- Tham gia
- 22/4/2017
- Bài viết
- 2.225
Ghi chú: Bài viết này dành cho độc giả nói chung. Những người hướng ngoại có thể tìm đọc một số vài viết khác phù hợp hơn trong cùng chuyên mục.
Bạn bè và người thân của bạn có gọi bạn là “ồn ào”, “phiền toái” hay “người lắm lời” không? Bạn có nói nhiều tới mức không thèm để ý tới ý kiến hay cảm xúc của người khác không? Nếu có, và nếu đây cũng chính là vấn đề trong cuộc sống của bạn, bạn có thể học cách để trở thành một người trầm tĩnh hơn. Khi bạn trầm tĩnh hơn, những mối quan hệ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể khi bạn biết ghi nhận ý kiến và cảm xúc của người khác. Bạn bè và người thân của bạn sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn, và sẽ không còn lườm bạn theo kiểu “Trật tự đi có được không?”.
Hãy bắt đầu bằng cách lựa chọn những tình huống cần tới sự trầm tĩnh, sau đó, tập luyện để biến nó thành một nét tự nhiên trong tính cách của bạn. Dù sao, cũng giống như việc thay đổi bất kỳ nét tính cách nào, bạn cần phải từ tốn. Nếu tự dưng, một người sôi nổi và huyên náo như bạn lại trở nên yên lặng và hướng nội, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đang có vấn đề. Hãy nói với họ rằng bạn đang luyện tập cách để trở nên trầm tĩnh hơn. Hãy để họ chứng kiến và trân trọng những thay đổi tích cực của bạn.
Nếu bạn thật sự cho rằng đây là con đường đúng đắn dành cho mình, hãy đọc tiếp hướng dẫn dưới đây.
l. Thể hiện Thái độ Trầm tĩnh
1. Hành động thận trọng hơn.
Những người trầm lặng ít khi bốc đồng, và họ thường cân nhắc các quyết định dựa trên nhiều phương diện trước khi hành động. Họ luôn cư xử có chủ ý và không dễ dàng bị lôi kéo vào mọi tình huống. Họ thường dừng lại và suy nghĩ kỹ trước khi tiếp tục hành động. Trước khi hành động, hãy dành chút thời gian để xem xét những chuyện có thể xảy ra.
Người trầm tĩnh thường đứng ngoài đám đông. Nếu tất cả mọi người đều lao ra cửa sổ để xem có chuyện gì ồn ào ngoài kia, thì người trầm tĩnh sẽ nghĩ xem mình có quan tâm không, rồi sau đó, có thể họ sẽ bình tĩnh đi tới. Nhìn chung, họ không chủ động tìm kiếm những sự kích thích như những người sôi nổi khác.
2. Thể hiện ngôn ngữ cơ thể dễ chịu và nhẹ nhàng.
Người trẫm tĩnh tường dễ tiếp cận hơn người ồn ào và năng nổ. Ngôn ngữ cơ thể của họ thường đơn giản, vẻ mặt của họ cũng rất bình tĩnh, họ không bị cuốn vào những câu chuyện kịch tính đang diễn ra lúc đó. Vì thế, những người trầm lặng thường được cho là tốt bụng hơn những người ồn ào, dù có thể chưa chắc đã là như vậy.
Để khiến người khác dễ tiếp cận mình hơn, bạn hãy ngẩng cao đầu, nhìn quanh và quan sát mọi thứ. Hãy thể hiện một thái độ thoải mái và tự nhiên như đang ở giữa một căn phòng không có người. Hãy dành thời gian để quan sát những thứ mà bình thường bạn sẽ không nhận ra vì còn mải tán gẫu với người bên cạnh.
3. Bình tĩnh và kiên nhẫn.
Khi bạn đang ở cùng một người trầm lặng, người đó có thể khiến mọi thứ xung quanh dịu lại, khiến mọi người bình tĩnh và suy nghĩ được thấu đáo hơn. Sao bạn không thể làm được như vậy? Khi mọi người đang nhao nhao lên, bạn có thể là người điềm đạm nhất. Như vậy, tới khi bạn “thực sự” lên tiếng, đó sẽ là một hiện tượng hiếm có, và mọi người sẽ lập tức chú ý tới bạn.
Việc này có thể là một động lực lớn để bạn trở thành một nhà lãnh đạo trầm tĩnh và làm việc hiệu quả hơn. Khi bạn là một người điềm đạm, bình tĩnh và tự chủ, ăn nói súc tích và có lý, mọi người sẽ chịu nghe lời bạn hơn.
4. Giành lấy niềm tin của mọi người bằng cách luôn ăn nói đúng lúc và đáng tin cậy.
Người trầm tĩnh thường rất giỏi giành được niềm tin của người khác. Những người mau mồm và ồn ào đôi khi lại bị coi là có thái độ không tốt, ích kỷ và bạ đâu nói đấy. Hãy cố gắng trở thành một người trầm tĩnh để thay đổi tình hình. Bạn có thể trở thành người đáng tin cậy một cách nhanh chóng.
Sự tập trung của bạn sẽ khiến bạn trở nên đáng tin hơn. Bạn sẽ ít bị phân tâm bởi những cuộc hội thoại xung quanh mình và biết lắng nghe chăm chú hơn. Hãy cố gắng phát huy, nhất là khi trước kia, đây không phải là điểm mạnh của bạn.
5. Hiểu rõ bạn thân – và hành động ngược lại.
Nếu bạn nghĩ rằng mình là người ồn ào và nóng nảy (và nếu thật sự đúng là như thế), hãy nghĩ về nguyên nhân khiến bạn như vậy. Khi bạn đang ngồi ăn tối với gia đình, hãy nghĩ xem bạn muốn làm gì, cư xử thế nào và nói những gì. Sau đó, chọn một điều và làm ngược lại. Bạn có muốn khơi mào một cuộc nói chuyện về khoai tây nghiền không? Hãy kiềm chế và chọn thử thách cho riêng mình.
