Cách bày binh bố trận khiến bạn "choáng" thời Hy Lạp và La Mã cổ đại

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Với những cách "bố trận" như thế này, mũi tên của quân địch thật khó có thể xâm nhập vào đội hình của những đội quân La Mã, Hy Lạp xưa.
Bạn đã bao giờ phải tập đội hình - đội ngũ và cảm thấy thật khó và mệt mỏi chưa? Tuy nhiên trong quân sự thì việc tập đội hình là cực kỳ quan trọng. Những người La Mã và Hy Lạp cách đây hàng nghìn năm đã chứng minh điều đó.


Đội hình hoplite phalanx

Với những ai mê mẩn bộ phim đình đám 300 của Hollywood, đội hình phalanx không còn là điều quá xa lạ. Đây là đội hình dành cho bộ binh trang bị nặng và sử dụng vũ khí dài như thương, giáo…

Họ xếp sát nhau và di chuyển cùng nhau, trở thành một khối thống nhất cực kỳ vững chắc. Những người Hy Lạp cổ (giai đoạn 750 - 350 TCN) đã sử dụng đội hình này một cách rất thành thục và nhờ đó, họ vượt trội các đối thủ khác trên chiến trường.

fquywfg-62447.jpg

Đội hình Phalanx của các chiến binh Sparta trong lịch sử...


Các hoplite (chiến binh cổ của các thành bang Hy Lạp, được trang bị giáo và khiên tròn) sẽ đứng sát cạnh nhau, khiên của họ xếp san sát nhau, những ngọn giáo của các chiến binh hàng đầu tiên sẽ chĩa ra ngoài.

Bằng cách đó, các hoplite trở thành một khối phòng thủ cực kỳ vững chắc trong khi vẫn tỏ ra vô cùng nguy hiểm. Điều này khiến cho những pha tấn công trực diện vào đội hình phalanx trở nên vô cùng khó khăn.

tumblr_mlczhvjsnf1rytqjeo1_500-55260.gif

... và trong phim ảnh.
Đội hình phalanx của người Macedonia cổ

Sự thống trị của đội hình phalanx thời Hy Lạp cổ cuối cùng cũng có sự thay đổi. Philip II - cha của Alexander Đại đế đã sáng tạo ra đội hình có thể được coi là phiên bản nâng cấp của phalanx.

Đây được coi là sự phát triển lên mức cao nhất của đội hình phalanx Hy Lạp. Cụ thể, các chiến binh sẽ sử dụng loại khiên nhỏ hơn nhưng thay vì cầm ngọn giáo ngắn, họ cầm một ngọn giáo cực dài có tên gọi là Sarissa (có độ dài từ 4 - 7m). Bằng cách sử dụng ngọn giáo này, đội hình phalanx trở nên bất khả chiến bại khi chiến đấu trước mặt.

phalanx-ece18.jpg

Những ngọn Sarissa là bất khả chiến bại khi giao tranh trước mặt.

Đội hình phalanx của người Macedonia dưới sự chỉ huy tuyệt vời của Alexander Đại đế đã càn quét khắp đất Ba Tư, đánh bại tất cả những đội quân đối đầu mà chỉ thiệt hại rất ít.

Sau đó, toàn cõi Hy Lạp đã bắt đầu áp dụng đội hình này như xương sống của quân đội cho đến khi bị những người La Mã với đội hình ưu việt hơn đánh bại vào năm 168 TCN tại trận Pydna.


Đội hình tam giác của các kỵ binh Macedonia

Nhờ vào sự sáng tạo tuyệt vời của Philip II mà quân đội Macedonia thời đó trở nên bất khả chiến bại. Ông thành lập đội kỵ binh Companion (tiếng Hy Lạp: Hetairoi) mà sau này dưới sự dẫn dắt của Alexander Đại đế đã ghi dấu lịch sử như là một trong những chiến binh thiện chiến và mạnh mẽ nhất.

Hetairoi-1c379.jpg


Điểm đặc biệt của các kỵ binh Companion đó là họ dám xông pha vào những vị trí nhạy cảm nhất của chiến trường - vốn không phải là việc của kỵ binh thời đó.

Được đào tạo bài bản về khả năng cưỡi ngựa, các kỵ binh Companion xếp thành hình tam giác mà người chiến binh dũng cảm nhất sẽ là đỉnh.

