Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC , làm sao kết nối cảm biến áp suất với biến tần ,cách đọc được tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất , hiển thị giá trị cảm biến áp suất 4-20mA lên màn hình hiển thị áp suất … Tất cả các thắc mắc liên quan tới việc sử dụng cảm biến áp suất, sẽ được hướng dẫn lắp đặt chi tiết trong bài viết này .
Cảm biến áp suất 4-20mA thường gặp trong nhà máy
Nhiệm vụ chính của cảm biến áp suất, chính là đo được áp suất tại vị trí cần giám sát áp suất ; trong đường ống hoặc trong các tank chứa . Việc giám sát áp suất giúp hệ thống hoạt động chính xác , ổn định, cũng như an toàn cho người vận hành .
Khi lần đầu tiên sử dụng cảm biến áp suất 4-20mA, thì việc bỡ ngỡ khi kết nối với PLC hoặc bộ hiển thị là điều khó tránh khỏi; khi chúng ta kết nối đúng các chân kết nối, nhưng PLC không nhận được tín hiệu . Lý do , một số PLC không thể nhận được trực tiếp tín hiệu 4-20mA 2 dây từ cảm biến áp suất .
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC | Biến Tần | Bộ Hiển Thị
Các thiết bị như PLC , Biến Tần , Bộ Hiển thị đều có hai loại : tự phát nguồn trên tín hiệu Input ( chủ động ) và loại chỉ nhận – không có nguồn trên chân tín hiệu ( bị động ) . Cả hai loại này đều nhận được tín hiệu 4-20mA tuy nhiên nguyên lý & cách đấu dây hoàn toàn khác nhau .
1.Input từ các PLC , biến tần , bộ hiển thị ( chủ động )
Tôi phân biệt chủ động và bị động ở đây cho dể phân biệt giữa hai loại tín hiệu với nhau . Trong đó chủ động tức là tín hiệu 4-20mA input vào của PLC có khả năng tự phát ra một dòng điện đủ để cho cảm biến áp suất 4-20mA có thể truyền tín hiệu về PLC một cách trực tiếp mà không cần qua một thiết bị gì khác .
Nguyên lý hoạt động của các PLC / Biến Tần / Bộ Hiển Thị là từ PLC ; sẽ phát một nguồn áp có điện áp từ 14…20Vdc , tuỳ theo thiết bị tới cảm biến áp suất . Chân Dương của cảm biến áp suất ; nhận tín hiệu áp này ; và truyền tín hiệu dòng 4-20mA về bằng chân Âm . Chính chân âm này , là chân truyền tín hiệu về PLC , trong trường hợp này chân Âm của PLC, chính là chân nhận tín hiệu, chứ không phải là chân Dương .
Đây là lý do tại sao tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất; đóng vai trò vừa nguồn vừa tín hiệu mà chỉ có 2 dây . Nó khác hẳn với kiểu truyền tín hiệu 0-10V truyền thống là cần 3 dây , trong đó 2 dây nguồn 24Vdc và một dây tín hiệu truyền về 0-10V qu sự chênh lệch dòng điện giữa chân tín hiệu & Ground .
Đây chính là cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC ; hay các thiết bị có thể tự phát nguồn chủ động . Cảm biến được đấu dây trực tiếp với PLC mà không cần phải thêm nguồn bên ngoài .
2.Input từ các PLC , Biến Tần , Bộ Hiển Thị ( bị động )
Tín hiệu Input vào bị động; tức là bản thân các chân input từ các thiết bị như PLC, Biến Tần , Bộ Hiển Thị ; không có khả năng phát nguồn . Khi chúng ta dùng đồng hồ VOM để đo các chân Input, thì không thấy có điện áp tại chân Input .
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – nguồn ngoài 24Vdc
Đối với trường hợp PLC , không thể đọc phát được nguồn áp trên chân Input; thì bắt buộc chúng ta phải dùng thêm nguồn ngoài 24Vdc ;để truyền tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất;về PLC hay các thiết bị đọc khác .
