- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinh vien.vn) Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm thấy mình đã thất bại – nhưng cách chúng ta phản ứng với những thất bại đó mới là điều quan trọng. Sau đây là 5 khám phá có thể giúp bạn đối mặt với thất bại.
1. Hãy đối xử tốt với chính mình
Cách này tuy cũ nhưng là một cách hay: hãy tập tự cảm thông bản thân. Tự cảm thông bao gồm việc đối tốt và không phán xét bản thân khi đối mặt với khó khăn – và cả thất bại. Có lẽ người đề xuất ra cách tự cảm thông bản thân nổi tiếng nhất là Kristine Neff của Đại học Texas, Austin (bạn có thể làm bài kiểm tra ấy của cô tại đây). Năm 2005, Neff đã công bố một công trình nghiên cứu cho rằng các sinh viên biết tự cảm thông bản thân sau khi thi trượt sẽ tiếp tục học hành chăm chỉ hơn cho những kỳ thi tiếp theo. Những công trình gần đây hơn đã phát hiện ra rằng việc đối tốt với chính mình khi bạn cảm thấy đã làm điều gì thất bại (và nhận ra rằng bạn không chỉ thất bại một mình) có mối liên hệ với sức khoẻ tinh thần tốt hơn. Và tự cảm thông chính mình thậm chí còn có mối liên hệ với sức khoẻ thể chất nhiều hơn, theo một nghiên cứu mới đây trên tạp chí BMC Public Health.
2. Chống lại “sự cầu toàn do xã hội đặt ra”
Nếu cảm thấy người khác cứ trông đợi bạn phải hoàn hảo, và phán xét bạn khắt khe nếu bạn không đáp ứng được những mong mỏi ấy, thì bạn đang trải qua loại chủ nghĩa cầu toàn này. Một đánh giá lớn năm 2017 về các công trình nghiên cứu về những nhân tố bồi dưỡng khả năng phục hồi sau những thất bại hoặc sai lầm đã làm nổi bật một nhân tố rủi ro rõ ràng: người có điểm số cao hơn trong đánh giá này cảm thấy lo lắng, phiền lòng và nổi nóng nhiều hơn sau khi làm một việc bị thất bại. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự can thiệp nhằm cải thiện hạnh phúc và khả năng phục hồi nên nhắm đến nhân tố này. Tất nhiên, chính xác làm thế nào để giải quyết vấn đề này lại là một vấn đề khác. Có một số bằng chứng đưa ra trái với các thông điệp – một số chống sự cầu toàn, số khác thì ủng hộ nó – giúp xử lý sự cầu toàn này. Nhưng đối với cá nhân, việc chống lại thôi thúc nghĩ về cách người khác phán xét bạn ra sao sau một thất bại nào đó có thể là điều đáng làm.
