- Tham gia
- 10/10/2015
- Bài viết
- 371
Tam Đa là biểu tượng tốt đẹp mà con người luôn muốn có với hy vọng mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc. Nhưng câu chuyện và ý nghĩa về Tam Đa thì ít người biết đến.
Chúng ta sẽ hiểu thêm ý nghĩa của Tam Đa khi hiểu rõ câu chuyện phía sau:
1. Sự tích Tam Đa
Có tới 2 sự tích về Tam Đa. (Hình minh họa).
a. Vua Nghiêu và ba lời chúc
Câu chuyện về vị vua yêu dân như con, nhân dịp tiết xuân đã đi thưởng ngoạn nhằm hiểu thêm về nhân tình thế thái.
Đi đến đâu, Hoàng đế cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều:
Một là, kính chúc nhà vua trường thọ, vua Nghiêu không nhận.
Hình minh họa.
Nhân dân lại nói điều hai: Xin cầu chúc nhà vua thật phú quý, nhiều lộc, nhà vua cũng từ chối và nói tránh đi.
Nhân dân lại chúc tiếp điều thứ ba: Chúc nhà vua sinh nhiều con trai, tỏa phúc ấm cho cả hoàng tộc.
Vua Nghiêu vẫn không chấp nhận mà thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều chúc: "Đa phúc, đa lộc, đa thọ", gọi là "Tam Đa" cho cả trăm họ.
Vị vua anh minh và thương dân đã không dám nhận những điều tốt đẹp cho riêng mình mà biến nó thành lời chúc danh cho trăm họ.
Từ đó, Tam Đa trở thành lời chúc nhau trong những ngày tết đến, xuân sang. Từ đó có tượng ba ông "Tam Đa".
b. Tam Đa xuất phát từ 3 nhân vật có thật
Ông Phúc con cháu đề huề.
Hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Quốc:
Ông Phúc
Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. Ông xuất thân vốn là quý tộc, sở hữu hàng trăm mẫu ruộng lớn, nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia triều chính.
Ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay, không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.
Ông là một vị quan thanh liêm nên cũng nghèo. Đổi lại nhà ông ngũ đại đồng đường, con cháu đề huề. Lúc ông mất, con cháu năm đời đều có đủ.
Năm 83 tuổi, ông và vợ cũng "ra đi" cùng lúc, rồi được con cháu hợp táng.
Ông Lộc
Ông Lộc tay cầm thỏi vàng.
Ông tên thật là Đậu Tử Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham.
Ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.
Trong nhà ông, của cải chất cao như núi. Nhưng điều ông thiếu lại là cháu đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết.
Trước khi chết, ông cũng không nhắm được mắt. Ông than rằng: "Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?"
Ông Thọ
Ông thọ tay cầm đào tiên.
Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc.
Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Ông coi "buôn chính trị" là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót, ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.
Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma, còn cháu chắt chết hết cả.
2. Ý nghĩa của Tam Đa
Sau câu chuyện, chúng ta thấy rằng con người thường khó được viên mãn.
Được cái này lại mất cái kia, 3 ông Tam Đa cũng chính là 3 điều ước mong lớn nhất mà mỗi người đều khao khát, nhưng dù vậy mỗi ông cũng chỉ có một điều viên mãn.
Lưu ý rằng câu chuyện Tam Đa không có ý nói chúng ta học những tính xấu như ăn hối lộ, sống buông thả, hám sắc... mà rút ra bài học cho riêng mình để lựa chọn cách sống phù hợp.
Làm quan mà chỉ lo vơ vét cho giàu có, để rồi chết cô đơn như Đậu Tử Quân, hay xu nịnh, hám sắc như Đông Phương Sóc thì lộc để làm chi, thọ để làm gì?.
Tiền của lắm, thọ lâu dài trong sự khinh bỉ của người đời thì liệu bạn có muốn chăng? Hay cứ tranh đua lợi lộc mà gây phương hại cho những người xung quanh thì liệu lộc của bạn có lâu bền?
Chi bằng cứ sống cho tốt, cho đúng đạo làm người thì lộc tự dưng sẽ đến.
Quan niệm về thọ ngày nay không chỉ là sống lâu, mà còn phải sống vui vẻ, lành mạnh, sống có ích, chứ lấy âm dưỡng dương như Đông Phương Sóc thì không an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Hạnh phúc là do mình tạo ra, hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tam Đa được gắn liền không tách rời chính là biểu tượng bù trừ, cộng hưởng cho nhau. Chính là điều mà mỗi người đều khát khao đạt được.
Theo Trí Thức Trẻ
Chúng ta sẽ hiểu thêm ý nghĩa của Tam Đa khi hiểu rõ câu chuyện phía sau:
1. Sự tích Tam Đa
Có tới 2 sự tích về Tam Đa. (Hình minh họa).
a. Vua Nghiêu và ba lời chúc
Câu chuyện về vị vua yêu dân như con, nhân dịp tiết xuân đã đi thưởng ngoạn nhằm hiểu thêm về nhân tình thế thái.
Đi đến đâu, Hoàng đế cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều:
Một là, kính chúc nhà vua trường thọ, vua Nghiêu không nhận.
Hình minh họa.
Nhân dân lại nói điều hai: Xin cầu chúc nhà vua thật phú quý, nhiều lộc, nhà vua cũng từ chối và nói tránh đi.
Nhân dân lại chúc tiếp điều thứ ba: Chúc nhà vua sinh nhiều con trai, tỏa phúc ấm cho cả hoàng tộc.
Vua Nghiêu vẫn không chấp nhận mà thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều chúc: "Đa phúc, đa lộc, đa thọ", gọi là "Tam Đa" cho cả trăm họ.
Vị vua anh minh và thương dân đã không dám nhận những điều tốt đẹp cho riêng mình mà biến nó thành lời chúc danh cho trăm họ.
Từ đó, Tam Đa trở thành lời chúc nhau trong những ngày tết đến, xuân sang. Từ đó có tượng ba ông "Tam Đa".
b. Tam Đa xuất phát từ 3 nhân vật có thật
Ông Phúc con cháu đề huề.
Hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Quốc:
Ông Phúc
Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. Ông xuất thân vốn là quý tộc, sở hữu hàng trăm mẫu ruộng lớn, nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia triều chính.
Ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay, không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.
Ông là một vị quan thanh liêm nên cũng nghèo. Đổi lại nhà ông ngũ đại đồng đường, con cháu đề huề. Lúc ông mất, con cháu năm đời đều có đủ.
Năm 83 tuổi, ông và vợ cũng "ra đi" cùng lúc, rồi được con cháu hợp táng.
Ông Lộc
Ông Lộc tay cầm thỏi vàng.
Ông tên thật là Đậu Tử Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham.
Ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.
Trong nhà ông, của cải chất cao như núi. Nhưng điều ông thiếu lại là cháu đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết.
Trước khi chết, ông cũng không nhắm được mắt. Ông than rằng: "Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?"
Ông Thọ
Ông thọ tay cầm đào tiên.
Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc.
Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Ông coi "buôn chính trị" là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót, ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.
Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma, còn cháu chắt chết hết cả.
2. Ý nghĩa của Tam Đa
Sau câu chuyện, chúng ta thấy rằng con người thường khó được viên mãn.
Được cái này lại mất cái kia, 3 ông Tam Đa cũng chính là 3 điều ước mong lớn nhất mà mỗi người đều khao khát, nhưng dù vậy mỗi ông cũng chỉ có một điều viên mãn.
Lưu ý rằng câu chuyện Tam Đa không có ý nói chúng ta học những tính xấu như ăn hối lộ, sống buông thả, hám sắc... mà rút ra bài học cho riêng mình để lựa chọn cách sống phù hợp.
Làm quan mà chỉ lo vơ vét cho giàu có, để rồi chết cô đơn như Đậu Tử Quân, hay xu nịnh, hám sắc như Đông Phương Sóc thì lộc để làm chi, thọ để làm gì?.
Tiền của lắm, thọ lâu dài trong sự khinh bỉ của người đời thì liệu bạn có muốn chăng? Hay cứ tranh đua lợi lộc mà gây phương hại cho những người xung quanh thì liệu lộc của bạn có lâu bền?
Chi bằng cứ sống cho tốt, cho đúng đạo làm người thì lộc tự dưng sẽ đến.
Quan niệm về thọ ngày nay không chỉ là sống lâu, mà còn phải sống vui vẻ, lành mạnh, sống có ích, chứ lấy âm dưỡng dương như Đông Phương Sóc thì không an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Hạnh phúc là do mình tạo ra, hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tam Đa được gắn liền không tách rời chính là biểu tượng bù trừ, cộng hưởng cho nhau. Chính là điều mà mỗi người đều khát khao đạt được.
Theo Trí Thức Trẻ