Nguyên lý của cách đấu dây này hoạt động như sau ; Nguồn Âm của PLC ( – ) và Nguồn Âm ( – );của bộ nguồn được kết nối với nhau .Trong khi đó nguồn Dương ( + ) của bộ nguồn ; được đấu vào chân Dương của cảm biến áp suất . Chân Âm của cảm biến áp suất; đóng vai trò là chân truyền tín hiệu về PLC;nên được kết nối với chân Dương của PLC tạo thành vòng kín .
Đây chính là cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC ;Biến Tần ;Bộ Hiển Thị;có nguồn ngoài 24Vdc . Đa phần các thiết bị , đều không có khả năng tự phát nguồn;nên phần lớn các thiết bị chúng ta đều phải lắp theo kiểu này .
Tất cả các cảm biến áp suất 4-20mA , đều phải đấu dây một trong hai cách trên để PLC ; hay các bộ điều khiển , nhận được tín hiệu từ cảm biến áp suất . Để nhận biết các thiết bị đọc 4-20mA thuộc trường hợp nào; chúng nên tham khảo tài liệu trước khi lắp đặt, hoặc dùng đồng hồ VOM để xác định .
Cần tư vấn thêm về cách lắp đặt cảm biến áp suất 4-20mA với PLC ; biến tần hay bộ điều khiển; mọi người có thể comment bên dưới ; hoặc để được hướng dẫn thêm .
Tôi rất mong bài hướng dẫn này, sẽ giúp ích cho tất cả các anh em kỹ thuật; đang gặp khó khăn trong việc lắp đặt cảm biến áp suất 4-20mA ; với các thiết bị đọc tín hiệu 4-20mA như PLC , biến tần hay các bộ đọc tín hiệu 4-20mA khác .
(Ms) Trần Thị Phương Dung
Mobi : 0937 27 65 66
Mail : phuongdung.huphaco@gmail.com
Web : www.thietbidoluong.info & www.thietbikythuat.com.vn & www.huphaco.vn
Các bài viết liên quan khác :
Cảm Biến Áp Suất Giá Rẻ
Tín Hiệu 4-20mA Truyền Đi Được Bao Xa ?
Cảm Biến Áp Lực 4-20mA
Cảm Biến Áp Suất SR1 – Made in France
Cảm biến áp suất 4-20mA thường gặp trong nhà máy
Nhiệm vụ chính của cảm biến áp suất, chính là đo được áp suất tại vị trí cần giám sát áp suất ; trong đường ống hoặc trong các tank chứa . Việc giám sát áp suất giúp hệ thống hoạt động chính xác , ổn định, cũng như an toàn cho người vận hành .
Khi lần đầu tiên sử dụng cảm biến áp suất 4-20mA, thì việc bỡ ngỡ khi kết nối với PLC hoặc bộ hiển thị là điều khó tránh khỏi; khi chúng ta kết nối đúng các chân kết nối, nhưng PLC không nhận được tín hiệu . Lý do , một số PLC không thể nhận được trực tiếp tín hiệu 4-20mA 2 dây từ cảm biến áp suất .
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC | Biến Tần | Bộ Hiển Thị
Các thiết bị như PLC , Biến Tần , Bộ Hiển thị đều có hai loại : tự phát nguồn trên tín hiệu Input ( chủ động ) và loại chỉ nhận – không có nguồn trên chân tín hiệu ( bị động ) . Cả hai loại này đều nhận được tín hiệu 4-20mA tuy nhiên nguyên lý & cách đấu dây hoàn toàn khác nhau .
1.Input từ các PLC , biến tần , bộ hiển thị ( chủ động )
Tôi phân biệt chủ động và bị động ở đây cho dể phân biệt giữa hai loại tín hiệu với nhau . Trong đó chủ động tức là tín hiệu 4-20mA input vào của PLC có khả năng tự phát ra một dòng điện đủ để cho cảm biến áp suất 4-20mA có thể truyền tín hiệu về PLC một cách trực tiếp mà không cần qua một thiết bị gì khác .
