Cách bắt chuyện và trò chuyện với người lạ

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Việc tiến lại gần người lạ và bắt chuyện cũng giống như bạn đang nhảy dù nghệ thuật vậy. Đây là điều khá vui vẻ và thú vị nhưng cũng đầy rủi ro. Hành động này cũng có thể làm thay đổi cả cuộc đời bạn.

Cho dù rất sợ việc nói chuyện với người lạ, nhưng bạn có thể vô tình trải nghiệm những khoảnh khắc tốt đẹp trong cuộc sống nếu thực sự cố gắng. Bạn hãy đọc bài viết này nếu thật sự muốn nắm được nghệ thuật giao tiếp với người lạ.

I. Chế ngự sự lo âu


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-1.jpg


1. Luyện tập cho đến khi bạn cảm thấy nói chuyện với người không quen biết trở thành bản năng thứ hai.Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng sợ giao tiếp xã hội chính là đối mặt với nó. Trò chuyện với người lạ cũng giống như những kỹ năng khác: càng thực hành nhiều bạn càng trở nên thành thạo. Với việc tập luyện đầy đủ, hành động này sẽ trở nên hoàn toàn tự nhiên đối với bạn. Bạn thậm chí không cần phải "suy nghĩ" cách bắt chuyện với người không quen biết. Cách tốt nhất để luyện tập là đặt ra mục tiêu hàng tuần.

Không tự dồn ép bản thân! Nếu việc nói chuyện với người lạ khiến bản thân bị choáng ngợp, bạn hãy bắt đầu từ từ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách hứa với mình rằng bạn sẽ nói chuyện với hai người lạ trong một tuần. Mỗi tuần tăng thêm một người.

Tiếp tục thúc đẩy bản thân! Việc tập luyện quá nhiều hay quá ít chỉ cách nhau một ranh giới mỏng manh. Bạn không muốn cảm thấy bị choáng ngợp, nhưng chắc chắn cũng không muốn để nỗi sợ hãi khiến mình lùi lại. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-2.jpg


2. Tham dự các sự kiện xã hội một mình. Phải, bạn đừng mời ai đi theo cả. Đặt mình vào tình huống xã hội mà bản thân bạn không quen biết bất kỳ ai. Nếu không có bạn bè theo sau, bạn sẽ cố gắng hòa nhập hơn. Đừng vội vàng. Nếu chưa thể bắt chuyện với ai trong vài lần đầu tiên, bạn cũng đừng lo lắng. Bạn vẫn ở đó và giữa những người mà mình không biết, đó là điều mà bạn chưa bao giờ làm trước đây! Tìm các sự kiện trong thành phố nơi mà bạn có thể trò chuyện với người lạ như:

Các buổi biểu diễn nghệ thuật

Những buổi đọc sách

Các buổi hòa nhạc

Triển lãm tại bảo tàng

Lễ hội ngoài trời

Hội những người thích hoạt động trí não

Diễu hành, đại hội, biểu tình


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-3.jpg


3. Nhờ bạn bè giúp đỡ. Nếu cảm thấy việc nói chuyện với người không quen biết là thách thức khó khăn, bạn nên nhờ người bạn có tính cách dễ chịu giúp đỡ. Với sự giúp đỡ từ bạn bè, bạn có thể tập nói chuyện với người lạ trong khi có người quen bên cạnh để cảm thấy thoải mái.

Đừng để người bạn thực hiện toàn bộ cuộc trò chuyện. Đảm bảo rằng họ biết bạn muốn tham gia cuộc trò chuyện nhiều hơn bình thường.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-4.jpg


4. Đừng lo lắng quá nhiều. Nếu bạn nghĩ quá nhiều trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với người lạ thì tức là bạn đã tự chuốc lấy thất bại. Càng suy nghĩ nhiều về điều này, bạn càng trở nên lo âu. Khi bạn gặp người mà mình muốn bắt chuyện, hãy nhanh chóng làm quen trước khi bạn tự ngăn mình lại. Chất adrenaline trong cơ thể sẽ giúp bạn ngừng lo lắng


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-5.jpg


5. Giả vờ thoải mái cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn bình thường. Nói chuyện với người không quen biết có thể khiến bạn sợ hãi và mệt mỏi trong tình huống có khả năng thất bại cao. Nếu đang phỏng vấn xin việc hoặc muốn nói chuyện với ai đó có sức thu hút, bạn có thể sợ rằng mọi người sẽ thấy được sự lo âu của bạn. Nhưng sự thật là không ai biết được bạn đang căng thẳng như thế nào, ngoài bạn ra. Hãy giả vờ tự tin nhiều hơn so với cảm giác thực tế của bạn, và người mà bạn đang trò chuyện sẽ thấy điều mà bạn muốn thể hiện.

