Văn Các từ và biểu tượng tránh sử dụng khi viết văn

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
(1) “RỒI THÌ” “SAU ĐÓ ”

Muốn nâng cao khả năng viết văn, phải nghiêm khắc với chính mình. Hạn chế sử dụng những liên từ như “sau đó”, “rồi thì”… Bài văn dùng nhiều các liên từ này có vẻ ấu trỉ, làm ta liên tưởng đến những bài tập làm văn hồi nhỏ.

- Sáng thức dậy thấy trời đẹp. Mặc dù còn buồn ngủ tôi cũng rán tung chăn ngồi dậy, đi rửa mặt, rồi thay quần áo. Sau đó, mẹ mang thức ăn sáng ra ăn. Thức ăn sáng có súp đậu tương, trứng chiên và đồ chua rất ngon. Rồi thì đi đánh răng. Trong lúc đang đánh răng, bố bảo “đánh cho kỹ vào”. Tôi nghĩ mình lúc nào chẳng đánh kỹ thế mà bố cứ… Xong rồi xách cặp đến trường.

Trong đoạn văn này nhiều lần xuất hiện “rồi thì”, “rồi”... Nếu là học sinh tiểu học hành văn như vậy cũng đành chịu chứ người lớn, hơn nữa nếu là nhà kinh doanh mà viết văn kiểu đó có thể bị đánh giá năng lực kinh doanh.

Xưa giờ nếu nói đến văn nghị luận chắc chắn không sử dụng “sau đó” hoặc “rồi thì”. Giờ thử đem bài văn của học sinh tiểu học viết lúc nảy vào cấp độ học sinh cấp hai xem nhé.

- Thức giấc sáng nay thấy trời đẹp. Tôi dụi cặp mắt còn ngái ngủ vừa cố tung chăn ngồi dậy. Rửa mặt thay quần áo xong, thấy mình như tỉnh ngủ hẳn ra. Thức ăn mẹ đã làm sẵn, tôi dùng bữa để có năng lượng khởi đầu cho một ngày mới. Thức ăn sáng nay đơn giản chỉ có súp đậu tương, trứng chiên và đồ chua. Tuy vậy mà rất ngon. Ăn xong trong lúc đang đánh răng lại bị bố bảo “đánh răng nghiêm túc một chút xem nào”, trong thâm tâm tôi nghĩ mình vẫn đang nghiêm túc đấy chứ… nhưng không dám nói ra. Bực bội xách cặp đến trường.

Các bạn thấy sao ?

Tôi nghĩ nếu lập luận văn chương liên tục, hoặc quá trình thời gian rõ ràng, không cần dùng “rồi” hoặc “rồi thì” vẫn viết được những bài văn hay đấy chứ.

Nếu bạn quyết tâm “viết văn không sử dụng liên từ” thì phải luyện tập cách lập luận mạch văn làm sao để không dùng liên từ mà câu văn vẫn mạch lạc. Và cứ tiếp tục nổ lực rèn luyện chắc chắn sẽ viết được những bài văn lập luận sắc sảo mà vẫn dễ hiểu.

(2) LIÊN TỪ “NHƯNG …”

Những từ nên tránh còn nhiều, từ “nhưng …” là một trong số đó.

Từ “nhưng” thường xuất hiện dưới dạng như “… nhưng …” để diễn tả sự trái ngược, nó phủ định nội dung câu văn trước đó.

Tháng này không đạt chỉ tiêu doanh thu nhưng tháng sau thế nào cũng đạt cho mà xem.

Ngày hôm qua đã lỡ lời trước mặt khách, nhưng từ nay sẽ không thất thố như vậy nữa.

Chẳng phải đã áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn hết rồi sao, nhưng kết cuộc cũng bị virus tấn công.

Các câu văn trên câu nào cũng dùng liên từ “nhưng”. Song lập luận rõ ràng, dễ hiểu, vì đoạn văn trước và sau chữ “nhưng” có ý nghĩa đối nhau. Đó là cách dùng cơ bản của liên từ “nhưng”. Và bạn hãy xem tiếp các câu văn có liên từ “nhưng” sau đây nhé.

Hôm nay trời đẹp nhưng bạn có thấy khỏe không ?

Anh ta giỏi việc nhưng chơi thể thao cũng giỏi.

Mua hàng ở tiệm này sẽ được ghi điểm vào thẻ, nhưng nếu mua vào thứ tư bạn sẽ được ghi điểm gấp đôi.

Trước nhất ta thử xét câu D, “hôm nay trời đẹp” và “bạn có khỏe không” có quan hệ với nhau như thế nào ? khá mơ hồ ! và thường nó chẳng liên quan gì với nhau nên đây không phải là một lập luận hợp lý.

Còn E thì sao ? cả làm việc lẫn chơi thể thao đều tốt nên không có gì đối chọi nhau cả, ngược lại nếu viết (hay nói)

- Anh ta giỏi việc mà chơi thể thao cũng giỏi nữa.