Nguyên lý hoạt động của các PLC / Biến Tần / Bộ Hiển Thị là từ PLC ; sẽ phát một nguồn áp có điện áp từ 14…20Vdc , tuỳ theo thiết bị tới cảm biến áp suất . Chân Dương của cảm biến áp suất ; nhận tín hiệu áp này ; và truyền tín hiệu dòng 4-20mA về bằng chân Âm . Chính chân âm này , là chân truyền tín hiệu về PLC , trong trường hợp này chân Âm của PLC, chính là chân nhận tín hiệu, chứ không phải là chân Dương .
Đây là lý do tại sao tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất; đóng vai trò vừa nguồn vừa tín hiệu mà chỉ có 2 dây . Nó khác hẳn với kiểu truyền tín hiệu 0-10V truyền thống là cần 3 dây , trong đó 2 dây nguồn 24Vdc và một dây tín hiệu truyền về 0-10V qu sự chênh lệch dòng điện giữa chân tín hiệu & Ground .
Đây chính là cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC ; hay các thiết bị có thể tự phát nguồn chủ động . Cảm biến được đấu dây trực tiếp với PLC mà không cần phải thêm nguồn bên ngoài .
2.Input từ các PLC , Biến Tần , Bộ Hiển Thị ( bị động )
Tín hiệu Input vào bị động; tức là bản thân các chân input từ các thiết bị như PLC, Biến Tần , Bộ Hiển Thị ; không có khả năng phát nguồn . Khi chúng ta dùng đồng hồ VOM để đo các chân Input, thì không thấy có điện áp tại chân Input .
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – nguồn ngoài 24Vdc
Đối với trường hợp PLC , không thể đọc phát được nguồn áp trên chân Input; thì bắt buộc chúng ta phải dùng thêm nguồn ngoài 24Vdc ;để truyền tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất;về PLC hay các thiết bị đọc khác .
Nguyên lý của cách đấu dây này hoạt động như sau ; Nguồn Âm của PLC ( – ) và Nguồn Âm ( – );của bộ nguồn được kết nối với nhau .Trong khi đó nguồn Dương ( + ) của bộ nguồn ; được đấu vào chân Dương của cảm biến áp suất . Chân Âm của cảm biến áp suất; đóng vai trò là chân truyền tín hiệu về PLC;nên được kết nối với chân Dương của PLC tạo thành vòng kín .
Đây chính là cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC ;Biến Tần ;Bộ Hiển Thị;có nguồn ngoài 24Vdc . Đa phần các thiết bị , đều không có khả năng tự phát nguồn;nên phần lớn các thiết bị chúng ta đều phải lắp theo kiểu này .
Tất cả các cảm biến áp suất 4-20mA , đều phải đấu dây một trong hai cách trên để PLC ; hay các bộ điều khiển , nhận được tín hiệu từ cảm biến áp suất . Để nhận biết các thiết bị đọc 4-20mA thuộc trường hợp nào; chúng nên tham khảo tài liệu trước khi lắp đặt, hoặc dùng đồng hồ VOM để xác định .
Cần tư vấn thêm về cách lắp đặt cảm biến áp suất 4-20mA với PLC ; biến tần hay bộ điều khiển; mọi người có thể comment bên dưới ; hoặc để được hướng dẫn thêm .
Tôi rất mong bài hướng dẫn này, sẽ giúp ích cho tất cả các anh em kỹ thuật; đang gặp khó khăn trong việc lắp đặt cảm biến áp suất 4-20mA ; với các thiết bị đọc tín hiệu 4-20mA như PLC , biến tần hay các bộ đọc tín hiệu 4-20mA khác .
(Ms) Trần Thị Phương Dung
Mobi : 0937 27 65 66
Mail : phuongdung.huphaco@gmail.com
Web : www.thietbidoluong.info & www.thietbikythuat.com.vn & www.huphaco.vn
Các bài viết liên quan khác :
Cảm Biến Áp Suất Giá Rẻ
Tín Hiệu 4-20mA Truyền Đi Được Bao Xa ?
Cảm Biến Áp Lực 4-20mA
Cảm Biến Áp Suất SR1 – Made in France