Cách giảm áp lực trong mùa thi

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Làm thế nào để đạt phong độ ổn định và giảm áp lực tối thiểu chuẩn bị tốt cho 2 kì thi quan trọng sắp tới. Cùng tham khảo những cách sau nhé!

Nhiều bạn học sinh cuối cấp, vì lo lắng chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và đại học rất quan trọng trước mắt đã rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực làm kết quả ôn tập không những không tốt lên mà còn khiến sức khỏe ngày càng xuống cấp.
Vậy làm thế nào để đạt phong độ ổn định và giảm áp lực tối thiểu chuẩn bị tốt cho 2 kì thi quan trọng sắp tới. Cùng tham khảo những cách sau nhé!

1. Thư giãn:

Đừng lúc nào cũng căng như sợi dây đàn như thế, một vài bản nhạc nhẹ, dành thời gian đi bộ trong công viên hoặc xem một bộ phim hài là những gợi ý giúp bạn được thư giãn mà không mất quá nhiều thời gian. Thiếu ngủ và ăn uống thất thường cũng làm giảm trí nhớ và không thể giải quyết mọi việc một cách trôi chảy, đồng thời tăng áp lực của bạn lên. Vì vậy, một chút thư giãn giúp trí não của bạn được nghỉ ngơi và chuẩn bị cho những cuộc chiến ác liệt tiếp theo đấy.

13-790724-1980.jpg


2. Tìm động lực học tập:

Đa số những bạn rơi vào tình cảnh này đều muốn buông xuôi tất cả, cực chẳng đã mới phải vác trọng trách lên vai và bước tiếp nhưng trong tình trạng uể oải. Nguyên nhân chính là do bạn chưa có động lực học tập thực sự cho bản thân. Bạn nên dành một chút thời gian suy nghĩ về ước mơ của mình và tạo cho mình sự mong muốn đạt được ước mơ. Bạn có thể tìm đọc các loại sách khuyến khích tinh thần, giúp bạn lấy lại động lực và tăng tốc để về đích với kết quả tốt nhất.

3. Xem lại cách học:

Nếu bạn đang học với tần suất rất lớn, hết chạy học thêm chỗ này lại phải vội vàng qua học thêm chỗ khác, tối về, không còn thời gian cho việc ôn tập và tự học ở nhà thì bạn nên xem xét nghiêm túc lại cách học của mình đi. Xác định xem những lần đi học thêm như vậy có thực sự mang lại kiến thức cho bạn hay chỉ làm bạn mệt mỏi thêm và không có thời gian để làm việc khác? Hoặc bạn học thêm chỉ vì theo phong trào? Cân nhắc, và điều chỉnh lịch học sao cho phù hợp với bản thân cũng là cách để bạn giảm đi sự căng thẳng thường trực đấy.

14-790724-7554.jpg


4. Suy nghĩ tích cực:

Sự lo lắng và căng thẳng của bạn có thể đến từ việc…sợ…bạn sợ thi đại học không đậu ư? Đừng quan tâm đến việc đó, chỉ cần bạn chăm chỉ học tập và tận dụng thực sự có ích 24 tiếng mỗi ngày thì kết quả sẽ không phụ lòng bạn. Qúa lo lắng cho tương lai mà không lo lắng và hành động cho ngày hôm nay là một sai lầm đấy. Dù sao thì vẫn cứ lạc quan và suy nghĩ tích cực lên bạn nhé.

5. Tìm lời khuyên và chia sẻ:

Hãy tìm anh, chị nào đó đã từng trải qua khoảng thời gian này để nghe lời khuyên của họ. đồng thời chia sẻ những suy nghĩ, những áp lực cho học nghe. Hẳn là bạn sẽ có nhiều lời khuyên hay, bổ ích để áp dụng cho bản thân đấy.

6. Chế độ ăn uống:

Ăn uống đầy đủ chất, và bổ sung những thực phẩm có lợi cho trí nhớ. Chế độ ăn lành mạnh và cân bằng gồm nhiều ngũ cốc nguyên cám, protein nạc, hoa quả và rau xanh, ít chất béo và ngọt sẽ rất có lợi cho trí não của bạn.

CHÚC CÁC BẠN ÔN TẬP TỐT VÀ CÓ MỘT KÌ THI HIỆU QUẢ NHẤT!
Theo Mực Tím
 
dạo này thiếu ngủ :(
ôi cái cuộc đời lớp 12 của tôi :(
haiz
 
dù em chưa học lớp 12 nhưng em cũng là đứa dễ "điên" khi kì thi tới
cảm ơn chị heokool nhiều nha!!!!!
 
Có 1 suy nghĩ sẽ giúp các em giảm áp lực trước ngưỡng cửa này, đó là hãy tự nói vs mình: Mình đã cố hết sức rồi, đi thi đỗ thì tốt ... không đỗ lúc đó tính sau. Đừng bao giờ nghĩ trượt là chết. :)

Vì nó là suy nghĩ tương đối, nên có mặt lợi và cả mặt hại :D mặt lợi là các em hiên ngang ngồi trong phòng thi mà không run sợ; không toát mồ hôi; và quan trọng nhất là không hiểu kiến thức "bay" đến miền nào.
Tiêu cực là: đừng thấy bố mẹ lo lắng dễ dãi nên không cố "nói nhiều" sợ áp lực quá lớn khiến ... các em đi tự tử, mà ko chịu nỗ lực trau dồi kiến thức.

Một định luật và vài trường hợp các em sẽ rơi vào như sau :) tai sao chị biết? À thì ;)) ... tại trải qua rồi ms nói lại được, vậy thôi:
1- Kiến thức rất chắc + bình tĩnh => Đỗ
2- Kiến thức chắc + run sợ => vào phòng quên kiến thức => Trượt
3- Kiến thức tương đối chắc + may mắn => đỗ
4- Kiến thức ko chắc chắn + trông chờ 99% vào may mắn (trắc nghiệm) => Trượt

* Chị thuộc loại thứ 4 và kết quả đã rõ => Trượt. Các bạn sẽ cãi: có bạn khoanh bừa vẫn đúng ... toàn nghe nói, số này thực sự rất hiếm ... hiếm hơn cả loài trong sách đỏ :D và cái chính ta ko có trong số đó. Họ có phước lớn đến mức đó, nhưng cộng thêm mẹo khoanh bừa (may mắn).

Ở đây có 1 bí quyết nhỏ ;) khoanh bừa cũng có nghệ thuật của nó, cái chính bạn chỉ nên tham khảo chút trước ngày thi. Vì mỗi năm nó 1 khác :)) Có lẽ chị thi lại cũng nhờ 1 chút mẹo khoanh này, vì thú thực ở nhà ôn lại 1 năm cũng ngán lắm .. chẳng có động lực.
 
×
Quay lại
Top Bottom