Các loại búa cầm tay phổ biến nhất hiện nay

GSI Tools

Banned
Tham gia
31/5/2022
Bài viết
0
Các loại búa cầm taydụng cụ cầm tay được sử dụng rộng rãi trong mỗi gia đình cho đến ngành xây dựng, cơ khí,... Mỗi loại búa được thiết kế với đặc điểm, tính năng phù hợp với môi trường sử dụng khác nhau.

Các loại búa cầm tay phổ biến
bua cam tay

1. Búa đầu vát
Búa đầu vát hay còn gọi là búa đầu dẹp có cấu tạo gồm một đầu bằng và một đầu nhọn. Đây là loại búa thường gặp nhất và được sử dụng khá phổ biến.
Với phần đầu bằng phẳng, chức năng thông dụng nhất của búa chính là giúp bạn đóng đinh trong các công việc sửa chữa, lắp ráp các đồ nội thất. Còn đầu nhọn hay gọi là đầu vát, đầu dẹp, phần này chuyên dùng trong các thao tác chặt, đẽo. Trong những góc nhỏ hay diện tích nhỏ hẹp, đầu này cũng có thể làm việc một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức.
2. Búa nhổ đinh
bua nho dinh

Búa nhổ định hay còn được gọi với cái tên khác búa sừng dê, loại búa này gần như phù hợp với mọi công việc sửa chữa trong gia đình. Búa nhổ đinh được thiết kế gồm hai đầu, một đầu tròn dùng để đóng đinh và một đầu hình sừng dê dùng để nhổ và tán đinh. Loại búa này có phần cán làm bằng gỗ hoặc nhựa. Tùy vào mục đích và chức năng sử dụng bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với bản thân.

Bên cạnh đó còn có búa nhổ đinh đầu phẳng với nhiều tính năng hữu ích. Sản phẩm có thiết kế gồm một đầu tròn dùng để đóng đinh, còn một đầu nhọn phẳng để tán đinh. Điểm nổi bật của sản phẩm là ở phần tay cầm dài và trọng lượng lớn hơn búa nhổ đinh thông thường.
3. Búa cao su
Búa cao su có thiết kế với đầu búa làm bằng chất liệu cao su, có khả năng chịu lực tốt. Thân búa có thể làm bằng gỗ, nhựa hoặc kim loại bọc cao su. Loại búa này thường được sử dụng để lát nền gạch khít, chắc chắn hoăn. Trong ngành xây dựng, búa cao su được ứng dụng nhiều hơn so với ngành khác. Ngoài ra, búa cao su còn dùng làm đồ mỹ nghệ, thao tác với những vật liệu dễ vỡ, dễ trầy xước.

4. Búa gò
Búa gò được thiết kế gồm một đầu tròn hoặc vuông, đầu con lại dạng vát. Đầu búa thường làm bằng thép hợp kim, có độ cứng cao, dùng để gò các bề mặt gỗ, đá, kim loại…
Búa gò là dụng cụ cầm tay hữu ích hỗ trợ cho việc xây dựng, sửa chữa các thiết bị máy móc một cách dễ dàng và giúp tiết kiệm công sức. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo, sửa chữa, lắp ráp…

5. Búa tạ
Búa tạ có thiết kế phần đầu hình lục giác làm bằng kim loại đã qua xử lý ở nhiệt độ cao để đảm bảo độ rắn chắc của đầu búa. Phần tay cầm làm bằng gỗ, có chiều dài phù hợp, cho lực đập mạnh mẽ nhưng không gây áp lực nhiều lên tay cầm. Sản phẩm thường được sử dụng trong các công việc như: đóng, gõ hoặc tán kim loại.
Búa tạ là dụng cụ không thể thiếu trong các công việc đòi hỏi lực đóng lớn, cụ thể như: sửa chữa máy móc, thiết bị, xây dựng….
Cách sử dụng búa đảm bảo an toàn
su dung bua cam tay

1. Chọn đúng loại búa
Khi sử dụng búa cơ khí cầm tay cần chọn loại búa phù hợp với nhu cầu mà đặc tính bề mặt cần thao tác. Nếu bạn cần đóng những món đồ hoặc đinh nhỏ, mỏng nhưng lại chọn búa có trọng lượng quá lớn, không chỉ làm đinh bị gãy, đồ hư hỏng mà còn có thể gây chấn thương cho cổ tay. Nếu bạn chỉ sự dụng những việc sửa chửa lặt vặt thì nên tránh mua những loại búa chuyên dụng đặc biệt, để có thể tránh tổn thương cổ tay vì sử dụng không đúng cách.

2. Đeo kính bảo hộ khi sử dụng búa
sử dụng búa

Hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của việc đeo kính bảo vệ mắt trong khi sử dụng búa. Nhưng những chiếc đinh có thể bị lệch và bay về phía khuôn mặt của bạn, hoặc các mảnh vụn bê tông, gỗ có thể bị văng ra và rơi vào mắt. Đeo kính bảo hộ là một biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo vệ mắt. Giá tiền của một chiếc kính bảo hộ chẳng đáng bao nhiêu nhưng lại bảo vệ được rất nhiều cho bạn, vậy sao bạn không thử?

3. Cầm búa đúng cách
Để giữ búa đúng cách, bạn nên giữ ở gần cuối tay cầm của búa. Nếu là lần đầu sử dụng búa, nên càm làm quen với cảm giác trước khi sử dụng. Xoay cổ tay khi đang cầm búa, một cây búa được tốt sẽ có một sự cân bằng tốt, nên giữ búa với lực vừa phải, giữ chặt quá khi dùng lực mạnh sẽ tác đông lại khiến cổ tay tổn thương, nếu giữ quá lỏng thì có thể vuột tay lúc đóng xuống.

4. Giữ đinh đúng cách
bua cam tay co khi

Một sai lầm rất phổ biến khi bắt đầu đóng đinh là giữ quá gần phần mũi nhọn của đinh, chỗ khá gần vật liệu thi công. Điều này sẽ gây khó khăn khi đóng đinh và đầu móng tay rất có thể sẽ bị búa đập trúng. Cách giữ đinh đúng là dùng tay giữ ở gần đỉnh của đinh, đinh sẽ ở thế vững hơn để đóng và tránh đập trúng tay bạn.
5. Mài mòn đầu đinh
Nếu khi đóng đinh trên gỗ, bạn nhận thấy mũi đinh đang làm gỗ bị tách đôi ra thì hãy làm mòn đầu đi. Mũi đinh quá nhọn và sắc sẽ làm gỗ bị tách ra và đinh sẽ không còn tác dụng gì khi đóng vào gỗ. Một mẹo rất nhanh để làm điều đó, hãy lật ngược đinh lại với đầu đinh hướng lên trên. Sau đó, gõ nhẹ vào đầu đầu đinh bằng búa của bạn để làm cùn nó một chút. Một chiếc đinh hơi cùn sẽ không còn khó khăn để đóng và nó gần như sẽ không bao giờ tách gỗ.
6. Tạo lỗ định hướng cho đinh
Đối với những loại vật liệu quá cứng như gỗ, kim loại khi đóng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì sẽ cần dùng lực mạnh, nếu đinh quá yếu có thể bị cong và lại không đi theo đúng hướng. Trong trường hợp này bạn nên tạo một lỗ định hướng cho đinh trước khi bắt tay vào việc đóng. Hãy tạo một lỗ định hướng bằng cách sử dụng mũi khoan đục lỗ trên bề mặt cần đóng đinh. Lỗ định hướng này sẽ giúp cho đinh đi đúng vị trí cần được gắn và khi dùng búa đóng cũng sẽ không cần quá nhiều lực.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các loại búa cầm tay và cách sử dụng sao cho an toàn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.
 
×
Quay lại
Top