Tất nhiên là bạn nên bắt đầu thật từ tốn. Đừng biến mình từ "lắm mồm" sang lầm lì một cách đột ngột. Hãy chọn vài thời điểm trong ngày để sống nội tâm hơn và kiềm chế những khi muốn “mở máy”. Dần dần, việc đó sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.
ll. Trầm tĩnh hơn Trong khi Trò chuyện
1. Nói đúng lúc đúng chỗ.
Người trầm tĩnh thường ngồi yên trong hậu trường và gần như biến mất, sau đó họ sẽ lên tiếng bất thình lình. Mọi người trong nhóm đang tán gẫu lan man – rồi bỗng dưng, người trầm tĩnh đó hô lên rằng nhà đang cháy. Vì vậy, trước khi bạn tham gia trò chuyện, hãy đảm bảo rằng mình sẽ nói đúng lúc đúng chỗ.
Khi bạn đang tham gia tán gẫu, hãy tự nhủ rằng còn 3 người nữa (hoặc tương tự như vậy) mới tới lượt bạn nói tiếp. Việc này sẽ giúp bạn quyết định đâu là những gì bạn muốn nói, và đâu là những ý kiến thừa thãi.
2. Để người khác làm tâm điểm trong cuộc hội thoại.
Hãy lịch sự và tinh tế hướng sự chú ý của mọi người khỏi bản thân, và nhường vị trí trung tâm cho người khác. Nếu bạn không đồng ý với quan điểm của họ, hãy nói rõ cho họ biết. Xem xét kĩ vai trò của người đó và phản hồi của bạn có ảnh hưởng thế nào đến suy nghĩ của họ. Khi bạn đã có đủ thông tin, bạn sẽ biết khi nào thì nên nói gì.
Việc này sẽ giúp bạn trở thành một người biết lắng nghe hơn. Bạn sẽ chủ động tập trung vào người khác và nhường sự chú ý của mọi người cho họ. Bạn sẽ bất ngờ vì những gì mình đã học được.
Đừng quá yên lặng khi mới gặp ai đó. Người đó có thể cho rằng bạn kì lạ hoặc không đáng để họ trò chuyện. Thay vào đó, hãy cân bằng giữa lắng nghe người khác và hỏi han họ.
Đừng nói những điều không cần thiết. Cần nghĩ trước khi nói. Hãy tạm dừng khi bị kích động hoặc hào hứng. Không nên ngắt lời người khác.
3. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người mà bạn đang nói chuyện.
Dành thời gian lắng nghe những gì ẩn sau lời nói của họ thay vì mang ý kiến và bình luận của mình nhảy bổ vào câu chuyện. Liệu họ thật sự cảm thấy thế nào? Họ sẽ phản ứng như thế nào? Bạn đã nhận ra điều gì mà trước đây bạn không để ý tới?
Không phải là những người nói nhiều không thích làm hoặc không làm được như vậy. Nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thể dồn tâm trí vào việc quan sát thay vì quan sát “và” tìm đúng từ ngữ để nói. Hãy tự hỏi chính con người ồn ào trong mình xem: bạn đã nhìn thấy hoặc nhận ra điều gì về thế giới mà trước đây bạn không hề chú ý?
4. Ngừng ngắt lời người khác.
Khi bạn ngắt lời ai đó, bạn đã thể hiện sự thiếu tôn trọng những suy nghĩ và cảm giác của họ. Hãy để họ nói xong trước khi bạn phát biểu suy nghĩ của mình. Nếu bạn không biết chắc rằng mình có làm họ gián đoạn không, hãy nói: “Xin lỗi, tớ có ngắt lời cậu không? Cậu nói tiếp đi”. Như thế, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.
Dành vài giây để nghĩ xem bạn đã nói được bao nhiêu từ nãy tới giờ, và người kia đã nói được bao nhiêu. Nếu lâu lâu rồi mà bạn chưa nói câu nào, hãy lên tiếng. Không một cuộc trò chuyện nào là hoàn thiện nếu một bên cứ hoàn toàn câm nín. Cũng như muốn vỗ tay phải có cả hai bàn tay – nếu bạn đã nói nãy giờ, hãy để người kia được lên tiếng. Bạn chỉ cần ghi nhớ là phải để họ nói xong thì mới tới phiên bạn.
5. Hãy hỏi những câu hỏi tập trung vào người đó.
Mọi người đều thích nói về bản thân họ, và nếu bạn để họ làm như vậy, họ sẽ rất quý mến bạn. Trầm tĩnh không có nghĩa là không nói gì – mà nghĩa là ăn nói súc tích, hỏi những câu hỏi thú vị, và đưa ra những luận điểm chính xác. Vì thế, đừng tự bắt mình phải im lặng, chỉ cần biết hỏi đúng câu hỏi là được.
Ví dụ, người quen của bạn vừa đi chơi nhảy dù về. Thay vì nói rằng “Tớ cũng từng chơi nhảy dù rồi, trò đó rất tuyệt!”, hãy nói rằng “Hay quá! Cậu thấy thế nào? Cậu mới chơi lần đầu à?”. Nếu họ chú tâm vào cuộc trò chuyện này, họ cũng sẽ hỏi xem bạn đã từng chơi nhảy dù bao giờ chưa.
6. Hãy nói nhỏ hơn.
Hãy nói nhẹ nhàng hơn nhưng âm lượng phải vừa đủ nghe. Những người trầm tĩnh thường rất nhỏ nhẹ trong giao tiếp, ngay cả khi họ lên tiếng. Rất hiếm khi có điều gì khiến họ phải nổi giận. Họ sẽ thể hiện sự vui sướng qua nét mặt và tông giọng (há hốc miệng, reo thầm...).
Tuy nhiên, việc này có một ranh giới rất mong manh. Những người nói bé quá cũng có thể gây ra sự phiền toái. Người khác có thể sẽ bối rối vì họ không nghe rõ bạn nói gì. Vì thế, khi bạn hạ âm lượng giọng nói của mình xuống, hãy nói vừa đủ nghe chứ đừng thì thầm.
7. Hãy học cách thu hút sự chú ý khi nói ít đi.
Những người nghĩ kỹ trước khi nói thường nói ra những điều rất đúng đắn. Nhờ đó, họ sẽ giành được sự tôn trọng của người khác và trở nên đáng tin cậy hơn. Hãy nói khi bạn cảm thấy cần thiết, nhưng đừng nên cố lấp đầy khoảng trống khi đã hết chuyện để nói.
Khi bạn để dành từ ngữ của mình cho những lúc cần lên tiếng, những gì bạn nói ra sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Hãy kiệm lời để duy trì thái độ trầm tĩnh và khiến những lúc mình lên tiếng trở nên có ý nghĩa hơn.
Giao tiếp bằng mắt là rất quan trọng khi bạn kiệm lời. Nếu bạn không giao tiếp bằng mắt, trông bạn sẽ rất thiếu tự tin, ngượng ngùng và bất an. Tuy nhiên, nếu bạn có trao đổi ánh mắt mà không nói gì, bạn lại là một người biết suy nghĩ và kín đáo.
8. Thể hiện cảm xúc qua nét mặt.
Khi bạn cảm thấy rất muốn nói ra một ý kiến mà bạn biết là không nên, hãy để nét mặt của bạn biểu lộ cảm xúc. Một cái đảo mắt hoặc cười mìm sẽ tạo ra hiệu ứng tuyệt vời, và người khác sẽ khó nắm bắt được bạn hơn. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người bạn trầm tính dùng nét mặt để bình luận về điều gì chưa? Dường như họ vẫn rất hài hước ngay cả khi họ không nói gì. Hãy học tập họ và dùng nét mặt thay cho lời nói khi cần thiết.
Tất nhiên là bạn cũng nên làm vậy một cách thận trọng. Bạn có thể khiến người khác khó chịu khi bạn không nói gì. Một cái đảo mắt đối với một người nhạy cảm có thể khiến họ lo cuống lên nếu bạn không cẩn thận. Hãy biết mình đang nói chuyện với ai và khi nào là thích hợp để làm vậy.
9. Suy nghĩ cởi mở.
Đừng cho rằng những người ở vị thế khác hoặc có ý kiến khác với bạn đều là sai lầm, ngớ ngẩn hoặc xấu tính. Hãy tìm hiểu vì sao họ lại suy nghĩ như vậy, và nguyên nhân đó là từ đâu mà ra. Nhờ đó, bạn sẽ nhìn được cả hai mặt của vấn đề, và có quan điểm cởi mở hơn. Bạn sẽ có động lực để hỏi han họ, và suy nghĩ kỹ về cuộc trò chuyện hiện tại.
Như vậy không có nghĩa là những người trầm tính thì hiểu chuyện hơn. Chỉ là khi bạn lắng nghe, bạn sẽ hiểu được vị trí của người kia và cho họ cơ hội giải thích đầy đủ hơn. Vì thế, khi ai đó nói ra một điều mà bạn không đồng tình, đừng vội vàng phản biện. Hãy lắng nghe, rồi bạn có thể nói ra ý kiến của mình sau.
Đừng im lặng chỉ để chọc tức người khác. Im lặng để tránh đối đầu không phải là hành động có ích, như thế nghĩa là hèn nhát. Hãy luôn nói rõ quan điểm của mình khi tranh luận, nhưng phải nói có lý với âm lượng vừa phải.
Đừng tỏ ra bất lịch sự hoặc ăn nói cộc lốc – hãy nói lịch sự khi được hỏi ý kiến, trả lời một cách thông minh, đừng chỉ nói đơn giản “có” hoặc “không”. Mục đích của bạn là sự trầm tĩnh chứ không phải là bất lịch sự hay thô lỗ. Mục đích của bạn còn là ăn nói súc tích, không phải là hợm hĩnh hay nhát gừng.
lll. Có một Cuộc sống Yên tĩnh
1. Tập thiền hàng ngày để giúp bạn tĩnh tâm trong vài phút.
Thiền không chỉ giúp bạn có một tâm trí minh mẫn hơn, sáng suốt hơn, hoạt động này còn làm giảm lượng cholesterol và huyết áp. Chỉ cần mỗi ngày tập từ 10 đến 15 phút là bạn sẽ cảm thấy thư thái và minh mẫn trong suốt 24 giờ tiếp theo.
Nếu bạn không thích ngồi thiền, bạn có thể tham gia những hoạt động khác để có hiệu quả tương tự. Hãy đi dạo trong công viên, ngồi đọc sách, hoặc lấy nhật ký ra và viết những suy nghĩ của mình. Bất kỳ hoạt động nào “chỉ dành cho chính mình” đều sẽ có ích.
Người khác có hay trêu chọc bạn và nói rằng bạn nên tham gia đi bộ đường dài không? Hãy đùa lại họ và tham gia hoạt động đó.
Hãy sống trong thực tại bằng cách luyện tập các bài tập chánh niệm và thiền định. Nghiên cứu những bí ẩn của khoa học (vũ trụ, thuyết lượng tử), việc đó cũng có thể đem lại cho bạn những trải nghiệm nội tâm mạnh mẽ.
2. Ghi nhật ký.
Có một phương pháp để bạn chuyển hướng sự tập trung của mình (và trở nên biết quan sát hơn), đó là viết nhật ký. Hãy viết hàng ngày và tự hỏi những câu hỏi như:
.Mình cảm thấy gì? Tại sao?
.Hôm nay mình đã học được gì? Học từ ai?
.Những ý tưởng nào đã xuất hiện? Mình đã nghĩ về ai hoặc điều gì?
.Ngày hôm nay có gì khác so với hôm qua? So với tuần trước? So với năm trước?
.Mình có thể cảm thấy biết ơn vì những điều gì? Những ai trên thế giới này đang cảm thấy cô đơn? Tại sao?
3. Dựa vào chính mình.
Dù nhờ vả ai đó giúp đỡ cũng chẳng có gì sai, nhưng sự tự tin của bạn sẽ cho bạn sức mạnh để tự làm mọi việc một mình, nhờ đó, bạn sẽ được người khác tôn trọng hơn. Và khi bạn “thật sự” cần giúp đỡ, khả năng nội quan của bạn sẽ giúp bạn hỏi những câu đúng đắn.
