- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Chia tay một người không bao giờ là việc dễ dàng, nhất là khi trong lòng bạn vẫn còn tình cảm với người đó. Nhưng dù khó khăn thế nào, cùng với thời gian, sự kiên nhẫn và một vài chiến thuật đối phó lành mạnh, bạn sẽ đứng dậy được và tìm lại hạnh phúc cho mình. Hãy bắt đầu với việc loại bỏ người đó khỏi cuộc đời bạn bằng cách xóa liên lạc và gỡ xuống những gì gợi nhớ đến họ. Sau đó, bạn có thể cố gắng vượt qua nỗi đau và vui sống.
Phần 1: Loại bỏ người cũ khỏi cuộc đời bạn
1. Cắt đứt hoàn toàn mọi liên lạc
Rất khó để bạn vượt qua hoặc quên đi một người nếu bạn vẫn còn trò chuyện với họ, thậm chí chỉ làm bạn bè trên mạng xã hội. Hãy để người cũ biết rằng bạn cần rời xa họ trong thời gian dài, ngay cả khi sau này bạn vẫn muốn làm bạn với họ.
Bạn có thể nói “Em vẫn muốn làm bạn bè với anh sau này, nhưng hiện giờ thì em chưa bình tâm được nên phải giữ khoảng cách với anh.”
Nếu phải gặp người đó, bạn hãy cố tỏ ra thân thiện nhưng đừng cư xử như bạn bè. Ví dụ, bạn có thể chào khi đi lướt qua họ ở hành lang hoặc trao đổi một cách lịch sự về những việc cần thiết nếu hai người có con chung, nhưng hãy nhớ chỉ dừng lại ở đó và đừng cố tỏ ra thân mật hơn.
Sarah Schewitz, PsyD
Chấm dứt vòng luẩn quẩn chia tay rồi nối lại. Chuyên gia tâm lý về tình yêu và mối quan hệ Dr. Sarah Schewitz cho rằng: "Điều đặc biệt quan trọng là cắt đứt mọi liên lạc nếu bạn ở trong mối quan hệ hợp – tan, khi mà những lần gặp gỡ có thể tạo điều kiện cho hai người gần gũi hoặc quay lại với nhau."
2. Từ bỏ ý nghĩ rằng bạn có thể khiến người đó quay về với mình
Đừng đắm chìn trong ý nghĩ rằng hai người có thể nối lại với nhau. Điều đó chỉ khiến bạn nuôi hy vọng và mộng tưởng về người cũ. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc buông bỏ mối tình cũ, và nếu cần, hãy tự nhắc mình rằng mọi chuyện đã trôi qua.
Hãy tự nhủ "Mình và anh ấy chia tay là có lý do, và mình xứng đáng làm lại cuộc sống với một người mới.”
3. Viết một lá thư cho người cũ nhưng không gửi đi
Hãy trải hết nỗi lòng trên trang giấy. Nói với người đó rằng họ đã làm tổn thương bạn như thế nào. Viết ra những khoảnh khắc hạnh phúc và đau buồn, chỉ cần bạn dùng thời gian này để giải tỏa cảm xúc. Lá thư này chỉ dành cho bạn; vì vậy bạn không cần phải gửi đi.
4. Xóa email, tin nhắn và thư thoại của người đó
Khi nhận được tin nhắn của người cũ, bạn rất dễ tìm đọc lại thư từ kỷ niệm và lại chìm đắm trong quá khứ. Hãy kiểm tra lại tất cả các tài khoản của bạn và xóa hết các tin nhắn để bạn không còn bị cám dỗ nữa.
Nếu sợ rằng một ngày nào đó muốn ôn lại những kỷ niệm xa xưa, bạn có thể lưu mọi thứ trong một ổ cứng gắn ngoài và gửi một người bạn giữ hộ. Như vậy bạn sẽ không thể tùy hứng lấy ra để nhớ nhung được.
5. Gỡ xuống hoặc xóa toàn bộ hình ảnh của người cũ
Bạn hãy gỡ mọi hình ảnh treo trên tường và trong các tập album. Xóa hết ảnh trong điện thoại, máy tính và tất cả các tài khoản của bạn trên mạng xã hội. Bạn không cần giữ những thứ nhắc nhớ bạn về người cũ ở quanh mình.
Lần này cũng vậy, nếu bạn không nỡ xóa sạch mọi kỷ niệm, hãy lưu lại trong ổ cứng ngoài và các bản sao và nhờ một người bạn cất giữ một thời gian.
