Cách Giới Thiệu Về Bản Thân Ấn Tượng Khi Phỏng Vấn

intern

Thành viên
Tham gia
19/11/2015
Bài viết
24
Trước câu hỏi khá đơn giản “ hãy tự giới thiệu về bản thân” các bạn thường không bị mắc lỗi nhiều nhưng lại chưa thật sự gây ấn tượng và mờ nhạt trong mắt nhà tuyển dụng vì có quá nhiều người trả lời như bạn.

Làm Thế Nào Trả Lời Câu Hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?”
Cách Trả Lời Câu Hỏi “Điểm Yếu Của Bạn Là Gì?”


Bạn sẽ nói gì về bản thân mình!!

Hãy nhớ điều mà nhà tuyển dụng muôn biết là bạn có phù hợp với công việc hay không. Do đó, các bạn phải chèn khôn khéo những thành tích và kinh nghiệm khi giới thiệu về bản thân để tạo cơ hội ghi điểm cho mình.

Trả lời câu hỏi thật sự

Để trả lời đúng bạn phải hiểu bản chất câu hỏi là gì

Khi bạn muốn giới thiệu về bản thân mình thì thật chất nói điều nhà tuyển dụng thật sự muốn biết chứ không phải tất cả những điều thú vị mà bạn có. Đừng vui mừng khi nghe có người muốn nghe câu chuyện của mình mà “thả rông” văn.Tất cả mọi câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra đều chỉ quay về câu hỏi chính “ Tại sao chúng tôi phải thuê bạn”. tượng.

Không nên nói gì
Đây là không phải là buổi trò chuyện phiếm mà họ muốn biết quá nhiều về chuyện riêng tư của bạn mà không liên quan. Nếu bạn không chuẩn bị nội dung cho phần này cẩn thận, cơ hội tỏa sáng của bạn sẽ dễ dàng bị tụt mất mà còn để lại “ấn tượng ngược” cho nhà tuyển dụng.


Tránh nói quá nhiều thông tin cá nhân không cần thiết

Hầu hết mọi người thường thao thao bất tuyệt chia sẻ về quê quán, gia đình, sở thích, môn học thích hay thói quen khi giới thiệu về bản thân nhưng bạn hãy nhớ đây là phỏng vấn xin việc không phải buổi trò chuyện với bạn bè.

Hãy nhớ mục đích thật sự của câu hỏi rằng nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn thật sự phù hợp hay không cho vị trí này. Do đó, hãy cố gắng tránh các thông tin quá mang tính cá nhân, họ không tuyển vì bạn có một người em dễ thương, một người yêu tuyệt vời hay sở thích thú vị nào đó.

Yêu cầu làm rõ
Để đảm bảo bạn cung cấp thông tin mà họ muốn, bạn có thể làm rõ câu hỏi khi được yêu cầu giới thiệu bản thân mình, chằng hạn như

“Em rất vui khi nhận câu hỏi này. Nhưng để tiết kiệm thời gian quý báu của anh, em có thể biết loại thông tin hay khía cạnh nào anh muốn biết nhất để em trình bày vào trọng tâm luôn ạ”.



Nhiều bạn sẽ nghĩ hơi “gượng” khi hỏi câu này, nhưng bạn thân mến, thử đặt vấn đề nếu họ nêu vấn đề muốn nghe thì quá tuyệt vời cho bạn trình bày. Còn nếu họ từ chối thì bạn sẽ mất 10 giâycho câu hỏi đó thôi. Hãy dùng thái độ chân thành để đặt ngược vấn đề với họ chứ không phải kiểu ra yêu cầu kiểu “Em có nhiều thứ để nói lắm, anh muốn biết cái gì?”

Trường hợp bạn không dùng cách này hay nhà tuyển dụng không nói yêu cầu của họ thì hãy dùng kho ý tưởng mà bạn đã chuẩn bị từ trước ở bước tiếp theo.

Chuẩn bị trước nội dung
Để chuẩn bị bài diễn văn “ngon” trước nhà tuyển dụng bạn cần hiểu bản thân mình về kinh nghiệm và kỹ năng tổng quát nào hù hợp cho vị trí công việc và công ty. Để làm rõ điều này, bạn nên:

  • Nghiên cứu thông tin công ty
  • Xác định và nẵm rõ điểm điểm mạnh, yếu và khả năng đặc biết hay một giá trị đột phá nào bạn có.
  • Đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng và hình dung xem họ muốn nghe và biết điều gì.
  • Thực hành, thực hành và thực hành để diễn đạt một cách tự nhiên nhất.

Chuẩn bị trước nội dung trước khi phỏng vấn

Sau đây là một ví dụ cho vị nhân viên marketing và truyền thông cho một công ty nước giải khát.

“Tôi sinh ra và lớn lên tại ABC và có một kiến thức khá tốt tại khu vực này nhất là về tình hình kinh tế và thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân nơi đây. Trong suốt quá trình học đại học tại trường XXX, tôi đã từng giữ nhiều vị trí trong đoàn trường và CLB giúp tôi có rất nhiều mối quan hệ từ các doanh nghiệp, giảng viên và trở nên năng động, tự tin.”

“Ở vị trí gần đây nhất là Marketing Online Intern tại công ty SES, tôi có cơ hội tham gia nhiều chiến dịch markeing của công ty như tổ chức event, cuộc thi online và các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên. Điều tôi thấy tự hào nhất là được thể hiện khả năng được giao phụ trách chính cho nội dung fanpage.”

“Tôi tin rằng với kinh nghiệm và trải nghiệm trong suốt quá trình học giúp tôi phù hợp với vị trí sắp tới này”

Như bạn có thể thấy, ứng viên này không tập trung quá nhiều vào các thông tin cá nhân mà đã điểm nhanh qua quá trình học của mình và nhấn mạnh những kinh nghiệm và thành tích đạt được một cách cụ thể nhất.

Còn bây giờ, hãy xây dựng cho mình một kịch bản giới thiệu về bản thân và luyện tập thật nhiều.

Dịch và biên tập: Intern.vn
Nguồn: Job-Hunt
 
×
Quay lại
Top Bottom