Hãy nhớ rằng, càng nói chuyện với người lạ thường xuyên, bạn càng ít phải giả vờ tự tin.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-6.jpg


6. Đừng để sự từ chối khiến bạn thất vọng. Mặc dù bạn cố gắng rất nhiều, đối phương vẫn có thể từ chối bạn. Nếu là người nhút nhát, bạn biết rõ rằng đôi khi người ta chỉ là không muốn nói chuyện. Nếu ai đó từ chối tiếp cận, bạn cũng đừng cho rằng họ có ý xúc phạm bạn!

Cố gắng xem thất bại là một điểm sáng, là cơ hội để học hỏi và trở nên tốt hơn.

Đừng sợ hãi, vì sẽ chẳng ai làm hại bạn. Điều xấu nhất có thể xảy ra đó là họ sẽ nói rằng mình đang bận hoặc muốn ở một mình. Đó không phải là tận thế!

Không ai quan sát hay suy nghĩ về bạn ngoại trừ bản thân bạn. Đừng lo lắng về việc người ta cười mình vì họ đều đang bận suy tư về bản thân họ.

II. Nói chuyện với người lạ


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-7.jpg


1. Tỏ ra dễ gần và thân thiện. Nếu tỏ ra căng thẳng hoặc nghiêm nghị khi bắt đầu cuộc trò chuyện, ngay lập tức bạn đang khiến người khác trở nên lo lắng. Ngay cả khi không cảm thấy thoải mái, bạn nên cố gắng thư giãn và thân thiện để người khác cảm thấy dễ chịu. Điều này sẽ mang lại kết quả tốt hơn và cuộc trò chuyện kéo dài lâu hơn.

Giao tiếp bằng mắt. Thay vì hồi hộp nghịch điện thoại, bạn nên nhìn quanh căn phòng và quan sát mọi người. Giao tiếp bằng mắt với mọi người để xem ai đang muốn nói chuyện.

Cười mỗi khi tiếp xúc ánh mắt với người khác, thậm chí ngay cả khi bạn không có ý định trò chuyện với họ. Điều này giúp bạn vừa thực hành giao tiếp không lời, vừa tăng cơ hội có ai đó chấp nhận nói chuyện với bạn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Thả lỏng vai ra sau, ngực hướng ra trước và nâng cằm lên. Bạn càng tỏ ra tự tin, người ta càng muốn nói chuyện với bạn.

Đừng khoanh tay trước ngực. Mọi người có thể xem hành động khoanh tay như một dấu hiệu bạn không quan tâm đến cuộc trò chuyện.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-8.jpg


2. Giao tiếp không lời trước khi bắt đầu nói chuyện với ai đó. Người khác có thể cảm thấy kỳ lạ khi bạn bắt chuyện với họ nhưng không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy bạn đang tiếp cận họ. Thay vì lại gần và bắt đầu cuộc trò chuyện một cách bất ngờ, đầu tiên bạn nên giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời. Tiếp xúc ánh mắt và nở một nụ cười để tạo sự kết nối trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-9.jpg


3. Bắt đầu với những tương tác nhỏ. Có thể bạn muốn tìm hiểu ai đó, nhưng việc mở đầu cuộc trò chuyện với nội dung nặng nề sẽ làm cho người khác lười nói chuyện. Nếu bạn đang bắt chuyện với một người hoàn toàn không quen (không phản ứng với điều cả hai quan tâm), hãy bắt đầu bằng tương tác nhỏ. Thay vì bắt chuyện bằng cách đưa ra câu hỏi về mục tiêu cuộc sống, bạn có thể thử bắt đầu bằng việc quan sát hoặc nhờ họ giúp đỡ việc gì đó:

Chà, tối nay quán bar đông thật. Có lẽ chúng ta phải boa nhiều hơn!

Xe cộ hôm nay kinh khủng quá! Anh biết có sự cố gì xảy ra gần đây không?