6. Đốt tất cả những thứ nhắc nhớ về mối tình cũ
Đôi khi bạn cần phải xóa hình bóng người kia khỏi tâm trí. Một cách để làm điều này là tập trung các kỷ vật nhắc nhớ về họ, bỏ tất cả vào thùng kim loại và châm lửa đốt. Bạn có thể đốt những thứ như thư từ, những tấm ảnh cũ hoặc quần áo chẳng hạn.
Bạn nhớ làm việc này ngoài trời ở nơi ít gió. Để sẵn một xô nước hoặc bình giập lửa gần đó phòng khi cần đến.
Phần 2: Vượt qua nỗi đau
1. Tự nhắc bản thân rằng vì sao mối tình của bạn lại không thành
Nếu bạn cảm thấy khó quên người cũ thì có lẽ là vì bạn luôn nhớ về những phút giây hạnh phúc không gợn chút buồn phiền. Hãy dành thời gian suy ngẫm xem tại sao hai bạn lại chia tay để xóa tan ảo ảnh đó
Thử viết ra những ý nghĩ của bạn. Hãy ghi lại những khoảnh khắc đau khổ mà bạn đã có ý định quên đi để có thể bước tiếp.
Bạn đã chấm dứt mối quan hệ vì một điều nào đó đã xảy ra hoặc mọi chuyện diễn ra không như mong muốn, và nếu bạn quá tôn thờ mối tình cũ thì sẽ rất khó vượt qua.
2. Tha thứ cho người cũ để xua tan oán giận trong lòng
Có một cách giúp bạn tha thứ là nhớ về những mặt tốt của người đó. Hãy nhớ lại xem trước đây bạn yêu quý người cũ ở những điểm nào để nhìn họ như một con người trọn vẹn và đôi khi cũng mắc lỗi. Chỉ khi nào bạn nghĩ về người cũ như những người bình thường với tất cả những mặt tốt và mặt xấu thì bạn mới có thể tha thứ cho những lỗi lầm của họ.
Một cách khác để tha thứ là nghĩ về cảm giác của bạn trước những điều người cũ đã làm với bạn. Ngẫm xem những cảm xúc đó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào. Ví dụ như, nếu bạn cảm thấy tức giận và cay đắng, vậy thì cảm giác đó đã thay đổi cách nhìn của bạn với cuộc đời như thế nào?
Tất nhiên là "lỗi lầm" cũng có nhiều mức độ khác nhau. Với những vấn đề nghiêm trọng như bạo hành thể chất hoặc tinh thần, việc tha thứ sẽ khó hơn nhiều. Dẫu là vậy, bạn hãy nhớ rằng hành động tha thứ chủ yếu là vì lợi ích của chính bạn, không phải là khoan dung cho những gì người kia đã làm.
Tha thứ nghĩa là buông bỏ cảm giác cay đắng của bạn đối với người cũ. Sẽ rất khó để xua đi những cảm giác tiêu cực về người đó nếu bạn không sẵn sàng tha thứ. Không phải là bạn quên đi nỗi đau của mình; chỉ là bạn thôi chất chứa trong lòng nỗi oán hờn với người cũ.
3. Đừng tìm lỗi trong sự tan vỡ
Bạn có thể tự trách mình hoặc cảm thấy rằng người kia có lỗi trong việc hai người chia tay. Nhưng bất luận là gì, cuối cùng sự thật chỉ là bạn không hòa hợp với người đó, và không ai đáng bị đổ lỗi trong việc này.
Nếu tình cảm giữa bạn và người đó khá tốt đẹp, bạn hãy nhớ rằng cả hai đã rất nỗ lực để vun đắp mối quan hệ, và hãy cố gắng thoát ra khỏi dòng suy nghĩ đổ lỗi.
4. Tập thay đổi thái độ của bạn với quá khứ thay vì chỉ ngồi đó mong xóa đi quá khứ
Đôi khi bạn có thể ước gì có thể quay ngược thời gian và thay đổi những sự việc đã xảy ra. Đó là một phản ứng tự nhiên, nhưng rốt cuộc sẽ chẳng đem lại lợi ích gì. Điều mà bạn có thể thay đổi là cách phản ứng của bạn với những gì đã qua. Hãy chấp nhận sự việc thay vì không ngừng hối tiếc về những điều bạn đã lỡ nói hoặc làm.
Thử nghĩ về một sự việc nào đó khiến bạn day dứt. Có thể bạn luôn bị dằn vặt với ý nghĩ “Giá mà mình có thể rút lại những gì đã nói.” Thay vào đó, bạn hãy sửa lại bằng câu: “Mình hối hận vì đã nói như vậy, nhưng mình đã rút được bài học từ sai lầm đó và sau này sẽ làm tốt hơn.”
