Cách điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng rơ le

maynenkhihaiminh

Thành viên
Tham gia
8/10/2022
Bài viết
0
Áp suất là yếu tố không thể thiếu của máy nén khí. Điều chỉnh áp suất thông qua công tắc áp. Ngoài ra nó còn có tên gọi quen thuộc hơn là rơ le áp, relay áp suất. Rơ le áp máy nén khí có cấu tạo khá phức tạp, bao gồm: hộp giãn nở, vít, lò xo, tay đòn, đầu nối, đường nối dây điện, ... Tùy vào từng thiết kế máy cụ thể mà nó có thể thêm hoặc bớt đi một số bộ phận.

Dù là máy nén khí không dầu hay máy nén khí có dầu thì nguyên lý vận hành công tắc áp suất khá giống nhau và có thể hiểu một cách đơn giản như sau: khi áp suất ở mức cao đi vào cổng áp lực sẽ xuất hiện các hiện tượng theo chuỗi sau: màng ngăn bị uốn cong và làm tấm áp lực bị đẩy lên. Nếu áp suất cho tấm đủ lớn để nén được lò xo thì tấm áp lực này sẽ bắt đầu tăng lên. Chình vi vậy mà khi áp lực đủ lớn, tấm áp lực sẽ bắt đầu tăng lên cho đến khi các tiếp điểm nổi với nhau, mạch điện sẽ bị đóng lại và nguồn điện sẽ cung cấp cho mạch điện.
Bên cạnh đó, màng chắn có vai trò thực hiện cơ chế võng xuống được lắp đặt với tấm áp lực. Khi áp suất không đủ lực để nén lò xo, mạch điện vẫn mở.

Cách điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng rơ le
Trước khi điều chỉnh người dùng cần xác định mức áp suất nào là phù hợp với máy nén khí của mình và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hầu hết các máy nén khí khi mua đều đã được cài đặt trong dải áp suất 7 bar, tuy nhiên nếu nhu cầu thực tế chỉ cần đến 4 hoặc 5 bar thì nên hạ thấp áp suất cài đặt xuống để giúp tiết kiệm điện năng. Nhất là đối với máy nén khí công nghiệp thì việc điều chỉnh giảm áp suất xuống sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Bước 1: Tìm vị trí của rơ le
- Đối với máy nén khí Piston thì vị trí rơ le được đặt tại hộp điện trên thân máy
- Đối với máy 3 pha có kích thước lớn hơn thì bạn cần mở hộp điện để thấy rơ le
Bước 2: Điều chỉnh
Tại con vít có ký hiệu tăng giảm dùng để điều chỉnh áp. Sử dụng tua vít vặn rơ le theo chiều quay của kim đồng hồ để tăng và giảm thì vặn theo chiều ngược lại
 
×
Top Bottom