4. Tìm một sở thích.
Khi bạn có thời gian để ngồi một mình trong yên lặng với những suy nghĩ sâu xa, bạn sẽ thấy làm vậy dễ dàng hơn là khi đang ở cạnh một nhóm bạn. Bạn sẽ bất ngờ khi thấy mình cũng rất thích được ở một mình. Bạn sẽ biết cách nuôi dưỡng tâm hồn mình cũng như chuẩn bị trước những gì cần nói khi giao tiếp với người khác. Thử tập đan, làm vườn hoặc những hoạt động không cần tới sự giao tiếp với người khác. Chọn một cuốn sách hay để đọc cũng rất có ích.
Trong cuốn sách “What Do I Say Next?” - tạm dịch: “Tôi cần phải nói gì tiếp?”, Mingling Maven Susan RoAne đã viết: “Có những người tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi… nhưng họ cũng có thể là người nông cạn”. Nếu bạn là một người nông cạn, mọi người sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu bạn không nói gì. Để tránh điều đó, bạn nên cải thiện bản thân và trở thành một người mà ai cũng muốn ở bên, ngay cả khi bạn không hay tán gẫu.
Hãy nhớ rằng người trầm lặng cũng có thể làm những việc giống như người ồn ào. Bạn có thể hát, nhảy, chơi nhạc cụ… Hãy trở lại với trạng thái trầm tĩnh khi bạn đã làm xong những hoạt động đó.
Tuy nhiên, khi bạn đã im lặng vào những lúc rảnh rỗi, bạn sẽ khó sôi nổi trở lại vào những tình huống khác hơn. Đó là do sự tĩnh lặng sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Hãy tưởng tượng: bạn vừa mới dành cả ngày để đọc sách trong tĩnh lặng, và rồi sau đó bạn phải tham gia một bữa tiệc. Có thể bạn vẫn đang chìm đắm trong thế giới của cuốn sách, và tự nhiên bạn vẫn sẽ trầm lặng và hướng nội hơn.
5. Dành nhiều thời gian để ở một mình hơn.
Nhà văn Susan Cain nói rằng: “Sự tĩnh lặng là chất xúc tác của sự sáng tạo." Ở một mình với những suy nghĩ của mình có thể là khoảng thời gian thú vị và có ích nhất của bạn trong ngày. Và bạn sẽ được là chính xác những gì “bạn” muốn. Đây không chỉ là khoảng thời gian chất lượng để làm gì tùy thích, mà bạn sẽ dần quen và thích việc được ở một mình hơn.
Bạn có thể dành thời gian đó để hoàn thiện sở thích mới, viết nhật ký, dắt chó đi dạo hoặc thoải mái đi mua đồ. Bạn làm gì không quan trọng, miễn là bạn có làm gì đó. Bạn sẽ nhận ra rằng: giao tiếp với người khác không tạo ra cũng không làm hỏng những khoảnh khắc vui vẻ. Tuy nhiên, đừng trở thành một người sống ẩn dật, hãy sử dụng những lúc được ở một mình để nuôi dưỡng sự sáng tạo của mình.
6. Dành thời gian với những người bạn hướng nội.
Khi bạn ở bên người ồn ào, sôi nổi và hướng ngoại, bạn cũng sẽ trở nên như vậy. Để có thể học cách trân trọng cả những người có tính cách đối lập, hãy dành thời gian bên họ và ít nói hơn. Bạn sẽ thấy đó cũng là một niềm vui mới lạ.
Người trầm lặng thích đi chơi với người trầm lặng, dù không phải lúc nào cũng vậy. Nếu bạn không có nhiều bạn bè trầm tĩnh, hãy hỏi người mà bạn thấy trầm nhất và gặp gỡ bạn bè của họ. Được bạn bè giúp đỡ rất tuyệt, nhất là khi họ vốn là người trầm lặng (hoặc đang cố gắng để như vậy). Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động yên tĩnh khác – như tham gia câu lạc bộ đọc sách hoặc nấu ăn để gặp gỡ những người bạn trầm lặng.
7. Cân nhắc gặp bác sĩ trị liệu.
Bạn sẽ không chỉ có nhiều thời gian hơn để nói về bản thân, bạn còn có thể nói về lý do mà bạn cần trở nên trầm lặng hơn, và liệu bạn có cần tới sự chú ý của người khác không. Các bác sĩ không chỉ dành cho những người đang bị bệnh tâm lý, họ còn dành cho những người muốn tự kết nối với bản thân mình.
Nếu có ai đó khiến bạn cảm thấy mình là người ồn ào, hãy kể về việc đó. Có thể bạn vẫn rất ổn, trừ khi “bạn” cho rằng đó là vấn đề. Cảm thấy thoải mái với cá tính tự nhiên của mình là một điều rất quan trọng.
8. Thành thật với bản thân.
Vào cuối ngày, vài người sẽ tự nhiên trở nên sôi nổi hơn người khác. Bạn không cần phải trầm đi – có thể cứ là chính mình là được rồi. Dù sao, nếu bạn cảm thấy phải thay đổi, hãy chỉ tạo ra những thay đổi phù hợp và tự nhiên. Nếu bạn muốn lên tiếng, cứ làm vậy. Nếu bạn muốn nhảy nhót, cứ nhảy nhót. Ai trong chúng ta cũng đều là những con người sôi nổi ở một khía cạnh nào đó. Có thể đôi khi, bạn cũng có mặt trầm tĩnh hơn người khác.
Nếu bạn tự nhiên cảm thấy cần phải yên lặng hơn, hãy chọn thời điểm phù hợp nhất. Bữa tối bên gia đình? Trong lớp? Đừng cố gắng để trở thành một người trầm lặng, hãy trầm lặng đúng nơi đúng lúc. Bởi vì sẽ có những lúc bạn cần phải sôi nổi.