5. Đến gặp chuyên gia trị liệu tâm lý nếu bạn gặp khó khăn
Có thể bạn cảm thấy việc trị liệu tâm lý là đáng xấu hổ. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng hàng triệu người như bạn cũng tìm đến chuyên gia tâm lý, tư vấn viên và các chuyên gia khác để xin lời khuyên và hướng dẫn trong những lúc khó khăn, và bạn cũng vậy. Không có lý do gì mà bạn phải ngại tìm sự giúp đỡ.
Bạn có thể cân nhắc nói chuyện với các chuyên gia trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm thần, chuyên viên tư vấn viên học đường và nghề nghiệp, và nếu muốn, bạn có thể tìm đến những người có uy tín trong cộng đồng. Hãy tìm lời khuyên từ người mà bạn tin cậy và có chuyên môn.
Nhờ người thân hoặc bạn bè giới thiệu nếu bạn không biết nên nói chuyện với ai.
Phần 3: Tiếp tục vui sống
1. Học cách sống độc lập trở lại
Trong thời gian này, hãy nhớ rằng bạn là một người hoàn toàn độc lập. Bạn không cần phải có ai đó giúp bạn trở nên hoàn thiện, vì vậy, hãy nhân cơ hội này để khám phá lại bản thân mà không cần người cũ.
Lập một danh sách về mọi thứ bạn có thể làm vào lúc này, khi bạn không bị ràng buộc. Chẳng hạn như bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn chò bạn bè và gia đình, đi du lịch một mình, chuyển đến thành phố khác hoặc thức khuya theo ý thích. Bản liệt kê này có thể nhắc nhở bạn rằng bạn sẽ thoải mái làm sao khi được tự do.
2. Tự nhắc nhở về sức mạnh của bản thân
Khi chia tay một người, bạn có thể cảm thấy yếu đuối và không đủ sức để vượt qua nỗi đau. Thực ra là bạn đủ mạnh mẽ, chỉ cần bạn tự nhắc nhở mình điều đó. Hãy dành thời gian viết ra một vài ưu điểm và những thành công mà bạn đã đạt được để tự tin rằng lần này bạn cũng có thể và sẽ vượt qua.
Ví dụ, bạn có thể viết “Mình có sức bền bỉ tuyệt vời. Mình chỉ mất có một năm kể từ khi bắt đầu tập chạy đến lúc hoàn thành cuộc thi chạy việt dã! Và với sức bền như vậy thì lần này mình cũng sẽ vượt qua được."
3. Làm quen với một vài người bạn mới
Nếu mối tình của bạn kéo dài khá lâu, có thể bạn có nhiều bạn bè chung với người cũ. Hãy cố gắng kết bạn mới, những người sẽ không nhắc đến người cũ của bạn hoặc muốn có cả hai người cùng có mặt trong các hoạt động của nhóm. Như vậy bạn sẽ dễ vượt qua hơn.
Bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn bạn bè cũ, nhưng bạn sẽ an toàn hơn khi giao lưu với những người bạn mới. Bạn cũng có thể dựa vào những người bạn không quen biết với người yêu cũ. Thử nhen nhóm lại những tình bạn cũ mà trước đây bạn đã gạt sang bên lề cuộc sống của mình.
Để có những người bạn mới, bạn có thể đến những buổi sinh hoạt cộng đồng, tham gia các lớp học lý thú tại thư viện, các công viên và các sân chơi, thậm chí bạn có thể bắt chuyện với ai đó ở quán cà phê gần nhà.
4. Hẹn hò trở lại khi bạn đã sẵn sàng
Hãy cho mình một thời gian để đau khổ, nhưng khi đã bắt đầu nguôi ngoai, bạn hãy thử mở lòng với một người mới. Bạn không cần phải hứa hẹn hay ràng buộc với ai. Hãy cứ hẹn hò với ai đó mà bạn thích, thậm chí thử đi chơi với một vài người.
Hãy cho mình đủ thời gian cần thiết khi bước vào tình yêu mới. Không có gì phải vội vàng. Thực ra, có thể sẽ là ý hay nếu bạn thổ lộ điều này với người mới. Bạn có thể nói “Có điều em cần phải cho anh biết. Em vừa mới chia tay với người cũ nên giờ em chỉ đang tìm kiếm ai đó để bầu bạn."
Phần 4: Chăm sóc bản thân
1. Để cảm xúc bộc lộ ra ngoài bằng những tiếng cười và nước mắt
Có những lúc nỗi đau trong lòng bạn lại nhói lên khiến bạn chỉ muốn khóc. Không sao đâu! Bạn hãy khóc một lúc đi. Nhưng cũng đừng quên cười bạn nhé! Hãy xem vài đoạn video hài hước trên internet, những mẩu kịch vui hoặc lướt qua vài trào lưu dễ thương chia sẻ trên mạng. Tiếng cười là liều thuốc bổ cho tâm hồn, và nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu không kém, có khi còn dễ chịu hơn là khóc.
Hãy đi chơi với bạn bè và cùng vui vẻ với những tiếng cười giòn tan!
2. Ăn thức ăn bổ dưỡng mỗi ngày
Khi đang đau khổ, bạn có thể không thiết gì đến ăn uống hoặc buông thả với những thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Không may thay, điều này sẽ càng đẩy bạn vào tâm trạng tồi tệ hơn, chẳng hạn như khi lượng đường trong máu sụt giảm. Ít nhất thì bạn cũng nên nhớ ăn hoa quả, rau tươi và protein nạc.
Dĩ nhiên rồi, bạn vẫn có thể ăn một miếng bánh phủ sô cô la hoặc một túi khoai tây chiên, nhất là trong ngày đầu tiên. Chỉ cần bạn cố gắng đừng ăn mỗi bánh ngọt và khoai tây chiên. Hãy chọn thêm những thức ăn lành mạnh khác nữa.
3. Tham gia một số hoạt động thể chất, đặc biệt là các môn ở ngoài trời
Đi dã ngoại trong rừng hoặc đi dạo cùng một người bạn. Chèo thuyền trên hồ nước gần nhà hoặc đi bơi ở hồ bơi yêu thích. Chơi một ván quần vợt, chạy bộ ngoài công viên hoặc đơn giản đến phòng tập gym. Yoga cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Bất cứ hoạt động nào cũng có thể giúp bạn quên đi đau buồn và khuây khỏa hơn.
Cố gắng dành ra ít nhất 30 phút tập thể dục cho hầu hết các ngày trong tuần.
Hoạt động thể chất rất tốt cho não vì nó giúp phóng thích các hóa chất trong cơ thể tạo cảm giác hạnh phúc. Nếu tập luyện ngoài trời, bạn còn thu được lợi ích từ vitamin D! Hơn nữa, hoạt động này còn tốt cho toàn bộ cơ thể và kéo bạn ra khỏi nhà.
4. Dành nhiều thời gian để ngủ
Ngủ là cách tự chữa lành của cơ thể, và với nỗi đau tinh thần cũng vậy. Nếu bạn khó ngủ, hãy dành thêm thời gian để dỗ giấc ngủ, và cố gắng làm sao để ngủ được ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.
Tạo một thông lệ trước giờ ngủ. Tắt các thiết bị điện tử tối thiểu một tiếng trước khi định đi ngủ để bộ não bắt đầu thư giãn. Uống một chút sữa ấm hoặc trà thảo mộc, hay ngâm bồn tắm nước ấm để làm dịu tâm trí.
Có thể bạn gặp phải vấn đề ngược lại khi bạn chỉ muốn ngủ vùi suốt ngày. Mặc dù ngủ nhiều hơn một chút (9-10 tiếng mỗi đêm) cũng không sao, nhưng bạn hãy cố gắng đừng lạm dụng. Hãy buộc mình thức giấc và bước ra thế giới bên ngoài.
5. Dựa vào bạn bè và gia đình để tìm sự hỗ trợ
Những người yêu thương bạn gia đình, người hướng dẫn riêng, bạn bè thân thiết ai cũng mong bạn được hạnh phúc. Bạn đừng ngại ngần tìm kiếm sự trìu mến từ họ. Hãy tâm sự với một người bạn cũ, cha/mẹ hoặc anh chị em để vượt qua căng thẳng và buồn phiền. Không phải chỉ người cũ mới yêu thương bạn; hãy nhân lúc này để nhớ điều đó và dành thời gian cho những người có ý nghĩa với bạn.
Lời khuyên bạn nhận được từ những người thân thiết có thể không hoàn hảo, nhưng cảm giác có người đồng cảm vẫn giúp bạn nhẹ nhõm hơn.
6. Quay về với nếp sinh hoạt thường lệ
Một thời khóa biểu hàng ngày sẽ giúp bạn giữ được thông lệ hàng ngày và cảm giác bình thường sẽ quay trở lại. Bạn nên cố gắng thức dậy và đi ngủ cùng một giờ mỗi ngày, ăn đúng bữa, và thực hiện tương tự với các hoạt động khác.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dãi với mình một chút. Bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn và có quyền nghỉ ngơi khi cần thiết, chỉ cần bạn cố gắng hết sức.
