Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhằm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.
Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu sau:
Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra các thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là sự thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa rra các thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói hay chữ viết (viết thư), bằng hành động… (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn như dùng thủ đoạn cân, đong, do đếm gian dối chỉ nhằm ăn gian, bớt hàng hóa của khách hành hoặc để bán hành giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hàng vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), tùy từng trường hợp cụ thể mà người mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về những tội danh tương ứng đó.
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Mặt khách quan: Người phạm tội nêu trên thực hiện hành vi này với lỗi cố ý.
Cần lưu ý: Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt với dấu hiệu của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp cách thức thực hiện tội phạm giống nhau về hình thức nhưng trong trường hợp phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định.
Ý thức chiếm đoạt phải có trước khi có thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng. (Như phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng.
 
×
Quay lại
Top Bottom