nguồn: https://GeniusPrint.vn