9. Nếu bạn đã quyết định, hãy dùng “lời thề im lặng” trong một khoảng thời gian.
Có thể bạn sẽ im lặng hoàn toàn trong một giờ. Sau đó hãy thử im lặng trong ba giờ. Nếu bạn có thể im lặng cả ngày, bạn có thể sẽ quan sát được nhiều hơn những thứ mà trước giờ bạn không hề nhận ra.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện “lời thề” im lặng là lúc bạn đang bị đau miệng hoặc đau đầu, ví dụ như lúc bạn niềng răng, chữa tủy răng, hoặc đơn giản là bị va đầu vào đâu đó. Đừng tự làm mình bị thương, nhưng hãy tìm ra những lúc phù hợp để trở nên trầm tĩnh hơn.
Bạn bè và người thân của bạn có gọi bạn là “ồn ào”, “phiền toái” hay “người lắm lời” không? Bạn có nói nhiều tới mức không thèm để ý tới ý kiến hay cảm xúc của người khác không? Nếu có, và nếu đây cũng chính là vấn đề trong cuộc sống của bạn, bạn có thể học cách để trở thành một người trầm tĩnh hơn. Khi bạn trầm tĩnh hơn, những mối quan hệ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể khi bạn biết ghi nhận ý kiến và cảm xúc của người khác. Bạn bè và người thân của bạn sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn, và sẽ không còn lườm bạn theo kiểu “Trật tự đi có được không?”.
Hãy bắt đầu bằng cách lựa chọn những tình huống cần tới sự trầm tĩnh, sau đó, tập luyện để biến nó thành một nét tự nhiên trong tính cách của bạn. Dù sao, cũng giống như việc thay đổi bất kỳ nét tính cách nào, bạn cần phải từ tốn. Nếu tự dưng, một người sôi nổi và huyên náo như bạn lại trở nên yên lặng và hướng nội, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đang có vấn đề. Hãy nói với họ rằng bạn đang luyện tập cách để trở nên trầm tĩnh hơn. Hãy để họ chứng kiến và trân trọng những thay đổi tích cực của bạn.
Nếu bạn thật sự cho rằng đây là con đường đúng đắn dành cho mình, hãy đọc tiếp hướng dẫn dưới đây.
l. Thể hiện Thái độ Trầm tĩnh
1. Hành động thận trọng hơn.
Những người trầm lặng ít khi bốc đồng, và họ thường cân nhắc các quyết định dựa trên nhiều phương diện trước khi hành động. Họ luôn cư xử có chủ ý và không dễ dàng bị lôi kéo vào mọi tình huống. Họ thường dừng lại và suy nghĩ kỹ trước khi tiếp tục hành động. Trước khi hành động, hãy dành chút thời gian để xem xét những chuyện có thể xảy ra.
Người trầm tĩnh thường đứng ngoài đám đông. Nếu tất cả mọi người đều lao ra cửa sổ để xem có chuyện gì ồn ào ngoài kia, thì người trầm tĩnh sẽ nghĩ xem mình có quan tâm không, rồi sau đó, có thể họ sẽ bình tĩnh đi tới. Nhìn chung, họ không chủ động tìm kiếm những sự kích thích như những người sôi nổi khác.
Người trẫm tĩnh tường dễ tiếp cận hơn người ồn ào và năng nổ. Ngôn ngữ cơ thể của họ thường đơn giản, vẻ mặt của họ cũng rất bình tĩnh, họ không bị cuốn vào những câu chuyện kịch tính đang diễn ra lúc đó. Vì thế, những người trầm lặng thường được cho là tốt bụng hơn những người ồn ào, dù có thể chưa chắc đã là như vậy.
Để khiến người khác dễ tiếp cận mình hơn, bạn hãy ngẩng cao đầu, nhìn quanh và quan sát mọi thứ. Hãy thể hiện một thái độ thoải mái và tự nhiên như đang ở giữa một căn phòng không có người. Hãy dành thời gian để quan sát những thứ mà bình thường bạn sẽ không nhận ra vì còn mải tán gẫu với người bên cạnh.
3. Bình tĩnh và kiên nhẫn.
Khi bạn đang ở cùng một người trầm lặng, người đó có thể khiến mọi thứ xung quanh dịu lại, khiến mọi người bình tĩnh và suy nghĩ được thấu đáo hơn. Sao bạn không thể làm được như vậy? Khi mọi người đang nhao nhao lên, bạn có thể là người điềm đạm nhất. Như vậy, tới khi bạn “thực sự” lên tiếng, đó sẽ là một hiện tượng hiếm có, và mọi người sẽ lập tức chú ý tới bạn.
Việc này có thể là một động lực lớn để bạn trở thành một nhà lãnh đạo trầm tĩnh và làm việc hiệu quả hơn. Khi bạn là một người điềm đạm, bình tĩnh và tự chủ, ăn nói súc tích và có lý, mọi người sẽ chịu nghe lời bạn hơn.
Người trầm tĩnh thường rất giỏi giành được niềm tin của người khác. Những người mau mồm và ồn ào đôi khi lại bị coi là có thái độ không tốt, ích kỷ và bạ đâu nói đấy. Hãy cố gắng trở thành một người trầm tĩnh để thay đổi tình hình. Bạn có thể trở thành người đáng tin cậy một cách nhanh chóng.
Sự tập trung của bạn sẽ khiến bạn trở nên đáng tin hơn. Bạn sẽ ít bị phân tâm bởi những cuộc hội thoại xung quanh mình và biết lắng nghe chăm chú hơn. Hãy cố gắng phát huy, nhất là khi trước kia, đây không phải là điểm mạnh của bạn.
5. Hiểu rõ bạn thân – và hành động ngược lại.
Nếu bạn nghĩ rằng mình là người ồn ào và nóng nảy (và nếu thật sự đúng là như thế), hãy nghĩ về nguyên nhân khiến bạn như vậy. Khi bạn đang ngồi ăn tối với gia đình, hãy nghĩ xem bạn muốn làm gì, cư xử thế nào và nói những gì. Sau đó, chọn một điều và làm ngược lại. Bạn có muốn khơi mào một cuộc nói chuyện về khoai tây nghiền không? Hãy kiềm chế và chọn thử thách cho riêng mình.
Tất nhiên là bạn nên bắt đầu thật từ tốn. Đừng biến mình từ "lắm mồm" sang lầm lì một cách đột ngột. Hãy chọn vài thời điểm trong ngày để sống nội tâm hơn và kiềm chế những khi muốn “mở máy”. Dần dần, việc đó sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.
ll. Trầm tĩnh hơn Trong khi Trò chuyện
Người trầm tĩnh thường ngồi yên trong hậu trường và gần như biến mất, sau đó họ sẽ lên tiếng bất thình lình. Mọi người trong nhóm đang tán gẫu lan man – rồi bỗng dưng, người trầm tĩnh đó hô lên rằng nhà đang cháy. Vì vậy, trước khi bạn tham gia trò chuyện, hãy đảm bảo rằng mình sẽ nói đúng lúc đúng chỗ.
Khi bạn đang tham gia tán gẫu, hãy tự nhủ rằng còn 3 người nữa (hoặc tương tự như vậy) mới tới lượt bạn nói tiếp. Việc này sẽ giúp bạn quyết định đâu là những gì bạn muốn nói, và đâu là những ý kiến thừa thãi.
2. Để người khác làm tâm điểm trong cuộc hội thoại.
Hãy lịch sự và tinh tế hướng sự chú ý của mọi người khỏi bản thân, và nhường vị trí trung tâm cho người khác. Nếu bạn không đồng ý với quan điểm của họ, hãy nói rõ cho họ biết. Xem xét kĩ vai trò của người đó và phản hồi của bạn có ảnh hưởng thế nào đến suy nghĩ của họ. Khi bạn đã có đủ thông tin, bạn sẽ biết khi nào thì nên nói gì.
Việc này sẽ giúp bạn trở thành một người biết lắng nghe hơn. Bạn sẽ chủ động tập trung vào người khác và nhường sự chú ý của mọi người cho họ. Bạn sẽ bất ngờ vì những gì mình đã học được.
Đừng quá yên lặng khi mới gặp ai đó. Người đó có thể cho rằng bạn kì lạ hoặc không đáng để họ trò chuyện. Thay vào đó, hãy cân bằng giữa lắng nghe người khác và hỏi han họ.
Đừng nói những điều không cần thiết. Cần nghĩ trước khi nói. Hãy tạm dừng khi bị kích động hoặc hào hứng. Không nên ngắt lời người khác.
3. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người mà bạn đang nói chuyện.
Dành thời gian lắng nghe những gì ẩn sau lời nói của họ thay vì mang ý kiến và bình luận của mình nhảy bổ vào câu chuyện. Liệu họ thật sự cảm thấy thế nào? Họ sẽ phản ứng như thế nào? Bạn đã nhận ra điều gì mà trước đây bạn không để ý tới?
Không phải là những người nói nhiều không thích làm hoặc không làm được như vậy. Nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thể dồn tâm trí vào việc quan sát thay vì quan sát “và” tìm đúng từ ngữ để nói. Hãy tự hỏi chính con người ồn ào trong mình xem: bạn đã nhìn thấy hoặc nhận ra điều gì về thế giới mà trước đây bạn không hề chú ý?
Khi bạn ngắt lời ai đó, bạn đã thể hiện sự thiếu tôn trọng những suy nghĩ và cảm giác của họ. Hãy để họ nói xong trước khi bạn phát biểu suy nghĩ của mình. Nếu bạn không biết chắc rằng mình có làm họ gián đoạn không, hãy nói: “Xin lỗi, tớ có ngắt lời cậu không? Cậu nói tiếp đi”. Như thế, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.
Dành vài giây để nghĩ xem bạn đã nói được bao nhiêu từ nãy tới giờ, và người kia đã nói được bao nhiêu. Nếu lâu lâu rồi mà bạn chưa nói câu nào, hãy lên tiếng. Không một cuộc trò chuyện nào là hoàn thiện nếu một bên cứ hoàn toàn câm nín. Cũng như muốn vỗ tay phải có cả hai bàn tay – nếu bạn đã nói nãy giờ, hãy để người kia được lên tiếng. Bạn chỉ cần ghi nhớ là phải để họ nói xong thì mới tới phiên bạn.
Mọi người đều thích nói về bản thân họ, và nếu bạn để họ làm như vậy, họ sẽ rất quý mến bạn. Trầm tĩnh không có nghĩa là không nói gì – mà nghĩa là ăn nói súc tích, hỏi những câu hỏi thú vị, và đưa ra những luận điểm chính xác. Vì thế, đừng tự bắt mình phải im lặng, chỉ cần biết hỏi đúng câu hỏi là được.
Ví dụ, người quen của bạn vừa đi chơi nhảy dù về. Thay vì nói rằng “Tớ cũng từng chơi nhảy dù rồi, trò đó rất tuyệt!”, hãy nói rằng “Hay quá! Cậu thấy thế nào? Cậu mới chơi lần đầu à?”. Nếu họ chú tâm vào cuộc trò chuyện này, họ cũng sẽ hỏi xem bạn đã từng chơi nhảy dù bao giờ chưa.
Hãy nói nhẹ nhàng hơn nhưng âm lượng phải vừa đủ nghe. Những người trầm tĩnh thường rất nhỏ nhẹ trong giao tiếp, ngay cả khi họ lên tiếng. Rất hiếm khi có điều gì khiến họ phải nổi giận. Họ sẽ thể hiện sự vui sướng qua nét mặt và tông giọng (há hốc miệng, reo thầm...).
Tuy nhiên, việc này có một ranh giới rất mong manh. Những người nói bé quá cũng có thể gây ra sự phiền toái. Người khác có thể sẽ bối rối vì họ không nghe rõ bạn nói gì. Vì thế, khi bạn hạ âm lượng giọng nói của mình xuống, hãy nói vừa đủ nghe chứ đừng thì thầm.
7. Hãy học cách thu hút sự chú ý khi nói ít đi.
Những người nghĩ kỹ trước khi nói thường nói ra những điều rất đúng đắn. Nhờ đó, họ sẽ giành được sự tôn trọng của người khác và trở nên đáng tin cậy hơn. Hãy nói khi bạn cảm thấy cần thiết, nhưng đừng nên cố lấp đầy khoảng trống khi đã hết chuyện để nói.
