Các nguồn thải gây ô nhiễm, làm sao để xử lý?

moitruonghopnhat

Thành viên
Tham gia
15/11/2019
Bài viết
0
Luật Bảo vệ môi trường hiện nay đã quy định rất rõ ràng những đối tượng doanh nghiệp phải xử lý các nguồn thải ô nhiễm đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.
Đó có thể là các nguồn nước thải, khí thải, chất thải nguy hại,…chứa các thành phần chất độc hại gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt hay sản xuất.
Đối với nguồn nước thải
Các nguồn nước thải ô nhiễm sau khi được xử lý phải loại bỏ được các thành phần ô nhiễm và đạt thông số kỹ thuật, có thể kể đến như: BOD, COD, Photpho, Amoni, pH, tổng Nito,…
Để có thể xử lý nước thải đạt đúng quy chuẩn thì các hệ thống xử lý cần phải được ứng dụng các quy trình công nghệ phù hợp nhất để vừa tối ưu hóa chi phí đầu tư và tối đa hóa công suất – hiệu suất xử lý.
Các yếu tố chi phối quá trình này bao gồm: đặc tích nước thải, lưu lượng xả thải, diện tích xây dựng hệ thống và khả năng vận hành. Đây đều là các tiêu chí cần đảm bảo và thực hiện bởi những người có chuyên môn trong ngành.
ngu%E1%BB%93n-th%E1%BA%A3i-g%C3%A2y-%C3%B4-nhi%E1%BB%85m.jpg
Đối với các nguồn khí thải
Đây là nguồn thải phát sinh chủ yếu đến từ các hoạt động sản xuất công nghiệp bởi các quá trình thiêu đốt nhiên liệu như: than, củi, dầu,…chúng chứa một số thành phần gây ô nhiễm môi trường không khí như: CO2, CO, HF, H2S, HCL, NO, NH3, H2S, SO2, SO3,…
Cũng giống như xử lý nước thải, khi xử lý khí thải các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nguồn thải của mình cần phải loại bỏ những chất nào? Lưu lượng xả thải là bao nhiêu? Sau đó sẽ tính toán, lên phương pháp xử lý tối ưu nhất về chi phí và diện tích,…
Một số công nghệ xử lý khí thải phổ biến hiện nay có thể kể đến: hấp thụ; hấp phụ, rửa khí; gia nhiệt;…đây đều là những giải pháp ứng dụng phương pháp sinh học kết hợp với hóa lý để tối ưu hiệu suất của hệ thống.
Đối với chất thải nguy hại
Một số nguồn thải nằm trong nhóm chất thải nguy hại có thể kể đến:
  • Chất thải ăn mòn: chất tẩy rửa – thuốc trừ sâu;
  • Chất thải dễ gây nổ: bình ắc quy, pin, bình phun sơn, hộp quẹt, bình ga,…
  • Chất thải dễ cháy, dễ bắt lửa: Chai lọ đựng nhiên liệu: dầu, xăng; thiết bị điện: dây điện, cầu dao;…
  • Chất thải dễ lây nhiễm – chứa vi rút gây bệnh: nhiệt kế thủy ngân, dụng cụ y tế, kim tiêm, thủy ngân,…
  • Chất thải dễ bị Oxy hóa: chai oxy già, nước sơn móng tay,…
  • Chất thải gây độc hại đến con người và hệ sinh thái: khí gas, bình xịt muỗi – côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật,…
Đơn vị xử lý các nguồn chất thải nguy hại này phải là các doanh nghiệp được cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của Luật BVMT. Hiện nay, các phương pháp xử lý chất thải nguy hại phổ biến bao gồm: tái chế, chôn lấp, thiêu đốt, sinh học,…Trong đó thì tái chế là giải pháp được ưu tiên phát triển nhất tuy nhiên thì ở nước ta, công nghệ tái chế cũng còn tồn đọng nhiều hạn chế và tỏ ra lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp trong các dự án xử lý các nguồn thải này. Liên hệ ngay Hotline: 0938.867.768 để được hỗ trợ và tư vấn!
 
×
Quay lại
Top Bottom