7. Chiều chuộng bản thân một chút
Ngâm mình trong bồn tắm đầy bọt xà phòng hoặc tận hưởng một suất mát-xa. Giờ là lúc thích hợp nhất để bạn tự vỗ về. Đi xem một bộ phim bạn muốn xem từ lâu, đi mua sắm thỏa thích một buổi, thậm chí đi nghỉ ở ngoại ô vài ngày. Hãy làm việc gì đó có thể đem lại niềm vui cho mình.
Đôi khi bạn chỉ cần một thứ gì đó đơn giản như gọi một tách cà phê ở quan cà phê yêu thích hoặc cuộn tròn trên gi.ường đọc một cuốn sách hay.
8. Thử tìm một thú tiêu khiển mới để phá vỡ những thói quen cũ
Bạn có thể học một ngôn ngữ mới hoặc đăng ký một lớp nấu ăn thú vị. Đến thư viện chọn những cuốn sách dạy một thú tiêu khiển mà từ lâu bạn vẫn muốn học, hoặc xem các video trên mạng. Bạn cũng có thể đăng ký học một lớp dạy môn nào đó mà bạn thấy hứng thú.
Những sở thích mới sẽ đem lại cho bạn cảm giác độc lập và thoải mái, hơn nữa chúng còn là hoạt động sáng tạo tiếp thêm sinh lực và nhiệt huyết cho bạn.
Phần 1: Loại bỏ người cũ khỏi cuộc đời bạn
Rất khó để bạn vượt qua hoặc quên đi một người nếu bạn vẫn còn trò chuyện với họ, thậm chí chỉ làm bạn bè trên mạng xã hội. Hãy để người cũ biết rằng bạn cần rời xa họ trong thời gian dài, ngay cả khi sau này bạn vẫn muốn làm bạn với họ.
Bạn có thể nói “Em vẫn muốn làm bạn bè với anh sau này, nhưng hiện giờ thì em chưa bình tâm được nên phải giữ khoảng cách với anh.”
Nếu phải gặp người đó, bạn hãy cố tỏ ra thân thiện nhưng đừng cư xử như bạn bè. Ví dụ, bạn có thể chào khi đi lướt qua họ ở hành lang hoặc trao đổi một cách lịch sự về những việc cần thiết nếu hai người có con chung, nhưng hãy nhớ chỉ dừng lại ở đó và đừng cố tỏ ra thân mật hơn.
Sarah Schewitz, PsyD
Chấm dứt vòng luẩn quẩn chia tay rồi nối lại. Chuyên gia tâm lý về tình yêu và mối quan hệ Dr. Sarah Schewitz cho rằng: "Điều đặc biệt quan trọng là cắt đứt mọi liên lạc nếu bạn ở trong mối quan hệ hợp – tan, khi mà những lần gặp gỡ có thể tạo điều kiện cho hai người gần gũi hoặc quay lại với nhau."
Đừng đắm chìn trong ý nghĩ rằng hai người có thể nối lại với nhau. Điều đó chỉ khiến bạn nuôi hy vọng và mộng tưởng về người cũ. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc buông bỏ mối tình cũ, và nếu cần, hãy tự nhắc mình rằng mọi chuyện đã trôi qua.
Hãy tự nhủ "Mình và anh ấy chia tay là có lý do, và mình xứng đáng làm lại cuộc sống với một người mới.”
Hãy trải hết nỗi lòng trên trang giấy. Nói với người đó rằng họ đã làm tổn thương bạn như thế nào. Viết ra những khoảnh khắc hạnh phúc và đau buồn, chỉ cần bạn dùng thời gian này để giải tỏa cảm xúc. Lá thư này chỉ dành cho bạn; vì vậy bạn không cần phải gửi đi.
Khi nhận được tin nhắn của người cũ, bạn rất dễ tìm đọc lại thư từ kỷ niệm và lại chìm đắm trong quá khứ. Hãy kiểm tra lại tất cả các tài khoản của bạn và xóa hết các tin nhắn để bạn không còn bị cám dỗ nữa.
Nếu sợ rằng một ngày nào đó muốn ôn lại những kỷ niệm xa xưa, bạn có thể lưu mọi thứ trong một ổ cứng gắn ngoài và gửi một người bạn giữ hộ. Như vậy bạn sẽ không thể tùy hứng lấy ra để nhớ nhung được.
Bạn hãy gỡ mọi hình ảnh treo trên tường và trong các tập album. Xóa hết ảnh trong điện thoại, máy tính và tất cả các tài khoản của bạn trên mạng xã hội. Bạn không cần giữ những thứ nhắc nhớ bạn về người cũ ở quanh mình.
Lần này cũng vậy, nếu bạn không nỡ xóa sạch mọi kỷ niệm, hãy lưu lại trong ổ cứng ngoài và các bản sao và nhờ một người bạn cất giữ một thời gian.