Chị cắm dây laptop giúp tôi được không? Ổ điện ở phía sau chị đấy.

Cho hỏi mấy giờ rồi ạ?


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-10.jpg


4. Tự giới thiệu. Sau những tương tác nhỏ, bạn có thể hỏi tên của người đó. Cách tốt nhất là chỉ cần giới thiệu tên của mình. Nghi thức này về cơ bản sẽ làm cho người đó tự nói tên của họ. Nếu anh ta phớt lờ màn giới thiệu của bạn, có thể anh ta đang có tâm trạng không tốt hoặc là người thô lỗ. Trong cả hai trường hợp, tốt nhất là bạn không nên tiếp tục bắt chuyện.

Sau khi đã hoàn thành phần mở đầu, bạn chỉ cần nói "Nhân tiện mình tên là [tên bạn]." Chào hỏi bằng cách bắt tay thông thường nếu bạn đang giới thiệu về mình.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-11.jpg


5. Đặt câu hỏi mở.Nếu bạn chỉ đặt câu hỏi có hoặc không, cuộc trò chuyện sẽ rất ngắn ngủi. Thay vào đó, bạn nên hỏi những câu làm mở rộng nội dung trò chuyện thay vì thu hẹp lại. Ví dụ:

"Dạo này cậu làm gì vậy?" thay vì "Ngày hôm nay có suôn sẻ không?"

"Mình thường thấy cậu ở đây. Điều gì khiến cậu thường xuyên đến nơi này vậy? Nơi này có gì hay thế?" thay vì "Cậu có hay tới đây không?"


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-12.jpg


6. Nhờ người khác giải thích điều gì đó cho bạn. Mọi người đều thích được xem như là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Ngay cả khi biết rất nhiều về nội dung đang đề cập, bạn vẫn nên nhờ họ giải thích rõ ràng. Ví dụ, nếu có tin tức mới, bạn có thể nói "Ồ, mình có đọc tiêu đề, nhưng hôm nay không có thời gian xem bài báo ở chỗ làm. Cậu có biết nội dung tin tức không?" Người ta thích nói chuyện nhiều hơn khi cảm thấy mình có thể truyền đạt kiến thức cho người khác.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-13.jpg


7. Đừng ngại tỏ ra không tán thành. Tìm ra điểm chung trong cuộc trò chuyện là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, sự khác biệt thực sự có thể thiết lập một mối quan hệ mới. Thể hiện cho người mà bạn đang muốn bắt chuyện biết rằng bạn sẽ không khiến họ buồn chán. Lôi cuốn người đó tham gia vào cuộc tranh luận để mỗi bên đưa ra ý kiến của mình.

Giữ cho không khí cuộc tranh luận được nhẹ nhàng vui vẻ. Nếu thấy người đó bắt đầu nghiêm trọng hóa cuộc tranh luận, bạn phải quay trở lại đúng hướng.

Bạn cần tạo ra cuộc trò chuyện tự nhiên, không phải là cuộc tranh cãi.

Hãy thường xuyên mỉm cười và cười trong suốt cuộc tranh luận để tạo ấn tượng rằng bạn vui vẻ trò chuyện và không tức giận vì những ý kiến khác nhau.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-14.jpg


8. Bám vào các đề tài an toàn. Nếu muốn tranh luận, bạn không cần phải hướng cuộc trò chuyện vào một cuộc tranh cãi thực sự. Một cuộc tranh luận về tôn giáo hay chính trị có thể dẫn đến đụng chạm, nhưng cuộc tranh luận về các đội giải trí hoặc bóng đá có thể là một chủ đề vui vẻ và dễ chịu. Một số ví dụ về các chủ đề an toàn khác có thể kể đến là phim ảnh, âm nhạc, sách, hoặc ẩm thực.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-15.jpg


9. Để cuộc trò chuyện diễn ra một cách tự nhiên
. Có thể bạn muốn tiếp tục nói về những chủ đề chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, điều đó sẽ hạn chế tiềm năng cuộc trò chuyện của bạn! Để cuộc trò chuyện diễn ra trôi chảy, bạn có thể cố gắng hướng đến chủ đề thuận tiện hơn cho mình, nhưng đừng quá cứng nhắc. Nếu đối phương chuyển sang chủ đề mà bạn không am hiểu, hãy thừa nhận điều này. Đề nghị họ giải thích cho bạn và tận hưởng quá trình học hỏi kiến thức mới!

III. Thích nghi với tình huống cụ thể


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-16.jpg


1. Tiếp tục nói chuyện nhẹ nhàng khi bắt đầu tương tác. Nói chuyện với những người đang xếp hàng tại cửa hàng tạp hóa hay trong thang máy là một cách thiết thực để tập nói chuyện với người lạ. Bạn sẽ chỉ ở đó trong một thời gian ngắn, vì vậy bạn biết rằng cuộc trò chuyện sẽ không kéo dài, và điều này sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh. Khi tương tác, bạn đừng nói về những chủ đề quá sâu sắc. Giữ cho cuộc nói chuyện nhẹ nhàng và có tính quan sát: "Ôi cái thang máy này có mùi thật kinh khủng" hoặc "Làm ơn giúp tôi không bị cám dỗ mua tất cả bánh kẹo ở đây!"


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-17.jpg


2. Vui vẻ trong cuộc trò chuyện dài hơn. Nếu đang ở trong quán cà phê, bar, hoặc ngồi trên hàng ghế trong hiệu sách, bạn có nhiều thời gian hơn để nói chuyện. Cố gắng tận hưởng khoảnh khắc này! Vui đùa và thể hiện tính cách vui nhộn mà chỉ có những người bạn thân thiết mới có thể chứng kiến.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-18.jpg


3. Cố gắng tìm hiểu ai đó sâu sắc hơn nếu bạn quan tâm đến việc có mối quan hệ với người đó. Nếu gặp người mình thích, bạn hãy đặt câu hỏi riêng tư hơn. Điều này không chỉ làm cho mối quan hệ mới trở nên gần gũi, mà còn cho thấy tính cách của người mà bạn đang nói chuyện. Bạn còn có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên sâu sắc hơn để xem người đó có phù hợp với mình hay không.

Tuy nhiên, đừng đẩy câu chuyện đi quá xa. Việc hỏi ai đó liệu họ muốn có con trong lần trò chuyện đầu tiên là quá sớm.

Thay vào đó, hãy đưa ra một vài chi tiết về bản thân bạn, và để cho người khác quyết định xem họ có muốn nói với bạn nhiều hơn hay không. Ví dụ: "Mình là cục cưng của mẹ/cục cưng của cha đúng nghĩa. Nếu một ngày mình và cha/mẹ không nói chuyện, mình cứ thấy thế nào ấy".


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-19.jpg


4. Có thái độ chuyên nghiệp trong các cơ hội kết nối kinh doanh. Bạn có thể gặp ai đó có ảnh hưởng đến ngành kinh doanh của mình trong một buổi tiệc. Hoặc có thể bạn đang tham dự một cuộc hội thảo chuyên môn. Trong bất kỳ hình thức tương tác nào, bạn sẽ muốn người khác có ấn tượng rằng bạn tự tin và có năng lực. Ngay cả khi bạn lo lắng về việc nói chuyện với những người không quen biết, hãy cứ "giả vờ tự tin cho đến khi bạn thành công".

Đừng kể những truyện cười khiếm nhã chỉ phù hợp ở quán bar.

Trò chuyện về lĩnh vực mình đang làm việc. Cho người khác biết bạn đang làm gì và bạn có năng lực để làm điều đó.


cach-noi-chuyen-voi-nguoi-la-20.jpg


5. Cố gắng tạo ấn tượng đáng nhớ trong suốt cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn là rất quan trọng, nhưng cuộc đối thoại trước và sau buổi phỏng vấn cũng quan trọng không kém. Hành động thu hút người đã phỏng vấn bạn trong cuộc trò chuyện thoải mái cho thấy bạn là đồng sự mà họ đang tìm kiếm. Ngoài ra, tất cả những người được phỏng vấn thường đưa ra cùng câu trả lời cho một câu hỏi. Hình ảnh của họ bắt đầu mờ nhạt trong tâm trí của người phỏng vấn. Những câu trò chuyện nho nhỏ có thể giúp bạn để lại ấn tượng không dễ bị lãng quên.

Chia sẻ điều gì đó đặc biệt về bản thân bạn, chẳng hạn như: "Tôi đã nghỉ buổi luyện tập bóng để tham dự cuộc phỏng vấn này, bởi vì công việc này rất quan trọng đối với tôi!"
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: Wikihow
 
×
Quay lại
Top Bottom