minhhuyen1011
Banned
- Tham gia
- 22/3/2017
- Bài viết
- 0
Bỏng do nhiệt là loại bỏng thường gặp nhất ở trẻ. Khi bị bỏng nhiệt, trẻ thường hoảng loạn và rất đau đớn. Lúc này, bố mẹ cần bĩnh tĩnh xử trí trấn an trẻ và hạn chế mức độ nghiêm trọng của vết bỏng.
*Trẻ bị bỏng nhiệt do nhiệt ướt
Nguyên nhân: đa phần là các bé bị bỏng nước sôi, nước tắm, canh nóng, dầu ăn/mỡ nóng, cháo.
Xử trí ban đầu:
– Đưa bé xa khỏi khu vực có nguồn nhiệt gây bỏng: phản xạ đầu tiên khi thấy bé bị bỏng nhiệt ướt là hãy đưa ngay bé khỏi nơi có nguồn nhiệt gây bỏng càng nhanh càng tốt (tránh trong lúc sợ hãi, vùng vẫy, bé sẽ bị bỏng thêm).
– Hạ nhiệt vùng bị bỏng: Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu. Ngay lập tức ngâm vết thương với thật nhiều nước lạnh (nhiệt độ nước 10-250C) thậm chí ngâm cả người vào chậu nước từ 15 đến 30 phút hoặc cho đến khi cảm thấy hết đau.
Việc rửa nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, đồng thời làm vết bỏng nhỏ hơn và ít đau đớn hơn. Không sử dụng nước đá hoặc đá cục. Đưa nước đá trực tiếp trên bỏng có thể gây cho cơ thể trở nên quá lạnh và gây hại thêm cho vết thương.
Nếu bé đang mặc quần áo, giày mũ,… thì phải ngâm nước lạnh trước, cởi y phục sau; trường hợp y phục bị dính chặt vào vết thương, đừng tự cố gỡ sẽ gây tổn thương thêm cho bé, phải nhờ đến bác sĩ can thiệp. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
Tháo bỏ ngay các vật cứng bé đang đeo như vòng, nhẫn, giày, ủng (vết bỏng bị phù nề sau đó sẽ làm chúng bị chặt lại, không tháo ra được)
– Xịt thuốc bỏng lên vết bỏng: Trong nhà bạn nên dự trữ một lọ thuốc bỏng để dùng khi cần thiết. Nên để ở vị trí dễ tìm trong tủ thuốc gia đình. Các loại thuốc này được bán ở tiệm thuốc tây.
Chú ý: không được tùy tiện bôi bất kì loại hóa chất nào lên vết bỏng như kem đánh răng, nước mắm…. Đây là kinh nghiệm các cụ truyền miệng, nhưng thực tế đã chứng minh việc này rất dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.
– Đưa đến bác sĩ khám và điều trị: Tùy theo mức độ năng/nhẹ mà điều trị tại nhà hoặc đi khám tại cơ sở y tế.
*Trẻ bị bỏng nhiệt do nhiệt khô
Nguyên nhân: đa phần bé bị bỏng do lửa (chạy chơi ngã vào bếp lò, đống than củi âm ỉ, nghịch bật lửa, nướng cá bằng cồn, cháy xăng, trẻ tò mò lấy tay bốc cục than đang cháy…), pô xe máy, bàn là hoặc chạm vào các vật dụng còn nóng gây bỏng (cời bếp than, xoong nồi vừa đun nấu xong…).
Trẻ phỏng do nhiệt khô sẽ đau đớn nhiều hơn, trải qua thời gian điều trị lâu dài với nhiều lần phẫu thuật, cấy ghép da và hậu quả để lại nhiều di chứng nặng trên da.
Xử trí ban đầu:
– Bỏng do lửa:
– Bỏng ống bô xe máy, bàn là nóng hoặc các vật dụng nóng khác thì tiến hành xử trí tương tự bỏng do nhiệt ướt.
Trên đây là những cách xử lý tại chỗ khi bé bị bỏng do các nguyên nhân về nhiệt hay gặp. Bỏng có thể phòng tránh được, do vậy, các bố mẹ cố gắng đừng để bé nhà mình bị bỏng nhé.
*Trẻ bị bỏng nhiệt do nhiệt ướt
Nguyên nhân: đa phần là các bé bị bỏng nước sôi, nước tắm, canh nóng, dầu ăn/mỡ nóng, cháo.