Không ai khác, Alexander Đại đế chính là đỉnh của hình tam giác dũng mãnh này. Nhờ hình dạng đặc biệt, đội hình Companion có thể xuyên thủng mọi hàng ngũ vững chắc nhất của kẻ địch.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận Alexander Đại đế đã rất may mắn khi ông có thể xông pha từng ấy trận chiến mà chưa… chết. Mặc dù vậy, do luôn ở vị trí đi đầu, Alexander bị thương rất nhiều chỗ bởi giáo, thương, lao, kiếm… trong đó có một vết ở vai suýt nữa đã lấy mạng ông ở Ấn Độ.
CDH27954-7597a.jpg
\
Một kỵ binh Companion.

Đội hình legion La Mã

Sự kỷ luật là yếu tố làm nên sức mạnh của quân đội La Mã cổ đại, khiến họ trở nên bất khả chiến bại, góp phần tạo dựng nên một trong những đế chế rộng lớn nhất lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên phải đến sau cải cách Marian (diễn ra vào năm 107 TCN), quân đội La Mã mới đạt đến trình độ kỷ luật như vậy. Cải cách quân sự này do quan chấp chính (người đứng đầu nghị viện La Mã thời Cộng Hòa) Gaius Marius thực hiện sau thất bại đáng tủi hổ của 80 nghìn quân La Mã trước các bộ lạc người Cimbri và Teutons.

Để rồi chỉ 6 năm sau đó, người La Mã đã chứng tỏ họ là những kẻ báo thù đáng sợ nhất lịch sử khi giết hơn 500 nghìn người của 2 bộ tộc này.

rome-a7662.gif


Quay trở lại với cải cách Marian, ngoài việc bắt các binh lính La Mã phải luyện tập thể lực liên tục, hành quân hàng ngày để tăng sức bền, trong chiến trận, Marius bắt người của mình biết tự đổi hàng khi mệt.

Cụ thể, khi các binh sĩ ở hàng đầu tiên chiến đấu được một thời gian và thấm mệt, các Centurion (đội trưởng) sẽ ra hiệu để họ lùi về phía sau, xuống hàng cuối cùng để hàng thứ 2 dâng lên chiến đấu tiếp. Bằng cách này, quân đội La Mã tỏ ra vô cùng bền bỉ và dai dẳng trong chiến đấu.


Đội hình răng cá mập của quân đội La Mã

Trận chiến phố Watling là một trong những trận đánh khó tin nhất lịch sử, khi mà hơn 100.000 quân khởi nghĩa Briton dưới sự lãnh đạo của nữ tướng Boudica bị đánh bại bởi… 10.000 người La Mã.

Thiệt hại của quân La Mã rơi vào khoảng… 400 trong khi quân Briton bị giết tới hơn 80%. Sự bố trí tài tình của quân đội La Mã cùng với đội hình có 1-0-2 thời cổ đại do tướng Suetonius đã làm nên chiến thắng.

Không xếp thành hình khối vuông như thông thường, Suetonius lại cho quân sĩ xếp theo hình tam giác, vì thế khi dàn trải ra trên diện rộng, quân đội La Mã trông không khác gì hàm răng cá mập sẵn sàng cắn nát kẻ địch.
vechten2004drillspread-a0b4f.jpg

Các chiến binh La Mã xếp thành hình tam giác.

Đội hình này đã tỏ ra vô cùng hiệu quả khi cho phép nhiều binh sĩ hơn tham gia chiến đấu trong cùng một phạm vi diện tích. Người bên phải và bên trái sẽ đỡ đòn cho người ở chính giữa khi ngăn chặn cú tấn công đầu tiên.

Khi đỡ đòn, những gì người Briton nhận được sẽ là lưỡi kiếm gladius sắc nhọn của người La Mã trong khi lúc tấn công, họ chỉ nhìn thấy những tấm khiên scutum to rộng và chắc chắn.


Đội hình mai rùa của quân đội La Mã

Đây là đội hình được “quảng cáo” nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng khi nói về kỷ luật của quân đội La Mã. Không có ghi chép cụ thể về thời gian ra đời của đội hình này tuy nhiên có thể nhận thấy đội hình này được sử dụng nhiều vào giai đoạn cuối của Cộng Hòa La Mã (khoảng thế kỷ thứ II TCN).

Corbis-CJ008772-fc75f.jpg


Trong đội hình mai rùa, binh sĩ sẽ nâng khiên lên và đứng sát vào nhau, tạo nên một khối vững chắc bao bọc người lính trước những mũi tên và đá gộc.

Người đứng đầu tiên sẽ giơ khiên ra phía trước, người đứng hàng phía sau sẽ nâng khiên lên trên che và cứ như thế, nếu cần thiết, các binh sĩ ở bên cạnh sẽ đứng sang bên để che trái, phải.


Nguồn: Wikipedia, Youtube
Theo Truật Xích / Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom