- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Kết quả phỏng vấn 24 thủ khoa ở các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội cho thấy trên 90% số thủ khoa tự ôn thi ở nhà và cho rằng đây là phương pháp hiệu quả nhất.
Thủ khoa Học viện Y Dược học cổ truyền Mai Tuấn Ninh: “Có được kết quả thi tốt là do đã có sự chuẩn bị trước“
Đi lò ôn luyện thi … giải pháp tâm lý
Để kiểm chứng chúng tôi đã làm cuộc điều tra với 24 thủ khoa tại các trường đại học, học viện ở Hà Nội nhận được kết quả: 22 thủ khoa tự ôn ở nhà. Có hai thủ khoa thi thoảng đi ôn thi ở các lớp nâng cao, lò luyện. Tuy nhiên hai thủ khoa này cũng thừa nhận việc đi ôn tại các lò chỉ là giải pháp tâm lý.
“Có được kết quả thi tốt trong kỳ thi tuyển sinh ĐH vừa qua là do đã có sự chuẩn bị trước, không học tủ học vẹt. Học bằng cách ghi nhớ từng ý, vận dụng linh hoạt các phương pháp học với từng môn học cụ thể”, thủ khoa Học viện Y Dược cổ truyền Mai Tuấn Ninh chia sẻ.
Đồng quan điểm với Ninh, bạn Trần Xuân Bách, thủ khoa ĐH Y Hà Nội cho rằng: “Ngoài việc nắm vững các kiến thức đã có, các bạn nên tập làm đề từ năm lớp 11. Sau khi làm đề chấm điểm và tìm ra cái sai của mình để tự sửa. Trong quá trình làm bài nhớ đặt thời gian để quen dần”.17 trong tổng số 24 thủ khoa tham gia phỏng vấn cho biết: Nếu không biết tận dụng thời gian, đi lò luyện thi cấp tốc chỉ là cái cớ để các cô cậu đến chém gió, tốn thời gian mà không đem lại kết quả cao.
Ngược lại, nó chỉ khiến cho các sĩ tử cảm thấy nản hơn. Đã có không ít trường hợp đến các lò luyện thi cấp tốc chỉ để chém gió làm ảnh hưởng đến việc học tập của người khác, chính điều này khiến nhiều bạn khó chịu vì bị làm phiền.
Với những học sinh ở phố thì vấn đề kinh tế không quá khó khăn, nhưng việc đưa con ra phố ôn thi cấp tốc lại là gánh nặng rất lớn với những gia đình ở quê. Thiết nghĩ, các sĩ tử cần suy nghĩ kỹ trước khi tới các lò luyện cấp tốc.
Việc lên thành phố ôn luyện kéo theo nhiều rắc rối phát sinh: từ việc tìm nhà trọ, tìm lò, chi phí đi lại, ăn ở, học tập… đều đội lên cao gấp nhiều lần. Tốn kém là vậy nhưng nếu học ôn tại lò không hiệu quả thì thực sự lãng phí tiền của bố mẹ.
Bác Nguyễn Văn Minh (Thanh Hóa) đang có dự định ra Hà Nội tìm một lò ôn cấp tốc cho con ôn thi để con bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên, bác Minh cũng không dấu nổi vẻ lo âu, lo con mình ra ngoài này sao nhãng hơn, không quen với thời tiết, ảnh hưởng tới sức khỏe không thể học hành được.
Thủ khoa Học viện Ngoại giao Ngô Thu Trang nói: “Có những bạn đã xác định đi thi là đi chơi. Việc đi lò luyện cấp tốc chỉ là cái cớ để họ đi chơi, tìm kiếm thêm bạn, đi cho biết mùi lò luyện thi cấp tốc một lần sau về khoe với mọi người ở quê. Với những sĩ tử đã xác định học thì đây như cơ hội để các bạn tiếp thu thêm quan điểm, kiến thức mới từ những người thầy đã có kinh nghiệm”.
Ngô Thu Trang, thủ khoa Học viện Ngoại giao cho rằng lò luyện sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức mới, bổ ích nếu bạn thực sự muốn học nghiêm túc
Hầu hết các thủ khoa đều cho rằng việc tới lò luyện cũng tốt nhưng chỉ là giải pháp tâm lý. Bởi lẽ, tất cả kiến thức cơ bản đều có trong sách giáo khoa. chỉ cần ôn theo hệ thống, học theo phương pháp hợp lý. “Đề thi đại học chỉ bao quanh kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Hội đồng ra đề không thể ra đề ngoài sách”, Lê Cao Khánh, thủ khoa ĐH Thủy lợi bày tỏ quan điểm.
Đi lò luyện mong thầy ôn trúng đề?
Ngoài lý do tâm lý, đi cho biết mùi lò luyện, nhiều người tới đây với hy vọng các thầy ở trung tâm cho ôn sát với dạng đề thi tốt nghiệp, đại học. Nhiều người rỉ tai nhau trung tâm này, lò luyện kia nhiều năm ôn trúng đề.
Nhiều phụ huynh ở Hà Nội có con thi đại học trong thời gian này cũng đang tấp nập tìm lò luyện thi cho con mình với mong muốn con bằng bạn bằng bè, quan trọng hơn là tăng thêm khả năng đỗ đạt.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, thủ khoa HV An ninh nhân dân khẳng định: “Việc đi lò luyện ôn làgiải pháp tâm lý cho số ít thí sinh chưa nắm vững kiến thức. Đa số các sĩ tử đỗ cao nguyên nhân chính vẫn do tinh thần tự học ở nhà, phương pháp học khoa học, chăm chú ghi chép, nghe lời thầy cô giảng trên lớp”.
Một giảng viên tham gia giảng dạy tại trung tâm luyện thi ĐH Bách khoa cũng cho rằng: “Không có chuyện đến trung tâm để được ôn trúng đề. Như vậy là thiệt so với các thí sinh khác.Trước khi đến bất kỳ trung tâm nào các em nên nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Kiến thức chính vẫn là do các em tự nắm vững.
Đến trung tâm các thầy chỉ hệ thống hóa lại kiến thức giúp các em dễ học, dễ hiểu hơn và giúp giải đáp các bài tập khó. Ngoài ra, các thầy đưa ra và hướng dẫn các em cách trình bày khoa học hơn, ngắn gọn hơn, hướng dẫn nhiều cách giải bài tập khó với phướng pháp giải ngắn gọn dễ hiểu, khoa học hơn”.
Như vậy, chúng ta không nên quá phụ thuộc vào lò luyện thi cấp tốc. Nếu có được phương pháp học tập khoa học, hệ thống hóa kiến thực theo bản đồ tư duy cộng với chế độ ăn - ngủ - nghỉ hợp lý, chắc chắn bạn sẽ có được kiến thức– phong độ – tinh thần sẳn sàng cao nhất để bước vào hai kỳ thi quan trong sắp tới.
Thủ khoa Học viện Y Dược học cổ truyền Mai Tuấn Ninh: “Có được kết quả thi tốt là do đã có sự chuẩn bị trước“
Để kiểm chứng chúng tôi đã làm cuộc điều tra với 24 thủ khoa tại các trường đại học, học viện ở Hà Nội nhận được kết quả: 22 thủ khoa tự ôn ở nhà. Có hai thủ khoa thi thoảng đi ôn thi ở các lớp nâng cao, lò luyện. Tuy nhiên hai thủ khoa này cũng thừa nhận việc đi ôn tại các lò chỉ là giải pháp tâm lý.
“Có được kết quả thi tốt trong kỳ thi tuyển sinh ĐH vừa qua là do đã có sự chuẩn bị trước, không học tủ học vẹt. Học bằng cách ghi nhớ từng ý, vận dụng linh hoạt các phương pháp học với từng môn học cụ thể”, thủ khoa Học viện Y Dược cổ truyền Mai Tuấn Ninh chia sẻ.
Đồng quan điểm với Ninh, bạn Trần Xuân Bách, thủ khoa ĐH Y Hà Nội cho rằng: “Ngoài việc nắm vững các kiến thức đã có, các bạn nên tập làm đề từ năm lớp 11. Sau khi làm đề chấm điểm và tìm ra cái sai của mình để tự sửa. Trong quá trình làm bài nhớ đặt thời gian để quen dần”.17 trong tổng số 24 thủ khoa tham gia phỏng vấn cho biết: Nếu không biết tận dụng thời gian, đi lò luyện thi cấp tốc chỉ là cái cớ để các cô cậu đến chém gió, tốn thời gian mà không đem lại kết quả cao.
Ngược lại, nó chỉ khiến cho các sĩ tử cảm thấy nản hơn. Đã có không ít trường hợp đến các lò luyện thi cấp tốc chỉ để chém gió làm ảnh hưởng đến việc học tập của người khác, chính điều này khiến nhiều bạn khó chịu vì bị làm phiền.
Với những học sinh ở phố thì vấn đề kinh tế không quá khó khăn, nhưng việc đưa con ra phố ôn thi cấp tốc lại là gánh nặng rất lớn với những gia đình ở quê. Thiết nghĩ, các sĩ tử cần suy nghĩ kỹ trước khi tới các lò luyện cấp tốc.
Việc lên thành phố ôn luyện kéo theo nhiều rắc rối phát sinh: từ việc tìm nhà trọ, tìm lò, chi phí đi lại, ăn ở, học tập… đều đội lên cao gấp nhiều lần. Tốn kém là vậy nhưng nếu học ôn tại lò không hiệu quả thì thực sự lãng phí tiền của bố mẹ.
Bác Nguyễn Văn Minh (Thanh Hóa) đang có dự định ra Hà Nội tìm một lò ôn cấp tốc cho con ôn thi để con bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên, bác Minh cũng không dấu nổi vẻ lo âu, lo con mình ra ngoài này sao nhãng hơn, không quen với thời tiết, ảnh hưởng tới sức khỏe không thể học hành được.
Thủ khoa Học viện Ngoại giao Ngô Thu Trang nói: “Có những bạn đã xác định đi thi là đi chơi. Việc đi lò luyện cấp tốc chỉ là cái cớ để họ đi chơi, tìm kiếm thêm bạn, đi cho biết mùi lò luyện thi cấp tốc một lần sau về khoe với mọi người ở quê. Với những sĩ tử đã xác định học thì đây như cơ hội để các bạn tiếp thu thêm quan điểm, kiến thức mới từ những người thầy đã có kinh nghiệm”.
Ngô Thu Trang, thủ khoa Học viện Ngoại giao cho rằng lò luyện sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức mới, bổ ích nếu bạn thực sự muốn học nghiêm túc
Đi lò luyện mong thầy ôn trúng đề?
Ngoài lý do tâm lý, đi cho biết mùi lò luyện, nhiều người tới đây với hy vọng các thầy ở trung tâm cho ôn sát với dạng đề thi tốt nghiệp, đại học. Nhiều người rỉ tai nhau trung tâm này, lò luyện kia nhiều năm ôn trúng đề.
Nhiều phụ huynh ở Hà Nội có con thi đại học trong thời gian này cũng đang tấp nập tìm lò luyện thi cho con mình với mong muốn con bằng bạn bằng bè, quan trọng hơn là tăng thêm khả năng đỗ đạt.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, thủ khoa HV An ninh nhân dân khẳng định: “Việc đi lò luyện ôn làgiải pháp tâm lý cho số ít thí sinh chưa nắm vững kiến thức. Đa số các sĩ tử đỗ cao nguyên nhân chính vẫn do tinh thần tự học ở nhà, phương pháp học khoa học, chăm chú ghi chép, nghe lời thầy cô giảng trên lớp”.
Một giảng viên tham gia giảng dạy tại trung tâm luyện thi ĐH Bách khoa cũng cho rằng: “Không có chuyện đến trung tâm để được ôn trúng đề. Như vậy là thiệt so với các thí sinh khác.Trước khi đến bất kỳ trung tâm nào các em nên nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Kiến thức chính vẫn là do các em tự nắm vững.
Đến trung tâm các thầy chỉ hệ thống hóa lại kiến thức giúp các em dễ học, dễ hiểu hơn và giúp giải đáp các bài tập khó. Ngoài ra, các thầy đưa ra và hướng dẫn các em cách trình bày khoa học hơn, ngắn gọn hơn, hướng dẫn nhiều cách giải bài tập khó với phướng pháp giải ngắn gọn dễ hiểu, khoa học hơn”.
Như vậy, chúng ta không nên quá phụ thuộc vào lò luyện thi cấp tốc. Nếu có được phương pháp học tập khoa học, hệ thống hóa kiến thực theo bản đồ tư duy cộng với chế độ ăn - ngủ - nghỉ hợp lý, chắc chắn bạn sẽ có được kiến thức– phong độ – tinh thần sẳn sàng cao nhất để bước vào hai kỳ thi quan trong sắp tới.
Theo Xaluan