Đôi khi bạn cần phải xóa hình bóng người kia khỏi tâm trí. Một cách để làm điều này là tập trung các kỷ vật nhắc nhớ về họ, bỏ tất cả vào thùng kim loại và châm lửa đốt. Bạn có thể đốt những thứ như thư từ, những tấm ảnh cũ hoặc quần áo chẳng hạn.
Bạn nhớ làm việc này ngoài trời ở nơi ít gió. Để sẵn một xô nước hoặc bình giập lửa gần đó phòng khi cần đến.
Phần 2: Vượt qua nỗi đau
Nếu bạn cảm thấy khó quên người cũ thì có lẽ là vì bạn luôn nhớ về những phút giây hạnh phúc không gợn chút buồn phiền. Hãy dành thời gian suy ngẫm xem tại sao hai bạn lại chia tay để xóa tan ảo ảnh đó
Thử viết ra những ý nghĩ của bạn. Hãy ghi lại những khoảnh khắc đau khổ mà bạn đã có ý định quên đi để có thể bước tiếp.
Bạn đã chấm dứt mối quan hệ vì một điều nào đó đã xảy ra hoặc mọi chuyện diễn ra không như mong muốn, và nếu bạn quá tôn thờ mối tình cũ thì sẽ rất khó vượt qua.
Có một cách giúp bạn tha thứ là nhớ về những mặt tốt của người đó. Hãy nhớ lại xem trước đây bạn yêu quý người cũ ở những điểm nào để nhìn họ như một con người trọn vẹn và đôi khi cũng mắc lỗi. Chỉ khi nào bạn nghĩ về người cũ như những người bình thường với tất cả những mặt tốt và mặt xấu thì bạn mới có thể tha thứ cho những lỗi lầm của họ.
Một cách khác để tha thứ là nghĩ về cảm giác của bạn trước những điều người cũ đã làm với bạn. Ngẫm xem những cảm xúc đó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào. Ví dụ như, nếu bạn cảm thấy tức giận và cay đắng, vậy thì cảm giác đó đã thay đổi cách nhìn của bạn với cuộc đời như thế nào?
Tất nhiên là "lỗi lầm" cũng có nhiều mức độ khác nhau. Với những vấn đề nghiêm trọng như bạo hành thể chất hoặc tinh thần, việc tha thứ sẽ khó hơn nhiều. Dẫu là vậy, bạn hãy nhớ rằng hành động tha thứ chủ yếu là vì lợi ích của chính bạn, không phải là khoan dung cho những gì người kia đã làm.
Tha thứ nghĩa là buông bỏ cảm giác cay đắng của bạn đối với người cũ. Sẽ rất khó để xua đi những cảm giác tiêu cực về người đó nếu bạn không sẵn sàng tha thứ. Không phải là bạn quên đi nỗi đau của mình; chỉ là bạn thôi chất chứa trong lòng nỗi oán hờn với người cũ.
Bạn có thể tự trách mình hoặc cảm thấy rằng người kia có lỗi trong việc hai người chia tay. Nhưng bất luận là gì, cuối cùng sự thật chỉ là bạn không hòa hợp với người đó, và không ai đáng bị đổ lỗi trong việc này.
Nếu tình cảm giữa bạn và người đó khá tốt đẹp, bạn hãy nhớ rằng cả hai đã rất nỗ lực để vun đắp mối quan hệ, và hãy cố gắng thoát ra khỏi dòng suy nghĩ đổ lỗi.
Đôi khi bạn có thể ước gì có thể quay ngược thời gian và thay đổi những sự việc đã xảy ra. Đó là một phản ứng tự nhiên, nhưng rốt cuộc sẽ chẳng đem lại lợi ích gì. Điều mà bạn có thể thay đổi là cách phản ứng của bạn với những gì đã qua. Hãy chấp nhận sự việc thay vì không ngừng hối tiếc về những điều bạn đã lỡ nói hoặc làm.
Thử nghĩ về một sự việc nào đó khiến bạn day dứt. Có thể bạn luôn bị dằn vặt với ý nghĩ “Giá mà mình có thể rút lại những gì đã nói.” Thay vào đó, bạn hãy sửa lại bằng câu: “Mình hối hận vì đã nói như vậy, nhưng mình đã rút được bài học từ sai lầm đó và sau này sẽ làm tốt hơn.”
Có thể bạn cảm thấy việc trị liệu tâm lý là đáng xấu hổ. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng hàng triệu người như bạn cũng tìm đến chuyên gia tâm lý, tư vấn viên và các chuyên gia khác để xin lời khuyên và hướng dẫn trong những lúc khó khăn, và bạn cũng vậy. Không có lý do gì mà bạn phải ngại tìm sự giúp đỡ.