3. Đừng quá lo lắng khi bạn quá tự tin và mắc sai lầm
Quá tự tin không phải là một tính tốt; nó khiến chúng ta học hỏi ít hơn và mắc sai lầm nhiều hơn. Nhưng giả sử bạn làm một bài thi hoặc bài kiểm tra mà cảm thấy mình đang kiểm soát tốt và đang làm khá tốt mọi thứ, chỉ để rồi nhận được điểm thấp. Rõ ràng sự tự tin ban đầu của bạn đã bị đặt sai chỗ. Chẳng nghi ngờ gì nữa, ít nhất nó là một phần lý do cho thất bại của bạn. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy bạn càng chắc chắn về câu trả lời và biết ra nó sai rồi sửa lại cho đúng, bạn càng nhớ rõ hơn câu trả lời đúng hơn và sẽ sử dụng chúng tốt hơn trong tương lai. Điều này ít nhất là một kết luận của bài đánh giá năm 2017 về các công trình nghiên cứu việc học hỏi từ những sai sót của Janet Metcalfe tại Đại học Columbia. Metcalfe viết, “Mức độ tin tưởng chắc nịch vào sự thật về lỗi sai của một người khiến những lỗi sai ấy dễ sửa chữa hơn, chứ không phải là khó sửa hơn.” Tuy nhiên…
4. Đừng cố tiếp nhận bằng chứng của thất bại về bản thân quá
Một số các nghiên cứu mới đây trên 1,700 người Mỹ tham gia, đã công bố trên tạp chí “Khoa học Tâm lý”, nhận thấy rằng phản hồi về những thứ họ đã làm sai đối với nhiều bài kiểm tra hoặc bài tập mà không phải là những thứ họ đã làm đúng – một “sự tập trung vào thất bại” chứ không phải “sự tập trung vào thành công” – đã làm hỏng việc học về sau. (Sự tự tin của những người tham gia này vào câu trả lời của họ không được đánh giá.) Nguyên do là gì? Các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago, cho rằng bởi vì phản hồi thất bại của cá nhân có thể làm tổn hại đến hình ảnh của người đó, khiến họ không chú tâm vào nó. Tuy nhiên, những người tham gia đã học hỏi một cách hiệu quả từ những thất bại của người khác – khi mà vấn đề về cái tôi của họ sẽ bị “tắt” đi. Nhóm nghiên cứu giả thuyết rằng có lẽ việc khuyến khích người ta tái đánh giá phản hồi trong những điều kiện ít làm tổn hại đến cái tôi hơn sẽ giúp họ học hỏi tốt hơn từ thất bại. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, người dân ở một số nước – như Nhật Bản – kiên trì thực hiện một bài tập sau khi thất bại lâu hơn sau khi thành công, nhưng mô hình này lại bị đảo ngược đối với người Mỹ. Vì vậy văn hoá rõ ràng có ảnh hưởng lớn đến tác động của thất bại.
5. Chấp nhận “thất bại có hiệu quả”
Ý tưởng ở đây là thay vì chỉ bảo kĩ lưỡng người ta cách làm việc, bạn lại thả lỏng họ làm công việc mới với sự hướng dẫn tối thiểu. Như Sunita G. Chowrira của Đại học British Columbia và đồng nghiệp của bà giải thích trong một bài báo gần đây, “Dù các sinh viên thường không tạo ra được giải pháp thoả đáng (vì vậy gọi là “Thất bại”), nhưng những cố gắng này giúp người học mã hoá các đặc tính then chốt và học hỏi tốt hơn từ các hướng dẫn sau đó (vì vậy gọi là “Có hiệu quả”).”
Thất bại có hiệu quả được chứng minh là mang lại lợi ích trong tất cả các kiểu tình huống giảng dạy, bao gồm cả lớp học. Trong nghiên cứu cụ thể này, Chowrira và nhóm của bà đã chia những sinh viên khoa sinh học năm nhất thành hai nhóm. Một nhóm nhận các hướng dẫn tiêu chuẩn về nhiều chủ đề khác nhau. Nhóm còn lại đọc một chương có liên quan trước khi đến lớp, sau đó bắt tay vào các thử thách theo nhóm nhỏ. Họ nhận về phản hồi ngay sau đó, theo sau là hướng dẫn về những lỗ hỏng kiến thức của chúng. Nhóm thứ hai này tiếp tục làm tốt hơn ở những bài kiểm tra sau đó, và điều này đặc biệt đúng đối với những sinh viên học kém. Cách tiếp cận thất bại có hiệu quả “có tiềm năng làm thay đổi lớn các khoá học đại cương ở đại học,” nhóm nghiên cứu kêt luận. Đối với từng cá nhân, cũng có những bài học: những người thích lăn xả vào một công việc mới chứ không phải đọc kĩ lưỡng hướng dẫn ban đầu có thể gặp “thất bại” nhiều hơn (và bất kỳ ai đã từng thử phương pháp này với một món đồ nội thất lắp ráp đều biết nó tệ cỡ nào), nhưng sẽ học hỏi được nhiều hơn và làm tốt hơn ở lần tiếp theo.
1. Hãy đối xử tốt với chính mình
Cách này tuy cũ nhưng là một cách hay: hãy tập tự cảm thông bản thân. Tự cảm thông bao gồm việc đối tốt và không phán xét bản thân khi đối mặt với khó khăn – và cả thất bại. Có lẽ người đề xuất ra cách tự cảm thông bản thân nổi tiếng nhất là Kristine Neff của Đại học Texas, Austin (bạn có thể làm bài kiểm tra ấy của cô tại đây). Năm 2005, Neff đã công bố một công trình nghiên cứu cho rằng các sinh viên biết tự cảm thông bản thân sau khi thi trượt sẽ tiếp tục học hành chăm chỉ hơn cho những kỳ thi tiếp theo. Những công trình gần đây hơn đã phát hiện ra rằng việc đối tốt với chính mình khi bạn cảm thấy đã làm điều gì thất bại (và nhận ra rằng bạn không chỉ thất bại một mình) có mối liên hệ với sức khoẻ tinh thần tốt hơn. Và tự cảm thông chính mình thậm chí còn có mối liên hệ với sức khoẻ thể chất nhiều hơn, theo một nghiên cứu mới đây trên tạp chí BMC Public Health.
2. Chống lại “sự cầu toàn do xã hội đặt ra”
Nếu cảm thấy người khác cứ trông đợi bạn phải hoàn hảo, và phán xét bạn khắt khe nếu bạn không đáp ứng được những mong mỏi ấy, thì bạn đang trải qua loại chủ nghĩa cầu toàn này. Một đánh giá lớn năm 2017 về các công trình nghiên cứu về những nhân tố bồi dưỡng khả năng phục hồi sau những thất bại hoặc sai lầm đã làm nổi bật một nhân tố rủi ro rõ ràng: người có điểm số cao hơn trong đánh giá này cảm thấy lo lắng, phiền lòng và nổi nóng nhiều hơn sau khi làm một việc bị thất bại. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự can thiệp nhằm cải thiện hạnh phúc và khả năng phục hồi nên nhắm đến nhân tố này. Tất nhiên, chính xác làm thế nào để giải quyết vấn đề này lại là một vấn đề khác. Có một số bằng chứng đưa ra trái với các thông điệp – một số chống sự cầu toàn, số khác thì ủng hộ nó – giúp xử lý sự cầu toàn này. Nhưng đối với cá nhân, việc chống lại thôi thúc nghĩ về cách người khác phán xét bạn ra sao sau một thất bại nào đó có thể là điều đáng làm.
3. Đừng quá lo lắng khi bạn quá tự tin và mắc sai lầm
Quá tự tin không phải là một tính tốt; nó khiến chúng ta học hỏi ít hơn và mắc sai lầm nhiều hơn. Nhưng giả sử bạn làm một bài thi hoặc bài kiểm tra mà cảm thấy mình đang kiểm soát tốt và đang làm khá tốt mọi thứ, chỉ để rồi nhận được điểm thấp. Rõ ràng sự tự tin ban đầu của bạn đã bị đặt sai chỗ. Chẳng nghi ngờ gì nữa, ít nhất nó là một phần lý do cho thất bại của bạn. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy bạn càng chắc chắn về câu trả lời và biết ra nó sai rồi sửa lại cho đúng, bạn càng nhớ rõ hơn câu trả lời đúng hơn và sẽ sử dụng chúng tốt hơn trong tương lai. Điều này ít nhất là một kết luận của bài đánh giá năm 2017 về các công trình nghiên cứu việc học hỏi từ những sai sót của Janet Metcalfe tại Đại học Columbia. Metcalfe viết, “Mức độ tin tưởng chắc nịch vào sự thật về lỗi sai của một người khiến những lỗi sai ấy dễ sửa chữa hơn, chứ không phải là khó sửa hơn.” Tuy nhiên…
4. Đừng cố tiếp nhận bằng chứng của thất bại về bản thân quá
