Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm

luatthiendi81

Banned
Tham gia
7/4/2022
Bài viết
0
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thực phẩm có hiệu lực kể từ ngày được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và kéo dài hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu được yêu cầu phải sử dụng nhãn hiệu trong thời gian 05 năm. Trường hợp nhãn hiệu không sử dụng trong năm năm liên tục có thể sẽ bị huỷ bỏ hiệu lực trên cơ sở: Nhãn hiệu không sử dụng liên tục trong vòng 5 năm.

1. Các bước tiến hành đăng ký thương hiệu thực phẩm​

Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm và hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Quý khách hàng xem các bước sau đây:

1.1. Bước 1: Soạn tờ khai và chuẩn bị hồ sơ​

Hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu tại Việt Nam
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản)
+ Mẫu thương hiệu (có thể dạng in màu, đen trắng hoặc file mềm)
+ Giấy uỷ quyền cho đại diện SHCN (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).
+ Danh mục sản phẩm/dịch vụ đã phân nhóm theo bảng phân loại hàng hoá Nice.
+ Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (Nếu có)
+ Quy chế sử dụng thương hiệu (đối với thương hiệu tập thể, chứng nhận).
+ Các tài liệu chứng minh quyền đăng ký (uỷ quyền từ nhà sản xuất, công văn chấp thuận…).
+ Thông tin tên, địa chỉ của chủ sở hữu (hoặc/và các đồng chủ sở hữu)
Soạn tờ khai

Tờ khai đăng ký thương hiệu được quy định tại Phụ lục A Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN, người nộp đơn cần điền đầy đủ các thông tin trong tờ khai trước khi tiến hành nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm:
+ Tên, địa chỉ, số điện thoại và email của chủ đơn (sẽ là chủ sở hữu sau này)
+ Mẫu thương hiệu và mô tả thương hiệu chi tiết.
+ Đại diện của chủ đơn (nếu thông qua đại diện) trường hợp tự nộp đơn thì người đai diện ký.
+ Bảng phí và lệ phí
+ Danh mục sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu (đi kèm với chỉ số phân nhóm)
+ Danh sách các đồng chủ đơn, chủ sở hữu khác của đơn.
+ Liệt kê danh sách tài liệu kèm theo (uỷ quyền, tài liệu ưu tiên, công văn cho phép).
+ Cam kết và ký tên/đóng dấu.
Lưu ý khi soạn tờ khai:
– Phân nhóm chính xác, đầy đủ. Các sản phẩm trong cùng nhóm cách nhau bởi dấu “;”. Ví dụ: Nhóm 25: Quần; Áo; Giày; Dép…
– Chi phí đăng ký sẽ không thay đổi đối với một nhóm có dưới 06 sản phẩm/dịch vụ. Hãy liệt kê tối thiểu 06 sản phẩm/dịch vụ trong cùng một nhóm.
– Thông tin chủ đơn trong tờ khai phải thống nhất với thông tin trên các giấy tờ khác.
Đăng ký thương hiệu đen trắng sẽ giúp chủ sở hữu linh hoạt hơn trong việc sử dụng màu sắc sau này.
– Không bắt buộc đóng dấu giáp lai vào tờ khai.
– Không đóng dấu/ký lên mẫu thương hiệu.

1.2. Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu​

Hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (xem phía trên)
Sau khi được tiếp nhận đơn được thẩm định tại Cục sở hữu trí tuệ theo quy trình
+ Thẩm định hình thức đơn: 1 tháng
+ Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hình thức đơn.
+ Thẩm định nội dung đơn: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn
+ Thông báo kết quả: 1 tháng

1.3. Bước 3. Nhận và trả lời ý kiến của Cục sở hữu trí tuệ​

Trong trường hợp Cục sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn các thông báo, quyết định với nội dung cần trả lời hoặc làm rõ. Tuỳ theo nội dung mà thời hạn trả lời được quy định:
+ Trả lời làm rõ, hình thức đơn: 01 tháng
+ Trả lời thông báo kết quả thẩm định nội dung: 03 tháng.
+ Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 03 tháng
Nếu quá thời gian nêu trên, Cục sở hữu trí tuệ có thể ra quyết định từ chối hoặc huỷ bỏ đơn đăng ký.
Những lưu ý trong quá trình nộp đơn
– Mọi tài liệu, thông tin trong hồ sơ phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc phải dịch sang tiếng Việt.
– Tài liệu bao gồm nhiều trang thì yêu cầu đánh số trang bằng chữ số.
– Nên nộp đơn Thông qua đơn vị Đại diện sở hữu công nghiệp. Do thời gian thẩm định đơn kéo dài (1 – 2 năm) việc theo dõi đơn sẽ phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp.
– Đơn có thể bị huỷ bỏ nếu Cục sở hữu trí tuệ liên hệ với người nộp đơn mà không có phản hồi hoặc phản hồi chậm hơn thời gian quy định.
– Lựa chọn nhóm chính xác/ đầy đủ.
– Đăng ký thương hiệu đen trắng sẽ giúp bảo hộ các màu khác nhau, có thể sử dụng linh hoạt các màu sau khi được bảo hộ.
Xem thêm:Thủ tục đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Năm 2022 Có Gì Mới?

2. Hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thực phẩm​

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thực phẩm có hiệu lực kể từ ngày được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và kéo dài hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Ví dụ: Đơn nộp ngày 01/01/2010 và được cấp văn bằng bảo hộ ngày 15/12/2012
-> Chủ sở hữu được bảo hộ từ 15/12/2012 đến 01/01/2020.
Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu được yêu cầu phải sử dụng nhãn hiệu trong thời gian 05 năm. Trường hợp nhãn hiệu không sử dụng trong năm năm liên tục có thể sẽ bị huỷ bỏ hiệu lực trên cơ sở: Nhãn hiệu không sử dụng liên tục trong vòng 5 năm
>>> XEM THÊM: Cách đăng ký thương hiệu độc quyền
9-768x1083.jpg

3. Lý do nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu thực phẩm của Thiên Di​

3.1. Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống​

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.
- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.
- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.
- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

3.2. Đội ngũ nhân sự​

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Thiên Di cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký thương hiệu sản phẩm, đăng ký sở hữu thương hiệu, đăng ký độc quyền thương hiệu,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

3.3. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ của Thiên Di​

Xin Giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư
– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Dịch vụ Công bố thực phẩm
Đăng ký sáng chế
– Tư vấn đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả
– Tư vấn hồ sơ thủ tục công bố các chế phẩm, đồ dùng gia đình (bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn,…)
– .......
Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Chi tiết liên hệ: 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI
Địa chỉ:
Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0981317075
Điện thoại: 028.6293 9377
Email: info@luatthiendi.com
Website: luatthiendi.com
 
×
Quay lại
Top Bottom