Khi bạn để dành từ ngữ của mình cho những lúc cần lên tiếng, những gì bạn nói ra sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Hãy kiệm lời để duy trì thái độ trầm tĩnh và khiến những lúc mình lên tiếng trở nên có ý nghĩa hơn.
Giao tiếp bằng mắt là rất quan trọng khi bạn kiệm lời. Nếu bạn không giao tiếp bằng mắt, trông bạn sẽ rất thiếu tự tin, ngượng ngùng và bất an. Tuy nhiên, nếu bạn có trao đổi ánh mắt mà không nói gì, bạn lại là một người biết suy nghĩ và kín đáo.
8. Thể hiện cảm xúc qua nét mặt.
Khi bạn cảm thấy rất muốn nói ra một ý kiến mà bạn biết là không nên, hãy để nét mặt của bạn biểu lộ cảm xúc. Một cái đảo mắt hoặc cười mìm sẽ tạo ra hiệu ứng tuyệt vời, và người khác sẽ khó nắm bắt được bạn hơn. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người bạn trầm tính dùng nét mặt để bình luận về điều gì chưa? Dường như họ vẫn rất hài hước ngay cả khi họ không nói gì. Hãy học tập họ và dùng nét mặt thay cho lời nói khi cần thiết.
Tất nhiên là bạn cũng nên làm vậy một cách thận trọng. Bạn có thể khiến người khác khó chịu khi bạn không nói gì. Một cái đảo mắt đối với một người nhạy cảm có thể khiến họ lo cuống lên nếu bạn không cẩn thận. Hãy biết mình đang nói chuyện với ai và khi nào là thích hợp để làm vậy.
9. Suy nghĩ cởi mở.
Đừng cho rằng những người ở vị thế khác hoặc có ý kiến khác với bạn đều là sai lầm, ngớ ngẩn hoặc xấu tính. Hãy tìm hiểu vì sao họ lại suy nghĩ như vậy, và nguyên nhân đó là từ đâu mà ra. Nhờ đó, bạn sẽ nhìn được cả hai mặt của vấn đề, và có quan điểm cởi mở hơn. Bạn sẽ có động lực để hỏi han họ, và suy nghĩ kỹ về cuộc trò chuyện hiện tại.
Như vậy không có nghĩa là những người trầm tính thì hiểu chuyện hơn. Chỉ là khi bạn lắng nghe, bạn sẽ hiểu được vị trí của người kia và cho họ cơ hội giải thích đầy đủ hơn. Vì thế, khi ai đó nói ra một điều mà bạn không đồng tình, đừng vội vàng phản biện. Hãy lắng nghe, rồi bạn có thể nói ra ý kiến của mình sau.
Đừng im lặng chỉ để chọc tức người khác. Im lặng để tránh đối đầu không phải là hành động có ích, như thế nghĩa là hèn nhát. Hãy luôn nói rõ quan điểm của mình khi tranh luận, nhưng phải nói có lý với âm lượng vừa phải.
Đừng tỏ ra bất lịch sự hoặc ăn nói cộc lốc – hãy nói lịch sự khi được hỏi ý kiến, trả lời một cách thông minh, đừng chỉ nói đơn giản “có” hoặc “không”. Mục đích của bạn là sự trầm tĩnh chứ không phải là bất lịch sự hay thô lỗ. Mục đích của bạn còn là ăn nói súc tích, không phải là hợm hĩnh hay nhát gừng.
lll. Có một Cuộc sống Yên tĩnh
Thiền không chỉ giúp bạn có một tâm trí minh mẫn hơn, sáng suốt hơn, hoạt động này còn làm giảm lượng cholesterol và huyết áp. Chỉ cần mỗi ngày tập từ 10 đến 15 phút là bạn sẽ cảm thấy thư thái và minh mẫn trong suốt 24 giờ tiếp theo.
Nếu bạn không thích ngồi thiền, bạn có thể tham gia những hoạt động khác để có hiệu quả tương tự. Hãy đi dạo trong công viên, ngồi đọc sách, hoặc lấy nhật ký ra và viết những suy nghĩ của mình. Bất kỳ hoạt động nào “chỉ dành cho chính mình” đều sẽ có ích.
Người khác có hay trêu chọc bạn và nói rằng bạn nên tham gia đi bộ đường dài không? Hãy đùa lại họ và tham gia hoạt động đó.
Hãy sống trong thực tại bằng cách luyện tập các bài tập chánh niệm và thiền định. Nghiên cứu những bí ẩn của khoa học (vũ trụ, thuyết lượng tử), việc đó cũng có thể đem lại cho bạn những trải nghiệm nội tâm mạnh mẽ.
Có một phương pháp để bạn chuyển hướng sự tập trung của mình (và trở nên biết quan sát hơn), đó là viết nhật ký. Hãy viết hàng ngày và tự hỏi những câu hỏi như:
.Mình cảm thấy gì? Tại sao?
.Hôm nay mình đã học được gì? Học từ ai?
.Những ý tưởng nào đã xuất hiện? Mình đã nghĩ về ai hoặc điều gì?
.Ngày hôm nay có gì khác so với hôm qua? So với tuần trước? So với năm trước?
.Mình có thể cảm thấy biết ơn vì những điều gì? Những ai trên thế giới này đang cảm thấy cô đơn? Tại sao?
Dù nhờ vả ai đó giúp đỡ cũng chẳng có gì sai, nhưng sự tự tin của bạn sẽ cho bạn sức mạnh để tự làm mọi việc một mình, nhờ đó, bạn sẽ được người khác tôn trọng hơn. Và khi bạn “thật sự” cần giúp đỡ, khả năng nội quan của bạn sẽ giúp bạn hỏi những câu đúng đắn.
4. Tìm một sở thích.
Khi bạn có thời gian để ngồi một mình trong yên lặng với những suy nghĩ sâu xa, bạn sẽ thấy làm vậy dễ dàng hơn là khi đang ở cạnh một nhóm bạn. Bạn sẽ bất ngờ khi thấy mình cũng rất thích được ở một mình. Bạn sẽ biết cách nuôi dưỡng tâm hồn mình cũng như chuẩn bị trước những gì cần nói khi giao tiếp với người khác. Thử tập đan, làm vườn hoặc những hoạt động không cần tới sự giao tiếp với người khác. Chọn một cuốn sách hay để đọc cũng rất có ích.