Sẽ thấy gọn nhẹ, dễ hiểu hơn hẳn.

Phần trước và sau “nhưng” của câu F cũng không ngược ý nhau. Khi dùng “nhưng” vào đó làm cho người ta vội tưởng là “Mua hàng ở tiệm này sẽ được ghi điểm vào thẻ, nhưng nếu mua vào thứ tư bạn sẽ không được ghi điểm”. Thế nhưng phần tiếp theo lại bảo là “được ghi điểm gấp đôi” như vậy ngược với dự đoán của người tiếp nhận câu đó, làm cho họ phải vận dụng trí não hơi nhiều. Vậy nên làm thế nào ?

ví dụ

- Mua hàng ở tiệm này sẽ được ghi điểm vào thẻ, và nếu mua vào thứ tư bạn sẽ được ghi điểm gấp đôi các ngày kia.

Như vậy chắc chắn nhẹ nhàng dễ hiểu, và gây sự chú ý cho người nghe, người đọc hơn.

Khi có nhiều từ “nhưng” mơ hồ như vậy trong câu dễ làm câu văn nặng nề, khó hiểu. Thế nhưng thực tế từ “nhưng” lại đang được sử dụng lan tràn. Chỉ cần không sử dụng từ “nhưng” kiểu này câu văn sẽ dễ đọc, dễ hiểu hơn hẳn. Tuy nhiên khi nói chuyện không cần quá chú ý đến nó cũng được. Tốt nhất là không dùng, nhưng văn nói so với văn viết lại khá mơ hồ và phóng khoáng hơn, nên không nhất thiết phải câu nệ từng lời nói, chỉ cần truyền đạt rõ ràng những điều muốn nói là đủ rồi. Phía nghe cũng không phải vừa nghe vừa phân tích văn phạm nên không cần căng thẳng. Nhưng nếu viết văn nên cố tránh.

(3) “NHÂN ĐÂY” “TIỆN THỂ”

Không nên dùng nhiều những từ “nhân đây” “tiện thể” vì sẽ làm gián đoạn lập luận. Xin các bạn đọc thử đoạn văn sau

- Qua kết quả điều tra điều kiện địa hình địa lợi mặt bằng ở trước ga Sanchome, công ty chúng ta quyết định là sẽ mở cửa hàng ở đó.

Tiện thể, tôi có chuyện phải nói với quý vị, như đã đề xuất lúc nảy về việc mở cửa hàng ở Sanchome lợi nhuận sẽ không cao.
Nhân đây, nói vể việc mở cửa hàng trước ga Sanchome. Tại sao ta nên mở cửa hàng ở đây ? thì …

Đây là một ví dụ hơi cực đoan, nhưng người nghe khó mà theo dõi diến biến câu chuyện. Đang nói chuyện nọ lại xọ chuyện kia, cứ nhảy lung tung chẳng hay tí nào.

Tôi cũng đã từng được phỏng vấn, mà trong phần phỏng vấn đó phát huy phần “nhân tiện” hơi nhiều. Trong khi tôi đang trả lời câu hỏi, lại bị hỏi “nhân tiện đây, cho tôi hỏi về …” làm câu chuyện bỗng dưng chuyển sang một hướng khác.

Thay vì họ xoáy sâu hơn về những điều tôi đang nói như

- ch.uyện ấy như thế nào nhỉ ?

- Có thể chi tiết hơn một chút được không ạ.

- Ồ ! có việc như vậy sao ? Mà sao lại như vậy được chứ ?

… họ lại cứ “nhân tiện …” như vậy mạch chuyện gián đoạn không sâu thêm nữa. Tâm trạng người được hỏi cũng không vui. Các cuộc phỏng vấn thường chỉ để hỏi theo thứ tự những câu đã chuẩn bị sẵn.

Tất nhiên khi cần thay đổi đề tài câu chuyện cũng nên dùng “nhân đây” hay “tiện thể”, nhưng câu đó chỉ dùng sau khi đã xoáy sâu vào một chủ đề rồi.

(4) “DÙ SAO ĐI NỮA”

“Dù sao”, “dù gì đi nữa” tuyệt đối không nên dùng.

“Dù sao” là một hành vi miễn cưỡng kết luận câu chuyện không liên quan với lập luận câu chuyện mà ta vừa giải trình trước đó. Có khi nó phủ định tất cả những lập luận ta vừa đưa ra ngay trước đó.

Xin các bạn thử đọc đoạn văn sau

- Chủ yếu có ba ưu điểm ở sản phẩm mới này. Thứ nhất nó có thể xử lý sự vụ nhanh chóng, chính xác. Thứ hai tiết kiệm chi phí. Thứ ba thao tác rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Dù sao đi nữa với sản phẩm mới này chắc chắn là sẽ mang lại lợi ích lớn cho công ty của quý khách.

Vì cuối cùng lại chêm câu “Dù sao đi nữa” vậy những điều viết trước đó có ý nghĩa gì ? Nó không giúp phát huy hết chức năng của chuyện vừa công bố trước đó. Giống như tự mình lại coi thường ba ưu điểm đó vậy.

Trường hợp này nếu câu kết như sau tôi nghĩ sẽ là kết thúc có hậu.

- Với ba ưu điểm như thế chúng tôi tự tin rằng sản phẩm mới này sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho quý công ty.

Viết như thế lập luận chặc chẽ nhất quán, không làm vô hiệu ba ưu điểm đã nêu ra.

Tôi thường thấy câu “dù sao đi nữa” này trong các bài văn tôi đọc. Đã tốn công lập luận từ đầu đến đó, chỉ vì một câu này xem ra những lý lẽ đó trở thành con số không.

Hoặc có những bài văn trong lập luận có điều vô lý, để lảng tránh, đánh lừa đọc giả họ đưa câu “dù sao đi nữa” vào để hợp lý hóa một cách khiên cưỡng lý luận của mình.

Dù sao đi nữa nên hạn chế việc sử dụng một cách dễ dãi từ “dù sao đi nữa”.

(5) BIỂU TƯỢNG CẢM XÚC QUA THƯ ĐIỆN TỬ

Bây giờ thư điện tử là một công cụ cần thiết trong kinh doanh. Rất nhiều người suốt cả ngày ngồi kiểm tra thư điện tử.

Ngay cả trong chuyện riêng tư số người dùng thư điện tử, chủ yếu qua điện thoại di động cũng tăng nhanh và nhiều. Không biết có phải vì ảnh hưởng đó không mà dường như số doanh nhân sử dụng các ký tự làm biểu tượng cảm xúc (như cười hoặc khóc) cũng nhiều lên. Đúng ra khi gửi thư điện tử vì công việc bạn không nên sử dụng các biểu tượng đó. Không chỉ làm cho đối tác nghĩ mình trẻ con mà còn bị xem là “lảng tránh” hay “hời hợt”.

Văn chương vốn dĩ không phải chỉ để người ta đọc mà còn phải cảm được nó. Ví dụ nếu muốn truyền đạt nỗi buồn bằng văn từ ta cần có năng lực và công sức tương ứng.

Thế nhưng, chỉ cần dùng biểu tượng cảm xúc này là xong, quá đơn giản. Khi viết “bộ phim tôi xem hôm qua buồn quá, hu hu (T-T)” là có cảm giác như đã truyền đi được tâm trạng của mình rồi.

Nhưng với kiểu văn chương như vậy không thể diễn tả được bối cảnh nào, tại sao, và buồn đến độ nào. Ta lảng tránh bằng “hu hu (T-T)”, và như vậy chúng ta chẳng mất công suy nghĩ thêm gì cả.

Nếu trao đổi thư với bạn bè, người yêu những thứ như vậy không hại gì, còn trong công việc làm ăn kinh doanh không nên dùng nó.

Muốn truyền đạt tư tưởng bằng văn từ cần có kỹ thuật truyền đạt cao hơn nói chuyện.

Vì dụ, khi muốn mĩa mai ai một chút bằng thư tay hay thư điện tử, cần đắn đo suy nghĩ kỹ càng lời lẽ trước sau của lá thư đó sao cho mĩa mai mà không bị thất thố bị bắt lỗi, muốn được vậy cần có trình độ kỹ thuật truyền đạt bằng văn chương cao một chút.

Khi người ta gửi thư tay hay thư điện tử cho mình mà viết “ôi ! tuyệt quá”, người ta có thật lòng nghĩ mình tuyệt vời không, hay là người ta đang chế nhạo mình cũng không biết.

Ngược lại, trong đàm thoại mình có bị mĩa mai không rất dễ nhận ra. Khi được người ta nói “Ôi! tuyệt quá”, chỉ cần nhìn thái độ, cử chỉ có thể hiểu được ý nghĩ đàng sau câu nói đó.

Truyền đạt bằng văn từ là một việc khá khó, phải công phu rèn dũa khả năng suy nghĩ, kỹ năng biểu hiện mới làm được.

Khi quen dùng biểu tượng cảm xúc rồi sẽ lười suy nghĩ sâu thêm nên có khả năng là năng lực suy nghĩ và năng lực biểu hiện cũng yếu đi. Các nhà kinh doanh nếu dùng biểu tượng cảm xúc chỉ nên giới hạn trong việc riêng tư thôi là tốt lắm rồi.

Lại ôn thử những từ không nên sử dụng

- Sau đó/ rồi thì

- ~ nhưng

- Nhân tiện/ tiện đây

- Dù gì đi nữa

- Các biểu tượng cảm xúc

Dù gì đi nữa (cười) chỉ cần các bạn lưu ý tránh sử dụng các từ này, khả năng thể hiện văn chương của các bạn chắc chắn cao lên một bậc rồi.


Sưu tầm.
 
×
Quay lại
Top Bottom