- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Gối là vật dụng không thể thiếu với mỗi người. Có người thích dùng gối cao, gối thấp hoặc gối cứng, gối mềm, nhưng ít ai chú ý đến chất liệu làm gối có ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe của mình. Với trẻ sơ sinh, với người già yếu, ốm đau bệnh tật thì chiếc gối là vật bất ly thân. Vậy ruột gối nên làm bằng gì cho thích hợp mỗi người để nằm ngủ ngon giấc và phòng chữa được bệnh?
Gối độn viễn chí, hoa cúc, bạch chỉ an thần ích trí, ngủ ngon, trị đau đầu, giảm trí nhớ.
Thông thường, ruột gối hay độn bông gòn, vỏ đỗ, mút… Các chất liệu này có tính ấm, hợp với mùa lạnh, với người có chứng dương hư âm thịnh hay cảm thấy lạnh. Nhưng đến mùa hè, thời tiết nóng nực, nhất là đối với trẻ em thể chất thuần dương, khi cảm sốt hoặc người tăng huyết áp thì không nên dùng loại gối này. Khi ngủ, gối áp vào vùng chẩm gáy, đại não là nơi định vị của tim, phổi. Đầu là nơi hội tụ các kinh dương: thủ túc thái dương, thiếu dương và dương minh kinh. Mà bệnh tật thường thường hay phát sinh từ kinh dương, dương mạch. Vì vậy, tùy theo sức khỏe hay ốm đau bệnh tật, chúng ta có thể làm chiếc gối có vật liệu thích hợp:
- Gối độn hoa cúc: hoa cúc phơi khô trong râm độn làm gối. Hoa cúc tính lạnh, thanh nhiệt làm hạ hỏa bốc lên đầu gáy nhức đầu, đỏ mắt, cao huyết áp, ngủ trằn trọc. Làm gối cho trẻ có tác dụng làm mát đầu, ổn định thần kinh, sáng mắt.
- Gối bằng vỏ hạt đậu xanh: vỏ đậu phơi khô độn gối làm mát đầu, ngủ yên, thần kinh êm dịu, hạ huyết áp, bốc hỏa, nhức đầu, làm sáng mắt tĩnh tai.
- Gối độn thông thảo: thông thảo khô lượng vừa đủ để làm gối, thái thành sợi nhỏ, thiên ma 50g, độn làm gối. Tác dụng: chữa âm hư, can dương vượng gây cao huyết áp, nhức đầu chóng mặt, hoa mắt, suy nhược thần kinh.
- Gối độn bạch chỉ, lá hồng: bạch chỉ 200g, hoa cúc 750g, lá hồng tứ hồng 150g, độn làm gối. Tác dụng: trị tăng huyết áp, đau đầu, xơ cứng động mạch.
- Gối độn 4 vị thuốc bắc: quy bản (mai rùa), long cốt, viễn chí, thạch xương bồ, lượng bằng nhau độn làm gối. Tác dụng: trị tâm hay sợ, hồi hộp bất an, trấn tĩnh thần kinh, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng trí nhớ, chữa chứng kinh giản, ra mồ hôi trộm, ngủ mơ màng mộng mị, đầu váng mắt hoa, thông các khiếu, sáng mắt thính tai.
- Gối bạc hà hoắc hương: bạc hà, hoắc hương khô lượng bằng nhau độn làm gối có mùi thơm giúp dễ ngủ.
- Gối độn viễn chí, hoa cúc, bạch chỉ: viễn chí 150g, bạch chỉ 200g, hoa cúc 750g độn làm gối. Tác dụng: an thần, ích trí, trị mất ngủ, trí nhớ giảm sút, hay giật mình, đau đầu, hay quên.
- Gối lô hội, bạch chỉ, hoa cúc: lô hội (nha đam) 200g, hoa cúc 750g, bạch chỉ 200g, tất cả nghiền nhỏ, cho vào túi vải rồi độn gối. Tác dụng: chữa tắc mạch máu não. Gối đầu lâu sẽ giảm hoặc hết bệnh.
- Gối phòng, chữa chảy máu não: hoa cúc 750g, bạch chỉ 200g, lá hồng tứ hồng 150g, cành dâu (dùng nhánh nhỏ phơi trong mát cho khô) 150g, cho tất cả vào túi vải độn gối, nằm lâu sẽ khỏi bệnh.
Gối độn viễn chí, hoa cúc, bạch chỉ an thần ích trí, ngủ ngon, trị đau đầu, giảm trí nhớ.
Thông thường, ruột gối hay độn bông gòn, vỏ đỗ, mút… Các chất liệu này có tính ấm, hợp với mùa lạnh, với người có chứng dương hư âm thịnh hay cảm thấy lạnh. Nhưng đến mùa hè, thời tiết nóng nực, nhất là đối với trẻ em thể chất thuần dương, khi cảm sốt hoặc người tăng huyết áp thì không nên dùng loại gối này. Khi ngủ, gối áp vào vùng chẩm gáy, đại não là nơi định vị của tim, phổi. Đầu là nơi hội tụ các kinh dương: thủ túc thái dương, thiếu dương và dương minh kinh. Mà bệnh tật thường thường hay phát sinh từ kinh dương, dương mạch. Vì vậy, tùy theo sức khỏe hay ốm đau bệnh tật, chúng ta có thể làm chiếc gối có vật liệu thích hợp:
- Gối độn hoa cúc: hoa cúc phơi khô trong râm độn làm gối. Hoa cúc tính lạnh, thanh nhiệt làm hạ hỏa bốc lên đầu gáy nhức đầu, đỏ mắt, cao huyết áp, ngủ trằn trọc. Làm gối cho trẻ có tác dụng làm mát đầu, ổn định thần kinh, sáng mắt.
- Gối bằng vỏ hạt đậu xanh: vỏ đậu phơi khô độn gối làm mát đầu, ngủ yên, thần kinh êm dịu, hạ huyết áp, bốc hỏa, nhức đầu, làm sáng mắt tĩnh tai.
- Gối độn thông thảo: thông thảo khô lượng vừa đủ để làm gối, thái thành sợi nhỏ, thiên ma 50g, độn làm gối. Tác dụng: chữa âm hư, can dương vượng gây cao huyết áp, nhức đầu chóng mặt, hoa mắt, suy nhược thần kinh.
- Gối độn bạch chỉ, lá hồng: bạch chỉ 200g, hoa cúc 750g, lá hồng tứ hồng 150g, độn làm gối. Tác dụng: trị tăng huyết áp, đau đầu, xơ cứng động mạch.
- Gối độn 4 vị thuốc bắc: quy bản (mai rùa), long cốt, viễn chí, thạch xương bồ, lượng bằng nhau độn làm gối. Tác dụng: trị tâm hay sợ, hồi hộp bất an, trấn tĩnh thần kinh, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng trí nhớ, chữa chứng kinh giản, ra mồ hôi trộm, ngủ mơ màng mộng mị, đầu váng mắt hoa, thông các khiếu, sáng mắt thính tai.
- Gối bạc hà hoắc hương: bạc hà, hoắc hương khô lượng bằng nhau độn làm gối có mùi thơm giúp dễ ngủ.
- Gối độn viễn chí, hoa cúc, bạch chỉ: viễn chí 150g, bạch chỉ 200g, hoa cúc 750g độn làm gối. Tác dụng: an thần, ích trí, trị mất ngủ, trí nhớ giảm sút, hay giật mình, đau đầu, hay quên.
- Gối lô hội, bạch chỉ, hoa cúc: lô hội (nha đam) 200g, hoa cúc 750g, bạch chỉ 200g, tất cả nghiền nhỏ, cho vào túi vải rồi độn gối. Tác dụng: chữa tắc mạch máu não. Gối đầu lâu sẽ giảm hoặc hết bệnh.
- Gối phòng, chữa chảy máu não: hoa cúc 750g, bạch chỉ 200g, lá hồng tứ hồng 150g, cành dâu (dùng nhánh nhỏ phơi trong mát cho khô) 150g, cho tất cả vào túi vải độn gối, nằm lâu sẽ khỏi bệnh.
Lương y Minh Chánh
Báo Sức Khỏe Đời Sống
Báo Sức Khỏe Đời Sống