Bạn có thể cân nhắc nói chuyện với các chuyên gia trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm thần, chuyên viên tư vấn viên học đường và nghề nghiệp, và nếu muốn, bạn có thể tìm đến những người có uy tín trong cộng đồng. Hãy tìm lời khuyên từ người mà bạn tin cậy và có chuyên môn.
Nhờ người thân hoặc bạn bè giới thiệu nếu bạn không biết nên nói chuyện với ai.
Phần 3: Tiếp tục vui sống
Trong thời gian này, hãy nhớ rằng bạn là một người hoàn toàn độc lập. Bạn không cần phải có ai đó giúp bạn trở nên hoàn thiện, vì vậy, hãy nhân cơ hội này để khám phá lại bản thân mà không cần người cũ.
Lập một danh sách về mọi thứ bạn có thể làm vào lúc này, khi bạn không bị ràng buộc. Chẳng hạn như bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn chò bạn bè và gia đình, đi du lịch một mình, chuyển đến thành phố khác hoặc thức khuya theo ý thích. Bản liệt kê này có thể nhắc nhở bạn rằng bạn sẽ thoải mái làm sao khi được tự do.
Khi chia tay một người, bạn có thể cảm thấy yếu đuối và không đủ sức để vượt qua nỗi đau. Thực ra là bạn đủ mạnh mẽ, chỉ cần bạn tự nhắc nhở mình điều đó. Hãy dành thời gian viết ra một vài ưu điểm và những thành công mà bạn đã đạt được để tự tin rằng lần này bạn cũng có thể và sẽ vượt qua.
Ví dụ, bạn có thể viết “Mình có sức bền bỉ tuyệt vời. Mình chỉ mất có một năm kể từ khi bắt đầu tập chạy đến lúc hoàn thành cuộc thi chạy việt dã! Và với sức bền như vậy thì lần này mình cũng sẽ vượt qua được."
Nếu mối tình của bạn kéo dài khá lâu, có thể bạn có nhiều bạn bè chung với người cũ. Hãy cố gắng kết bạn mới, những người sẽ không nhắc đến người cũ của bạn hoặc muốn có cả hai người cùng có mặt trong các hoạt động của nhóm. Như vậy bạn sẽ dễ vượt qua hơn.
Bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn bạn bè cũ, nhưng bạn sẽ an toàn hơn khi giao lưu với những người bạn mới. Bạn cũng có thể dựa vào những người bạn không quen biết với người yêu cũ. Thử nhen nhóm lại những tình bạn cũ mà trước đây bạn đã gạt sang bên lề cuộc sống của mình.
Để có những người bạn mới, bạn có thể đến những buổi sinh hoạt cộng đồng, tham gia các lớp học lý thú tại thư viện, các công viên và các sân chơi, thậm chí bạn có thể bắt chuyện với ai đó ở quán cà phê gần nhà.
Hãy cho mình một thời gian để đau khổ, nhưng khi đã bắt đầu nguôi ngoai, bạn hãy thử mở lòng với một người mới. Bạn không cần phải hứa hẹn hay ràng buộc với ai. Hãy cứ hẹn hò với ai đó mà bạn thích, thậm chí thử đi chơi với một vài người.
Hãy cho mình đủ thời gian cần thiết khi bước vào tình yêu mới. Không có gì phải vội vàng. Thực ra, có thể sẽ là ý hay nếu bạn thổ lộ điều này với người mới. Bạn có thể nói “Có điều em cần phải cho anh biết. Em vừa mới chia tay với người cũ nên giờ em chỉ đang tìm kiếm ai đó để bầu bạn."
Phần 4: Chăm sóc bản thân
Có những lúc nỗi đau trong lòng bạn lại nhói lên khiến bạn chỉ muốn khóc. Không sao đâu! Bạn hãy khóc một lúc đi. Nhưng cũng đừng quên cười bạn nhé! Hãy xem vài đoạn video hài hước trên internet, những mẩu kịch vui hoặc lướt qua vài trào lưu dễ thương chia sẻ trên mạng. Tiếng cười là liều thuốc bổ cho tâm hồn, và nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu không kém, có khi còn dễ chịu hơn là khóc.
Hãy đi chơi với bạn bè và cùng vui vẻ với những tiếng cười giòn tan!
Khi đang đau khổ, bạn có thể không thiết gì đến ăn uống hoặc buông thả với những thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Không may thay, điều này sẽ càng đẩy bạn vào tâm trạng tồi tệ hơn, chẳng hạn như khi lượng đường trong máu sụt giảm. Ít nhất thì bạn cũng nên nhớ ăn hoa quả, rau tươi và protein nạc.