Xử trí ban đầu:
– Đưa bé xa khỏi khu vực có nguồn nhiệt gây bỏng: phản xạ đầu tiên khi thấy bé bị bỏng nhiệt ướt là hãy đưa ngay bé khỏi nơi có nguồn nhiệt gây bỏng càng nhanh càng tốt (tránh trong lúc sợ hãi, vùng vẫy, bé sẽ bị bỏng thêm).
– Hạ nhiệt vùng bị bỏng: Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu. Ngay lập tức ngâm vết thương với thật nhiều nước lạnh (nhiệt độ nước 10-250C) thậm chí ngâm cả người vào chậu nước từ 15 đến 30 phút hoặc cho đến khi cảm thấy hết đau.
Việc rửa nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, đồng thời làm vết bỏng nhỏ hơn và ít đau đớn hơn. Không sử dụng nước đá hoặc đá cục. Đưa nước đá trực tiếp trên bỏng có thể gây cho cơ thể trở nên quá lạnh và gây hại thêm cho vết thương.
Nếu bé đang mặc quần áo, giày mũ,… thì phải ngâm nước lạnh trước, cởi y phục sau; trường hợp y phục bị dính chặt vào vết thương, đừng tự cố gỡ sẽ gây tổn thương thêm cho bé, phải nhờ đến bác sĩ can thiệp. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
Tháo bỏ ngay các vật cứng bé đang đeo như vòng, nhẫn, giày, ủng (vết bỏng bị phù nề sau đó sẽ làm chúng bị chặt lại, không tháo ra được)
– Xịt thuốc bỏng lên vết bỏng: Trong nhà bạn nên dự trữ một lọ thuốc bỏng để dùng khi cần thiết. Nên để ở vị trí dễ tìm trong tủ thuốc gia đình. Các loại thuốc này được bán ở tiệm thuốc tây.
Chú ý: không được tùy tiện bôi bất kì loại hóa chất nào lên vết bỏng như kem đánh răng, nước mắm…. Đây là kinh nghiệm các cụ truyền miệng, nhưng thực tế đã chứng minh việc này rất dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.
– Đưa đến bác sĩ khám và điều trị: Tùy theo mức độ năng/nhẹ mà điều trị tại nhà hoặc đi khám tại cơ sở y tế.
*Trẻ bị bỏng nhiệt do nhiệt khô
Nguyên nhân: đa phần bé bị bỏng do lửa (chạy chơi ngã vào bếp lò, đống than củi âm ỉ, nghịch bật lửa, nướng cá bằng cồn, cháy xăng, trẻ tò mò lấy tay bốc cục than đang cháy…), pô xe máy, bàn là hoặc chạm vào các vật dụng còn nóng gây bỏng (cời bếp than, xoong nồi vừa đun nấu xong…).
Trẻ phỏng do nhiệt khô sẽ đau đớn nhiều hơn, trải qua thời gian điều trị lâu dài với nhiều lần phẫu thuật, cấy ghép da và hậu quả để lại nhiều di chứng nặng trên da.
Xử trí ban đầu:
– Bỏng do lửa:
- + Giữ cho trẻ đứng yên: Nếu quần áo trẻ bị bắt lửa, bé thường hoảng hốt và sợ hãi. Điều trước tiên là phải giữ yên trẻ, cố gắng không để bé hốt hoảng chạy quanh làm thổi bừng thêm ngọn lửa.
- + Tìm mọi cách dập nguồn lửa đang cháy: Có thể dùng nước hoặc cát dập lửa (nếu có sẵn); hoặc dùng áo khoác, chǎn, vải dày bằng cotton bọc kín bé đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni lông để dập lửa).
- + Lăn bé trên sàn nhà hoặc nền phẳng để ngọn lửa tắt hẳn.
- + Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa, nếu có, lên người bé.
- + Tìm mọi cách hạ nhiệt vết bỏng (giống phần bỏng nhiệt ướt).
- + Các bước tiếp theo giống phần bỏng do nhiệt ướt ở trên.
– Bỏng ống bô xe máy, bàn là nóng hoặc các vật dụng nóng khác thì tiến hành xử trí tương tự bỏng do nhiệt ướt.
Trên đây là những cách xử lý tại chỗ khi bé bị bỏng do các nguyên nhân về nhiệt hay gặp. Bỏng có thể phòng tránh được, do vậy, các bố mẹ cố gắng đừng để bé nhà mình bị bỏng nhé.