huytranhosco
Thành viên
- Tham gia
- 18/11/2015
- Bài viết
- 0
Có rất nhiều người và rất nhiều nhà quản lý rất sợ khi nghe đến ba từ “hàng tồn kho”, vì nó chứng tỏ một điều rằng: sẽ có rất nhiều, rất nhiều sản phẩm hàng hóa trong kho và bạn buộc phải kiểm kê và sắp xếp chúng lại sao cho khoa học và hiệu quả. Đặc biệt là vào dịp cuối năm như thế này các doanh nghiệp thường kiểm kê kho hàng hết một lượt để điều chỉnh và ra các quyết định hay kế hoạch nhập hàng cho năm sau. Lúc này nếu bạn không làm việc một cách khoa học, bạn có thể khiến mọi thứ rối tung lên, gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí gây thất thoát rất nhiều tiền mặt và hàng hóa của doanh nghiệp. Nhưng đừng quá lo lắng, bài viết này của tôi sẽ chia sẻ 8 công cụ quản lý hàng tồn kho hiệu quả nhất để bạn có thể áp dụng.
1. Thiết lập mức tồn kho tối thiểu
Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn và tốt hơn, trước khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bạn nên thiết lập cho doanh nghiệp mức tồn kho tối thiểu cho mỗi loại hàng hóa, sản phẩm. Nghĩa là số lượng mỗi mặt hàng trong kho không bao giờ được thấp hơn định mức cho phép xác định này, khi gần chạm mốc, bạn phải tiếp tục nhập về hoặc sản xuất thêm để có hàng hóa cung cấp cho khách. Giá trị này sẽ thay đổi tùy thuộc, dựa trên khả năng tiêu thụ của các sản phẩm, nếu bạn nhận thấy hàng hóa này bán chạy thì mức tồn kho tối thiểu có thể sẽ cao hơn.
Để có được con số chính xác nhất thì bạn phải trải qua bước nghiên cứu thị trường kĩ càng dựa trên sức tiêu thụ của khách hàng và thị trường, khả năng kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình và các khoản chi phí lưu kho. Tuy vậy, sau khi thiết lập con số này, bạn sẽ hệ thống hóa được quá trình đặt hàng và dễ dàng đưa ra quyết định về hàng tồn kho hơn, thậm chí có thể để nhân viên thủ kho và nhân viên cấp dưới trực tiếp quyết định mà không cần thông qua nhà quản lý là bạn.
Hãy nhớ rằng, định mức tồn kho tối thiểu có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian, vì vậy việc nghiên cứu cần được thực hiện liên tục và định kì. Nếu có biến động thì đừng ngại sự thay đổi, điều chỉnh, vì việc đó chỉ khiến cho bạn phát triển hơn thôi.
2. First-In First-Out (FIFO)
“First-In First-Out” là một trong những nguyên tắc kế toán quan trọng nhất khi bạn quản lý hàng tồn kho. Hiểu một cách đơn giản hơn là những hàng hóa bạn nhập vào trước thì cần phải bán ra trước. Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn và dễ hỏng như thực phẩm hay mỹ phẩm chẳng hạn, nếu càng để lâu chúng sẽ càng dễ hư hại và chất lượng giảm sút.
Ngoài ra FIFO cũng là cách giúp bạn không bao giờ “lỗi mốt” và không bao giờ bị lùi lại phía sau thị trường, vì mặc dù có những mặt hàng hạn sử dụng dài đến mấy năm nhưng vì bao bì cũ, tính năng không còn hữu ích, tính năng không được cập nhật cũng bị giảm khả năng tiêu thụ rất nhiều. Các sản phẩm kiểu này thường có thể là thời trang hoặc đồ công nghệ điện tử.
Để thiết lập hệ thống quản lý FIFO hiệu quả, bạn cần phải sử dụng phần mềm bán hàng và sắp xếp nhà kho sao cho thật khoa học để dễ quản lý. Thường thì mọi người sẽ đặt các mặt hàng nhập mới ở phía sau để đảm bảo không bao giờ quên những lô hàng cũ. Các công ty thương mại lớn thường áp dụng hệ thống quản lý này, tuy nhiên nếu bạn chỉ mở một cửa hàng thì cũng không phải không thể áp dụng mà lại rất cần là khác.
3. Quản lý các mối quan hệ
Một trong những yếu tố rất thành công để quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả là khả năng thích ứng rất nhanh. Bạn cần phải “xử lý” nhanh chóng các mặt hàng bán chậm để có không gian mà nhập thêm những hàng bán chạy. Bạn có thể mở rộng không gian lưu trữ tạm thời rồi đặt chúng sang đó, hoặc trả lại hàng cho đơn vị cung cấp. Dĩ nhiên với phương án thứ hai thì điều quan trọng nhất là bạn phải tạo được mối quan hệ tốt đẹp và tin tưởng lẫn nhau với bên bán hàng, cung cấp hàng, họ sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc thu hồi hàng bán chậm .
Ngoài ra, việc tạo dựng quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp còn giúp bạn thương lượng các điều khoản hợp đồng tốt hơn, giá nhập tốt hơn và số lượng hàng tối thiểu mỗi lần nhập cũng linh động, dễ dàng hơn. Vì thường thì nếu muốn giá tốt bạn phải nhập đủ số lượng hàng hóa.
4. Lập kế hoạch dự phòng
Có rất nhiều yếu tố bên ngoài có thể tác động đến quá trình quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp bạn, tuy nhiên bạn có thể dự đoán một số yếu tố để lên kế hoạch chuẩn bị, phòng bị trước, ví dụ như:
– Doanh số bán hàng hóa đó tăng vọt bất ngờ khiến bạn không có đủ hàng hóa cung ứng cho khách hàng
– Kho hàng của bạn không có đủ chỗ chứa cho lô hàng bạn muốn nhập
– Thiếu hụt dòng tiền dẫn đến không đủ vốn nhập hàng khi cần thiết
– Một số sản phẩm gặp khó khăn trong việc vận chuyển, lưu kho làm tốn diện tích lưu trữ và tốn chi phí
– Nhà sản xuất ngừng cung ứng mà không báo trước khiến bạn mất tính chủ động
– Nhà sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu nhập hàng của bạn trong thời kì đó
Những kế hoạch dự phòng chưa bao giờ là thừa cả, hãy lập thật chi tiết với những giải pháp giải quyết triệt để, vì hầu như chúng đều phát sinh một cách đột ngột và để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Xem thêm: phần mềm quản lý kho đơn giản
...còn nữa....
1. Thiết lập mức tồn kho tối thiểu
Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn và tốt hơn, trước khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bạn nên thiết lập cho doanh nghiệp mức tồn kho tối thiểu cho mỗi loại hàng hóa, sản phẩm. Nghĩa là số lượng mỗi mặt hàng trong kho không bao giờ được thấp hơn định mức cho phép xác định này, khi gần chạm mốc, bạn phải tiếp tục nhập về hoặc sản xuất thêm để có hàng hóa cung cấp cho khách. Giá trị này sẽ thay đổi tùy thuộc, dựa trên khả năng tiêu thụ của các sản phẩm, nếu bạn nhận thấy hàng hóa này bán chạy thì mức tồn kho tối thiểu có thể sẽ cao hơn.
Để có được con số chính xác nhất thì bạn phải trải qua bước nghiên cứu thị trường kĩ càng dựa trên sức tiêu thụ của khách hàng và thị trường, khả năng kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình và các khoản chi phí lưu kho. Tuy vậy, sau khi thiết lập con số này, bạn sẽ hệ thống hóa được quá trình đặt hàng và dễ dàng đưa ra quyết định về hàng tồn kho hơn, thậm chí có thể để nhân viên thủ kho và nhân viên cấp dưới trực tiếp quyết định mà không cần thông qua nhà quản lý là bạn.
Hãy nhớ rằng, định mức tồn kho tối thiểu có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian, vì vậy việc nghiên cứu cần được thực hiện liên tục và định kì. Nếu có biến động thì đừng ngại sự thay đổi, điều chỉnh, vì việc đó chỉ khiến cho bạn phát triển hơn thôi.
2. First-In First-Out (FIFO)
“First-In First-Out” là một trong những nguyên tắc kế toán quan trọng nhất khi bạn quản lý hàng tồn kho. Hiểu một cách đơn giản hơn là những hàng hóa bạn nhập vào trước thì cần phải bán ra trước. Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn và dễ hỏng như thực phẩm hay mỹ phẩm chẳng hạn, nếu càng để lâu chúng sẽ càng dễ hư hại và chất lượng giảm sút.
Ngoài ra FIFO cũng là cách giúp bạn không bao giờ “lỗi mốt” và không bao giờ bị lùi lại phía sau thị trường, vì mặc dù có những mặt hàng hạn sử dụng dài đến mấy năm nhưng vì bao bì cũ, tính năng không còn hữu ích, tính năng không được cập nhật cũng bị giảm khả năng tiêu thụ rất nhiều. Các sản phẩm kiểu này thường có thể là thời trang hoặc đồ công nghệ điện tử.
Để thiết lập hệ thống quản lý FIFO hiệu quả, bạn cần phải sử dụng phần mềm bán hàng và sắp xếp nhà kho sao cho thật khoa học để dễ quản lý. Thường thì mọi người sẽ đặt các mặt hàng nhập mới ở phía sau để đảm bảo không bao giờ quên những lô hàng cũ. Các công ty thương mại lớn thường áp dụng hệ thống quản lý này, tuy nhiên nếu bạn chỉ mở một cửa hàng thì cũng không phải không thể áp dụng mà lại rất cần là khác.
3. Quản lý các mối quan hệ
Một trong những yếu tố rất thành công để quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả là khả năng thích ứng rất nhanh. Bạn cần phải “xử lý” nhanh chóng các mặt hàng bán chậm để có không gian mà nhập thêm những hàng bán chạy. Bạn có thể mở rộng không gian lưu trữ tạm thời rồi đặt chúng sang đó, hoặc trả lại hàng cho đơn vị cung cấp. Dĩ nhiên với phương án thứ hai thì điều quan trọng nhất là bạn phải tạo được mối quan hệ tốt đẹp và tin tưởng lẫn nhau với bên bán hàng, cung cấp hàng, họ sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc thu hồi hàng bán chậm .
Ngoài ra, việc tạo dựng quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp còn giúp bạn thương lượng các điều khoản hợp đồng tốt hơn, giá nhập tốt hơn và số lượng hàng tối thiểu mỗi lần nhập cũng linh động, dễ dàng hơn. Vì thường thì nếu muốn giá tốt bạn phải nhập đủ số lượng hàng hóa.
4. Lập kế hoạch dự phòng
Có rất nhiều yếu tố bên ngoài có thể tác động đến quá trình quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp bạn, tuy nhiên bạn có thể dự đoán một số yếu tố để lên kế hoạch chuẩn bị, phòng bị trước, ví dụ như:
– Doanh số bán hàng hóa đó tăng vọt bất ngờ khiến bạn không có đủ hàng hóa cung ứng cho khách hàng
– Kho hàng của bạn không có đủ chỗ chứa cho lô hàng bạn muốn nhập
– Thiếu hụt dòng tiền dẫn đến không đủ vốn nhập hàng khi cần thiết
– Một số sản phẩm gặp khó khăn trong việc vận chuyển, lưu kho làm tốn diện tích lưu trữ và tốn chi phí
– Nhà sản xuất ngừng cung ứng mà không báo trước khiến bạn mất tính chủ động
– Nhà sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu nhập hàng của bạn trong thời kì đó
Những kế hoạch dự phòng chưa bao giờ là thừa cả, hãy lập thật chi tiết với những giải pháp giải quyết triệt để, vì hầu như chúng đều phát sinh một cách đột ngột và để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Xem thêm: phần mềm quản lý kho đơn giản
...còn nữa....