Trong cuốn sách “What Do I Say Next?” - tạm dịch: “Tôi cần phải nói gì tiếp?”, Mingling Maven Susan RoAne đã viết: “Có những người tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi… nhưng họ cũng có thể là người nông cạn”. Nếu bạn là một người nông cạn, mọi người sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu bạn không nói gì. Để tránh điều đó, bạn nên cải thiện bản thân và trở thành một người mà ai cũng muốn ở bên, ngay cả khi bạn không hay tán gẫu.
Hãy nhớ rằng người trầm lặng cũng có thể làm những việc giống như người ồn ào. Bạn có thể hát, nhảy, chơi nhạc cụ… Hãy trở lại với trạng thái trầm tĩnh khi bạn đã làm xong những hoạt động đó.
Tuy nhiên, khi bạn đã im lặng vào những lúc rảnh rỗi, bạn sẽ khó sôi nổi trở lại vào những tình huống khác hơn. Đó là do sự tĩnh lặng sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Hãy tưởng tượng: bạn vừa mới dành cả ngày để đọc sách trong tĩnh lặng, và rồi sau đó bạn phải tham gia một bữa tiệc. Có thể bạn vẫn đang chìm đắm trong thế giới của cuốn sách, và tự nhiên bạn vẫn sẽ trầm lặng và hướng nội hơn.
5. Dành nhiều thời gian để ở một mình hơn.
Nhà văn Susan Cain nói rằng: “Sự tĩnh lặng là chất xúc tác của sự sáng tạo." Ở một mình với những suy nghĩ của mình có thể là khoảng thời gian thú vị và có ích nhất của bạn trong ngày. Và bạn sẽ được là chính xác những gì “bạn” muốn. Đây không chỉ là khoảng thời gian chất lượng để làm gì tùy thích, mà bạn sẽ dần quen và thích việc được ở một mình hơn.
Bạn có thể dành thời gian đó để hoàn thiện sở thích mới, viết nhật ký, dắt chó đi dạo hoặc thoải mái đi mua đồ. Bạn làm gì không quan trọng, miễn là bạn có làm gì đó. Bạn sẽ nhận ra rằng: giao tiếp với người khác không tạo ra cũng không làm hỏng những khoảnh khắc vui vẻ. Tuy nhiên, đừng trở thành một người sống ẩn dật, hãy sử dụng những lúc được ở một mình để nuôi dưỡng sự sáng tạo của mình.
6. Dành thời gian với những người bạn hướng nội.
Khi bạn ở bên người ồn ào, sôi nổi và hướng ngoại, bạn cũng sẽ trở nên như vậy. Để có thể học cách trân trọng cả những người có tính cách đối lập, hãy dành thời gian bên họ và ít nói hơn. Bạn sẽ thấy đó cũng là một niềm vui mới lạ.
Người trầm lặng thích đi chơi với người trầm lặng, dù không phải lúc nào cũng vậy. Nếu bạn không có nhiều bạn bè trầm tĩnh, hãy hỏi người mà bạn thấy trầm nhất và gặp gỡ bạn bè của họ. Được bạn bè giúp đỡ rất tuyệt, nhất là khi họ vốn là người trầm lặng (hoặc đang cố gắng để như vậy). Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động yên tĩnh khác – như tham gia câu lạc bộ đọc sách hoặc nấu ăn để gặp gỡ những người bạn trầm lặng.
7. Cân nhắc gặp bác sĩ trị liệu.
Bạn sẽ không chỉ có nhiều thời gian hơn để nói về bản thân, bạn còn có thể nói về lý do mà bạn cần trở nên trầm lặng hơn, và liệu bạn có cần tới sự chú ý của người khác không. Các bác sĩ không chỉ dành cho những người đang bị bệnh tâm lý, họ còn dành cho những người muốn tự kết nối với bản thân mình.
Nếu có ai đó khiến bạn cảm thấy mình là người ồn ào, hãy kể về việc đó. Có thể bạn vẫn rất ổn, trừ khi “bạn” cho rằng đó là vấn đề. Cảm thấy thoải mái với cá tính tự nhiên của mình là một điều rất quan trọng.
8. Thành thật với bản thân.
Vào cuối ngày, vài người sẽ tự nhiên trở nên sôi nổi hơn người khác. Bạn không cần phải trầm đi – có thể cứ là chính mình là được rồi. Dù sao, nếu bạn cảm thấy phải thay đổi, hãy chỉ tạo ra những thay đổi phù hợp và tự nhiên. Nếu bạn muốn lên tiếng, cứ làm vậy. Nếu bạn muốn nhảy nhót, cứ nhảy nhót. Ai trong chúng ta cũng đều là những con người sôi nổi ở một khía cạnh nào đó. Có thể đôi khi, bạn cũng có mặt trầm tĩnh hơn người khác.
Nếu bạn tự nhiên cảm thấy cần phải yên lặng hơn, hãy chọn thời điểm phù hợp nhất. Bữa tối bên gia đình? Trong lớp? Đừng cố gắng để trở thành một người trầm lặng, hãy trầm lặng đúng nơi đúng lúc. Bởi vì sẽ có những lúc bạn cần phải sôi nổi.
9. Nếu bạn đã quyết định, hãy dùng “lời thề im lặng” trong một khoảng thời gian.
Có thể bạn sẽ im lặng hoàn toàn trong một giờ. Sau đó hãy thử im lặng trong ba giờ. Nếu bạn có thể im lặng cả ngày, bạn có thể sẽ quan sát được nhiều hơn những thứ mà trước giờ bạn không hề nhận ra.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện “lời thề” im lặng là lúc bạn đang bị đau miệng hoặc đau đầu, ví dụ như lúc bạn niềng răng, chữa tủy răng, hoặc đơn giản là bị va đầu vào đâu đó. Đừng tự làm mình bị thương, nhưng hãy tìm ra những lúc phù hợp để trở nên trầm tĩnh hơn.
Nguồn : wikihow.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: