Cách để vượt qua nổi sợ của bạn

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Nỗi sợ hãi là điều mà mọi người phải đối mặt, và trong cùng một trường hợp nó thậm chí có thể giúp bạn thận trọng hơn.

Đôi khi, có những lúc nỗi sợ hãi có thể can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ hãi của bạn, thì hãy nghe theo những lời khuyên này.

I. Hiểu được nổi sợ của bạn.



1. Nhận biết khi nỗi sợ hãi trở nên lấn áp .Ai cũng có nổi sợ và đó là điều rất bình thương trong cuộc sống . Bạn có thể cảm thấy lo sợ khi lần đầu tiên đi xe đạp hoặc khi bạn bắt đầu công việc mới. Tuy nhiên, khi nỗi sợ hãi bắt đầu xuất hiện trong cuộc đời bạn và ảnh hưởng đến hoạt động của bạn. Nếu nỗi sợ hãi trở nên áp đảo, nỗi phiền muộn từ sự sợ hãi này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và bạn sẽ lo lắng và căng thẳng. Suy nghĩ về nỗi sợ của bạn và nhận thấy chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Liệu nỗi lo sợ của bạn khiến bạn không theo đuổi được những gì bạn mong muốn trong cuộc đời? Sau đây là một số cân nhắc:

Sự sợ hãi của bạn gây ra sự lo lắng và hoảng loạn.

Bạn nhận ra rằng nỗi sợ hãi của bạn không hợp lý.

Bạn tránh tiếp xúc các tình huống cụ thể.

Tránh sự sợ hãi gây phiền muộn và can thiệp vào hoạt động của bạn.

Nỗi sợ hãi kéo dài từ 6 tháng trở lên.


2. Hiểu được các triệu chứng của sự sợ hãi. Sự sợ hãi thường biểu hiện như những nỗi ám ảnh, có thể bao gồm các tình huống (sợ nói trước công chúng hoặc giơ tay), sợ động vật ( rắn hay nhện), máu, tiêm chích ... Khi gặp phản ứng sợ hãi, sinh lý, tinh thần và cảm xúc xảy ra, Có thể bao gồm:

Tim đập nhanh

Khó thở

Cảm thấy chóng mặt

Đổ Mồ hôi

Tràn ngập lo lắng, hoảng sợ

Muốn trốn tránh, thoát khỏi

Cảm thấy tách riêng mình ra

Cảm thấy như bạn có thể mờ nhạ.

Cảm thấy bất lực với sự sợ hãi của bạn, ngay cả khi bạn biết nó là không hợp lý


3. Nghĩ về những chấn thương tâm lí. Nếu bạn đã trải qua một tai nạn xe hơi, lái xe hơi sẽ có thể trở nên đáng sợ hoặc bạn có thể tránh điều đó hoàn toàn. Hoặc bạn đã bị cướp khi về nhà, và bạn cảm thấy hoảng loạn khi đi một mình. Sự lo sợ sẽ phát triển theo nhiều cách, và điều muốn trốn tránh những sự việc gây hại đến bạn là một điều tự nhiên

Trong khi một phản ứng sợ hãi là tự nhiên, thì một số khác là không thể tránh khỏi. Hãy hiểu rằng nỗi sợ hãi của bạn là vốn có, nhưng cũng cần phải được giải quyết.


4. Hãy xem xét rằng nguồn gốc sợ hãi có thể bắt đầu sớm. Bạn có thể có một sự sợ hãi mãnh liệt về con rắn nhưng không biết tại sao. Một số bằng chứng cho thấy sự sợ hãi có thể được chia sẻ giữa cha mẹ và con cái thông qua với một liên kết sinh học. Các bằng chứng khác cho thấy trẻ em đặc biệt giải mã thông tin về môi trường và phát triển nỗi sợ hãi dựa trên những gì họ quan sát có thể là mối đe dọa. Bằng cách quan sát người lớn với một đối tượng hoặc tình huống nào đó, đứa trẻ học cách tạo ra các mối liên hệ như "sợ hãi" hoặc "việc có khả năng xảy hại" bất kể sự rủi ro nào


5. Biết rằng bạn vẫn ổn ngay khi có nỗi sợ hãi. Sợ hãi là một chức năng thích nghi kéo dài cuộc sống của chúng ta. Bạn có leo lên một vách đá dựng đứng và đột nhiên cảm thấy sợ hãi? Đây là nỗi sợ hãi thích ứng, và nó cho bạn biết, "Điều này có thể nguy hại cho cuộc sống của bạn. Hãy thận trọng sợ hãi gây ra phản ứng chống lại, điều này khiến cơ thể chúng ta phải hành động để bảo vệ chính mình.

Nhận ra rằng nỗi sợ hãi có thể tốt, và thừa nhận vai trò tích cực và bảo vệ nó.

II. Tương tác với nổi sợ



1. Nhận biết những lo ngại cụ thể của bạn. Thật dễ dàng bỏ qua hoặc phủ nhận những nỗi sợ hãi của bạn. Nhưng sự can đảm không thể diễn ra trừ khi bạn có một nỗi sợ hãi phải đối mặt. Bằng cách sở hữu cảm xúc của mình, bạn đã thực hiện bước đầu tiên để đạt được sự kiểm soát tình hình.

Đặt tên nỗi sợ hãi của bạn. Đôi khi nỗi sợ hãi có thể được biết đến ngay lập tức, rõ ràng, và những lúc khác khó có thể hiểu được những cảm xúc lo âu ẩn sau tâm trí của bạn. Hãy để nỗi sợ hãi của bạn thể hiện ra và xác định nó. Nó có thể là sợ con mèo hoặc sợ bị kêu tên trong lớp.

Đừng đánh giá nỗi sợ hãi của bạn. Thừa nhận điều gì xảy ra không dính dáng đến cái "tốt" hay "xấu.


2. Hiểu được nguyên nhân xảy ra. Có phải điều gì cũng là hiển nhiên, giống như cái nhìn quanh co trên đường mòn? Có lẽ đi qua phòng của người cố vấn hướng nghiệp sẽ làm tâm trí của bạn tuột dốc khi bạn bước xuống hành lang của trường. Tìm ra mọi thứ gây nên nỗi sợ hãi của bạn. Bạn càng hiểu nỗi sợ hãi của mình, thì càng tốt.


3. Hãy đặt ra câu hỏi về sự sợ hãi của bạn. Sự sợ hãi của bạn có khiến bạn không muốn thức dậy và đi học môn mà bạn sợ không? Bạn có tránh đi thăm gia đình của bạn ở xa vì bạn không muốn lên máy bay? Hãy tìm ra chính xác nguyên nhân và sức mạnh nào mà sự sợ hãi của bạn đã làm ảnh hưởng tâm trí và hành vi của bạn.


4. Hãy tưởng tượng kết quả mà bạn mong muốn. Bây giờ bạn phải hiểu rõ hơn nỗi sợ hãi của bạn, hãy suy nghĩ về chính xác điều bạn muốn thay đổi. Hãy suy nghĩ về những trải nghiệm cuộc sống mà bạn không cảm thấy sợ. Bạn cảm thấy thế nào? Ví dụ:

Nếu nỗi sợ hãi của bạn là sự giam cầm, hãy tưởng tượng mình vui vẻ với bạn tình.

Nếu nỗi sợ hãi của bạn là độ cao, hãy tưởng tượng mình chinh phục một ngọn núi dốc. Nghĩ đến cảm giác đạt được.

Nếu nỗi sợ hãi của bạn là nhện, hãy tưởng tượng bạn nhìn thấy một con nhện và trấn an tinh thần để cảm thấy bình thường

III. Đối mặt với nổi sợ


1. Xác định niềm tin sai. Nhiều nỗi sợ hãi được đặt nền tảng trong niềm tin sai lầm hoặc suy nghĩ tồi tệ. Khi bạn nhìn thấy một con nhện, bạn có thể ngay lập tức bạn nghĩ rằng con nhện sẽ làm hại bạn, và rằng bạn sẽ chết. Xác định kiểu suy nghĩ này và bắt đầu đặt câu hỏi. Làm một số nghiên cứu trực tuyến và hiểu rủi ro thực tế của bạn so với rủi ro mà bạn nghĩ. Nhận thức rằng trường hợp xấu hơn là rất khó xảy ra. Bắt đầu suy nghĩ lại của bạn để không bị chi phối bởi suy nghĩ tồi tệ.

Khi nỗi sợ hãi của bạn phát sinh, tạm dừng và suy nghĩ về nguy cơ thực sự của bạn. Trấn an lại những suy nghĩ tiêu cực và nói, "Tôi biết có một vài con chó xấu xa, nhưng đa số chó đều dịu dàng. Tôi không bị cắn”


2. Hãy thử đối mặt dần dần. Sau khi bạn đã phải đối mặt với những niềm tin sai lầm của mình, hãy bắt đầu phơi mình ra khỏi nỗi sợ hãi. Đôi khi chúng ta sợ điều gì đó bởi vì chúng ta đã không được tiếp xúc với nó nhiều. "Nổi sợ hãi vô danh" là một cụm từ thường dùng để miêu tả những người ác cảm với điều gì đó khác biệt

Nếu bạn sợ chó, hãy bắt đầu bằng cách xem một hình vẽ xấu của một chú chó được vẽ bằng màu ngờ nghệch. Hãy nhìn nó cho đến khi bạn không cảm thấy sợ hãi.

Sau đó, nhìn vào một bức ảnh của một con chó, sau đó nhìn vào một đoạn video. Nhìn nó cho đến khi nào không có phản ứng sợ hãi.

Đi đến một công viên nơi bạn biết một hoặc một vài con chó sẽ bị buộc dây và xem chúng cho đến khi bạn không cảm thấy sợ hãi.

Đi đến nhà của một người bạn có một con chó và xem anh ta đối xử với một con chó cho đến khi không có phản ứng sợ hãi.

Chạm vào con chó của người bạn trong khi con chó đang được dằn lại cho đến khi bạn cảm thấy bình thường.

Cuối cùng, hãy ở gần một con chó và dành thời gian nó


3. Thực hành sự sợ hãi. Sức mạnh cảm xúc của bạn là có lợi cho sự tự nhận thức và khả năng điều khiển cảm xúc. Điều đó cũng có vẻ rằng cam kết với nổi sợ và diễn tả ra sự sợ hãi của bạn có sức mạnh đáng kinh ngạc để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và điều chỉnh cảm xúc. Các nhà nghiên cứu cho người có nổi sợ nhện tiếp xúc với một con nhện, và những người tham gia đã đánh dấu những nỗi sợ hãi của họ ("Tôi cảm thấy rất sợ con nhện này") đã có một phản ứng sợ hãi ít hơn vào tuần sau khi tiếp xúc với một con nhện khác.

Trốn chạy nổi sợ không bao giờ cải thiện nổi sợ của bạn. Lần tiếp theo bạn gặp một nỗi sợ hãi, tự nhủ với bản thân bằng cách sử dụng các từ mô tả nỗi sợ hãi và lo lắng của bạn.


4.Tìm hiểu cách để thư giãn. Khi cơ thể của bạn kinh sợ, rất nhiều yếu tố kích thích cơ thể của bạn phản ứng hành động "chống lại". Học cách chế ngự phản ứng này bằng cách trung hòa các cách thư giãn. Nói với bản thân rằng không có nguy hiểm và bạn an toàn. Thư giãn cũng có thể giúp bạn đối phó với những căng thẳng và lo lắng khác trong cuộc sống của bạn.

Thử tập thở sâu. Tập trung vào hơi thở của bạn, và bắt đầu đếm mỗi hơi thở: bốn giây hít vào, sau đó bốn giây thở ra.Khi điều này làm bạn thoải mái, kéo dài hơi thở của bạn đến sáu giây.

Nếu bạn nhận thấy cơ của bạn căng thẳng, muốn thư giãn. Một cách để thực hiện điều này là giữ chặt tất cả các cơ trong cơ thể của bạn trong ba giây, sau đó thư giãn. Làm điều này hai hoặc ba lần để làm tan chảy căng thẳng khắp cơ thể.

IV. Lợi ích từ nỗi sợ hãi của bạn


1. Làm cho nỗi sợ hãi của bạn là một nguồn mê hoặc. Những điều tương tự chúng ta cũng sợ hãi cũng kích động cảm giác hân hoan và thậm chí cả niềm đam mê. Đó là lý do tại sao mọi người thích tập thể thao quá mức, phim kinh dị, và bơi với cá mập vào kỳ nghỉ. Cố gắng định hình lại nỗi sợ hãi của bạn trong một cách tích cực và thừa nhận những gì nó có thể cung cấp. Khi bạn bắt đầu thấy nổi sợ hãi như một nguồn năng lượng, bạn thậm chí có thể tân dụng vai trò của nó trong cuộc sống của bạn


2. Khai thác sức mạnh của sự sợ hãi. Sợ hãi có thể có sức mạnh đáng kinh ngạc trong các tình huống một mất một còn. Mọi người kể lại cảm giác về thời gian đang chậm lại, cảm giác gây cấn và có khả năng biết phải làm gì. Trong khi các giao tiếp khác trong cơ thể chúng ta mất khoảng nửa giây để đạt được nhận thức, hệ thống sợ hãi hoạt động nhanh hơn rất nhiều. Sợ hãi cũng làm giảm cảm giác của chúng ta về đau đớn.

Hiểu được các điểm tích cực của sự sợ hãi có thể giúp bạn sử dụng nó để trở thành lợi thế của bạn. Ví dụ, nhiều người trải qua giai đoạn hoảng sợ, nhưng nỗi sợ hãi có thể giúp bạn ở trong thời điểm đó và tập trung vào những gì đang xảy ra trước mắt bạn.Học cách thừa nhận sự sợ hãi và sau đó hướng nó đến điều có lợi nhất

Hầu hết mọi người những kinh nghiệm về sự sợ hại trước khi điều gì xảy ra, nhưng đừng lo sợ khi ở giữa một tình huống. Hãy nhớ rằng nỗi sợ hãi làm tăng giác quan của bạn để bạn có khả năng thực hiện hiệu quả và mạnh mẽ hơn.


3. Bắt đầu thấy nổi sợ như một cơ hội cho bạn. Sợ hãi có thể được sử dụng như một công cụ để giúp chúng ta xác định các vấn đề và giải quyết chúng một cách hiệu quả. Đó là một đường chỉ dẫn, một điều để cảnh báo chúng ta khi có điều cần chú ý. Một khi sự khó chịu của nỗi sợ hãi ban đầu đi qua, kiểm tra nó chặt chẽ hơn để xem những gì bạn có thể học.

Khi bạn cảm thấy sợ hãi điều gì đó không quen thuộc, hãy coi đó như một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tìm hiểu một người hoặc một tình huống tốt hơn.

Nếu bạn cảm thấy sợ hãi về một thời hạn hoặc sự kiện sắp tới, hãy làm cho nó trở thành cơ hội lập kế hoạch hành động để chuẩn bị đầy đủ, cho dù đó là bắt đầu viết bài, tập dượt cho một vở kịch hoặc thực hành bài phát biểu.
Dịch bởi kênh sinh viên
Nguồn: wikihow
 
×
Quay lại
Top Bottom