Các hình thức ghi ký hiệu để nhận dạng hóa đơn

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ thì Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ. Vậy bạn có biết các hình thức ghi ký hiệu để nhận dạng hóa đơn là gì?

Hãy cùng kế toán thuế Lawkey tìm hiểu sau đấy nhé:

Quy định về các hình thức ghi ký hiệu để nhận dạng hóa đơn được thể hiện tại Điều 15 Thông tư 39/2014/TT-BTC cụ thể như sau:

Tổ chức khi in, phát hành hóa đơn quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hóa đơn.

Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hóa đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hóa, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của người bán khi lập hóa đơn...

Trường hợp phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn, tổ chức phát hiện phải báo ngay cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận hóa đơn đã phát hành, tổ chức in, phát hành hóa đơn phải có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.

Trên đây là những tư vấn của Lawkey về vấn đề mà bạn quan tâm, hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc.
 
×
Quay lại
Top Bottom