Một số các nghiên cứu mới đây trên 1,700 người Mỹ tham gia, đã công bố trên tạp chí “Khoa học Tâm lý”, nhận thấy rằng phản hồi về những thứ họ đã làm sai đối với nhiều bài kiểm tra hoặc bài tập mà không phải là những thứ họ đã làm đúng – một “sự tập trung vào thất bại” chứ không phải “sự tập trung vào thành công” – đã làm hỏng việc học về sau. (Sự tự tin của những người tham gia này vào câu trả lời của họ không được đánh giá.) Nguyên do là gì? Các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago, cho rằng bởi vì phản hồi thất bại của cá nhân có thể làm tổn hại đến hình ảnh của người đó, khiến họ không chú tâm vào nó. Tuy nhiên, những người tham gia đã học hỏi một cách hiệu quả từ những thất bại của người khác – khi mà vấn đề về cái tôi của họ sẽ bị “tắt” đi. Nhóm nghiên cứu giả thuyết rằng có lẽ việc khuyến khích người ta tái đánh giá phản hồi trong những điều kiện ít làm tổn hại đến cái tôi hơn sẽ giúp họ học hỏi tốt hơn từ thất bại. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, người dân ở một số nước – như Nhật Bản – kiên trì thực hiện một bài tập sau khi thất bại lâu hơn sau khi thành công, nhưng mô hình này lại bị đảo ngược đối với người Mỹ. Vì vậy văn hoá rõ ràng có ảnh hưởng lớn đến tác động của thất bại.
5. Chấp nhận “thất bại có hiệu quả”
Ý tưởng ở đây là thay vì chỉ bảo kĩ lưỡng người ta cách làm việc, bạn lại thả lỏng họ làm công việc mới với sự hướng dẫn tối thiểu. Như Sunita G. Chowrira của Đại học British Columbia và đồng nghiệp của bà giải thích trong một bài báo gần đây, “Dù các sinh viên thường không tạo ra được giải pháp thoả đáng (vì vậy gọi là “Thất bại”), nhưng những cố gắng này giúp người học mã hoá các đặc tính then chốt và học hỏi tốt hơn từ các hướng dẫn sau đó (vì vậy gọi là “Có hiệu quả”).”
Thất bại có hiệu quả được chứng minh là mang lại lợi ích trong tất cả các kiểu tình huống giảng dạy, bao gồm cả lớp học. Trong nghiên cứu cụ thể này, Chowrira và nhóm của bà đã chia những sinh viên khoa sinh học năm nhất thành hai nhóm. Một nhóm nhận các hướng dẫn tiêu chuẩn về nhiều chủ đề khác nhau. Nhóm còn lại đọc một chương có liên quan trước khi đến lớp, sau đó bắt tay vào các thử thách theo nhóm nhỏ. Họ nhận về phản hồi ngay sau đó, theo sau là hướng dẫn về những lỗ hỏng kiến thức của chúng. Nhóm thứ hai này tiếp tục làm tốt hơn ở những bài kiểm tra sau đó, và điều này đặc biệt đúng đối với những sinh viên học kém. Cách tiếp cận thất bại có hiệu quả “có tiềm năng làm thay đổi lớn các khoá học đại cương ở đại học,” nhóm nghiên cứu kêt luận. Đối với từng cá nhân, cũng có những bài học: những người thích lăn xả vào một công việc mới chứ không phải đọc kĩ lưỡng hướng dẫn ban đầu có thể gặp “thất bại” nhiều hơn (và bất kỳ ai đã từng thử phương pháp này với một món đồ nội thất lắp ráp đều biết nó tệ cỡ nào), nhưng sẽ học hỏi được nhiều hơn và làm tốt hơn ở lần tiếp theo.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Research Digest)
(Theo Research Digest)