Dĩ nhiên rồi, bạn vẫn có thể ăn một miếng bánh phủ sô cô la hoặc một túi khoai tây chiên, nhất là trong ngày đầu tiên. Chỉ cần bạn cố gắng đừng ăn mỗi bánh ngọt và khoai tây chiên. Hãy chọn thêm những thức ăn lành mạnh khác nữa.
Đi dã ngoại trong rừng hoặc đi dạo cùng một người bạn. Chèo thuyền trên hồ nước gần nhà hoặc đi bơi ở hồ bơi yêu thích. Chơi một ván quần vợt, chạy bộ ngoài công viên hoặc đơn giản đến phòng tập gym. Yoga cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Bất cứ hoạt động nào cũng có thể giúp bạn quên đi đau buồn và khuây khỏa hơn.
Cố gắng dành ra ít nhất 30 phút tập thể dục cho hầu hết các ngày trong tuần.
Hoạt động thể chất rất tốt cho não vì nó giúp phóng thích các hóa chất trong cơ thể tạo cảm giác hạnh phúc. Nếu tập luyện ngoài trời, bạn còn thu được lợi ích từ vitamin D! Hơn nữa, hoạt động này còn tốt cho toàn bộ cơ thể và kéo bạn ra khỏi nhà.
Ngủ là cách tự chữa lành của cơ thể, và với nỗi đau tinh thần cũng vậy. Nếu bạn khó ngủ, hãy dành thêm thời gian để dỗ giấc ngủ, và cố gắng làm sao để ngủ được ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.
Tạo một thông lệ trước giờ ngủ. Tắt các thiết bị điện tử tối thiểu một tiếng trước khi định đi ngủ để bộ não bắt đầu thư giãn. Uống một chút sữa ấm hoặc trà thảo mộc, hay ngâm bồn tắm nước ấm để làm dịu tâm trí.
Có thể bạn gặp phải vấn đề ngược lại khi bạn chỉ muốn ngủ vùi suốt ngày. Mặc dù ngủ nhiều hơn một chút (9-10 tiếng mỗi đêm) cũng không sao, nhưng bạn hãy cố gắng đừng lạm dụng. Hãy buộc mình thức giấc và bước ra thế giới bên ngoài.
Những người yêu thương bạn gia đình, người hướng dẫn riêng, bạn bè thân thiết ai cũng mong bạn được hạnh phúc. Bạn đừng ngại ngần tìm kiếm sự trìu mến từ họ. Hãy tâm sự với một người bạn cũ, cha/mẹ hoặc anh chị em để vượt qua căng thẳng và buồn phiền. Không phải chỉ người cũ mới yêu thương bạn; hãy nhân lúc này để nhớ điều đó và dành thời gian cho những người có ý nghĩa với bạn.
Lời khuyên bạn nhận được từ những người thân thiết có thể không hoàn hảo, nhưng cảm giác có người đồng cảm vẫn giúp bạn nhẹ nhõm hơn.
Một thời khóa biểu hàng ngày sẽ giúp bạn giữ được thông lệ hàng ngày và cảm giác bình thường sẽ quay trở lại. Bạn nên cố gắng thức dậy và đi ngủ cùng một giờ mỗi ngày, ăn đúng bữa, và thực hiện tương tự với các hoạt động khác.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dãi với mình một chút. Bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn và có quyền nghỉ ngơi khi cần thiết, chỉ cần bạn cố gắng hết sức.
Ngâm mình trong bồn tắm đầy bọt xà phòng hoặc tận hưởng một suất mát-xa. Giờ là lúc thích hợp nhất để bạn tự vỗ về. Đi xem một bộ phim bạn muốn xem từ lâu, đi mua sắm thỏa thích một buổi, thậm chí đi nghỉ ở ngoại ô vài ngày. Hãy làm việc gì đó có thể đem lại niềm vui cho mình.
Đôi khi bạn chỉ cần một thứ gì đó đơn giản như gọi một tách cà phê ở quan cà phê yêu thích hoặc cuộn tròn trên gi.ường đọc một cuốn sách hay.
Bạn có thể học một ngôn ngữ mới hoặc đăng ký một lớp nấu ăn thú vị. Đến thư viện chọn những cuốn sách dạy một thú tiêu khiển mà từ lâu bạn vẫn muốn học, hoặc xem các video trên mạng. Bạn cũng có thể đăng ký học một lớp dạy môn nào đó mà bạn thấy hứng thú.
Những sở thích mới sẽ đem lại cho bạn cảm giác độc lập và thoải mái, hơn nữa chúng còn là hoạt động sáng tạo tiếp thêm sinh lực và nhiệt huyết cho bạn.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW