- Tham gia
- 22/4/2011
- Bài viết
- 4.051
Sau khi ăn 1 loại thực phẩm nào đó, cơ thể bạn bỗng nổi mẩn ngứa… thậm chí nôn, ói, có thể bạn đã bị dị ứng với thức ăn?
Có thể nói tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng: di truyền (nếu cha/mẹ bị dị ứng thì 20-30% con cũng có khả năng bị dị ứng, nếu cả cha cùng mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ này đến 50-60%), một số điều kiện kết hợp như đang nhiễm siêu vi, tổn thương niêm mạc ruột...
Các triệu chứng thường xảy ra ở da (nổi mề đay, phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa, chàm...), đường tiêu hóa (phù, ngứa môi, miệng và vùng họng, buồn nôn, ói, đau bụng và tiêu chảy), hô hấp (nhảy mũi, chảy mũi, khó thở, có thể làm bệnh hen suyễn nặng thêm). Sốc phản vệ hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra rất nặng, các triệu chứng tiến triển nhanh, nặng, bao gồm: phù, nổi mẩn đỏ, khó nuốt, khó thở, đổ mồ hôi, hạ huyết áp, bất tỉnh và có thể tử vong.
Thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp nhạy cảm, chỉ cần chạm vào hoặc hít phải thực phẩm dị ứng là có thể xảy ra triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp phản ứng chậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khó chịu, khóc đêm, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu.
Dưới đây là một số thực phẩm dễ gây dị ứng:
Sữa
Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Vậy nên, tránh sữa, sữa chua, bơ, pho mát và kem nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose.
Do đó, trẻ em bị dị ứng với sữa phải tránh tất cả những sản phẩm từ sữa.
Trứng
Trứng là loại thực phẩm thứ hai mà trẻ em dễ bị dị ứng. Người lớn thường ít dị ứng với thực phẩm này. Biểu hiện dị ứng ở trẻ em như: phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, viêm mũi... Cả hai lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng có chứa một số protein có thể gây ra dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn cả.
Đồ biển
Dị ứng đồ biển thường hay xảy ra với người lớn. Dị ứng đồ biển thường xảy ra khi ăn hải sản : tôm, cua, ghẹ, cá biển…Một số người bị dị ứng với chỉ một loại động vật có vỏ và có thể những loại có vỏ khác. Biểu hiện cụ thể là nổi mề đay, ngứa toàn thân, người nôn nao khó chịu.
Dứa
Một số người có thể dị ứng khi ăn dưới. Biểu hiện phổ biến của dạng dị ứng này đó là sau khi ăn dứa, cổ họng khó chịu, cơ thể bị sưng.
Chanh
Chanh có thể gây ra một phản ứng dị ứng nếu cơ thể bạn có một hàm lượng axit cao. Tiêu thụ chanh sẽ làm tăng hàm lượng axit, sau đó chảy qua mạch máu, gây phát ban.
Đậu phộng
Trẻ em thường dị ứng với đậu phộng hơn người lớn. Dị ứng đậu phộng còn chiếm tỷ lệ cao hơn các dị ứng khác như sữa, trứng và lúa mì. Hiện tượng dị ứng đậu phộng cũng có thể kéo dài suốt đời.Biểu hiện của loại dị ứng này là cơ thể mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Người bị dị ứng đậu phộng nên phòng tránh các loại bánh kẹo socola có chứa đậu phộng.
Đậu tương
Dị ứng đậu nành thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, nhưng hầu hết trẻ em lên 3 tuổi sẽ tự mất đi tình trạng dị ứng này. Các triệu chứng dị ứng đậu tương bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.
Do đó khi trẻ bị dị ứng với đậu nành, nên tránh các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành.
Sô-cô-la
Có thể bạn ngạc nhiên khi nghĩ sô-cô-la cũng gây dị ứng. Trong Sô-cô-la chứa bột ca cao mà một số người lại không hấp thụ được bột ca cao nên bị dị ứng. Những người bị dị ứng với sô-cô-la cũng nên tránh các sản phẩm khác có chứa ca cao.
Các loại hạt khác
Dị ứng các loại hạt thường xảy ra trong cuộc sống và tỷ lệ cao hơn các loại dị ứng khác như sữa, trứng, lúa mì. Có thể bạn chỉ bị dị ứng một loại hạt này, mà không bị dị ứng với loại hạt khác
Dị ứng các hạt xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Tránh các loại dầu có nguồn gốc từ hạt là tốt nhất. Lối sống của bạn cũng có thể gây dị ứng. Một lối sống lành mạnh sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ hơn và giảm bớt nhạy cảm cảm.
Các triệu chứng thường xảy ra ở da (nổi mề đay, phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa, chàm...), đường tiêu hóa (phù, ngứa môi, miệng và vùng họng, buồn nôn, ói, đau bụng và tiêu chảy), hô hấp (nhảy mũi, chảy mũi, khó thở, có thể làm bệnh hen suyễn nặng thêm). Sốc phản vệ hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra rất nặng, các triệu chứng tiến triển nhanh, nặng, bao gồm: phù, nổi mẩn đỏ, khó nuốt, khó thở, đổ mồ hôi, hạ huyết áp, bất tỉnh và có thể tử vong.
Thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp nhạy cảm, chỉ cần chạm vào hoặc hít phải thực phẩm dị ứng là có thể xảy ra triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp phản ứng chậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khó chịu, khóc đêm, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu.
Dưới đây là một số thực phẩm dễ gây dị ứng:
Sữa
Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Vậy nên, tránh sữa, sữa chua, bơ, pho mát và kem nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose.
Do đó, trẻ em bị dị ứng với sữa phải tránh tất cả những sản phẩm từ sữa.
Trứng
Trứng là loại thực phẩm thứ hai mà trẻ em dễ bị dị ứng. Người lớn thường ít dị ứng với thực phẩm này. Biểu hiện dị ứng ở trẻ em như: phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, viêm mũi... Cả hai lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng có chứa một số protein có thể gây ra dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn cả.
Đồ biển
Dị ứng đồ biển thường hay xảy ra với người lớn. Dị ứng đồ biển thường xảy ra khi ăn hải sản : tôm, cua, ghẹ, cá biển…Một số người bị dị ứng với chỉ một loại động vật có vỏ và có thể những loại có vỏ khác. Biểu hiện cụ thể là nổi mề đay, ngứa toàn thân, người nôn nao khó chịu.
Dứa
Một số người có thể dị ứng khi ăn dưới. Biểu hiện phổ biến của dạng dị ứng này đó là sau khi ăn dứa, cổ họng khó chịu, cơ thể bị sưng.
Chanh
Chanh có thể gây ra một phản ứng dị ứng nếu cơ thể bạn có một hàm lượng axit cao. Tiêu thụ chanh sẽ làm tăng hàm lượng axit, sau đó chảy qua mạch máu, gây phát ban.
Đậu phộng
Trẻ em thường dị ứng với đậu phộng hơn người lớn. Dị ứng đậu phộng còn chiếm tỷ lệ cao hơn các dị ứng khác như sữa, trứng và lúa mì. Hiện tượng dị ứng đậu phộng cũng có thể kéo dài suốt đời.Biểu hiện của loại dị ứng này là cơ thể mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Người bị dị ứng đậu phộng nên phòng tránh các loại bánh kẹo socola có chứa đậu phộng.
Đậu tương
Dị ứng đậu nành thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, nhưng hầu hết trẻ em lên 3 tuổi sẽ tự mất đi tình trạng dị ứng này. Các triệu chứng dị ứng đậu tương bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.
Do đó khi trẻ bị dị ứng với đậu nành, nên tránh các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành.
Sô-cô-la
Có thể bạn ngạc nhiên khi nghĩ sô-cô-la cũng gây dị ứng. Trong Sô-cô-la chứa bột ca cao mà một số người lại không hấp thụ được bột ca cao nên bị dị ứng. Những người bị dị ứng với sô-cô-la cũng nên tránh các sản phẩm khác có chứa ca cao.
Các loại hạt khác
Dị ứng các loại hạt thường xảy ra trong cuộc sống và tỷ lệ cao hơn các loại dị ứng khác như sữa, trứng, lúa mì. Có thể bạn chỉ bị dị ứng một loại hạt này, mà không bị dị ứng với loại hạt khác
Dị ứng các hạt xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Tránh các loại dầu có nguồn gốc từ hạt là tốt nhất. Lối sống của bạn cũng có thể gây dị ứng. Một lối sống lành mạnh sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ hơn và giảm bớt nhạy cảm cảm.
Theo VnMedia
Hiệu chỉnh bởi quản lý: