- Tham gia
- 5/4/2011
- Bài viết
- 835
Ở tỉnh Đắk Lắk hiện có hàng loạt cơ sở chế biến nông sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thành Vũ đứng chân trên địa bàn xã vùng sâu Ea H’Leo (huyện Ea H’Leo) đưa vào hoạt động từ năm 2006, có công suất 100 tấn sản phẩm/ngày. Trong quá trình hoạt động, nhà máy chưa được các cơ quan chức năng cấp giấy phép khai thác nguồn nước cũng như chưa có giấy phép xả nước thải ra môi trường theo quy định. Qua kiểm tra tại mương xả nước, các chỉ tiêu COD, BOD đều vượt trên 480 lần, chỉ tiêu độc hại cyanur vượt gấp 3 lần cho phép. Nghiêm trọng hơn, Nhà máy ngang nhiên xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng suối Cạn, nơi mà nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa sinh sống tại khu vực này.
Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Quán Quân, có công suất 80 tấn sản phẩm/ngày, đứng chân ở xã vùng sâu Ea Kiết (huyện Cư M’’Gar) cũng “vô tư“ xả nước thải ra môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của 200 hộ đồng bào các dân tộc sinh sống liền kề với doanh nghiệp. Phần lớn các cơ sở chế biến mủ cao su, cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng chưa chú trọng đầu tư các dây chuyền, thiết bị xử lý hệ thống nước thải, khử mùi, tiếng ồn, bụi. Chỉ riêng trong khâu chế biến cà phê theo quy trình công nghệ chế biến ướt, mỗi ngày đêm các cơ sở cũng thải ra môi trường hàng ngàn mét khối nước thải chưa qua xử lý. Theo quy trình, để sản xuất ra 1 tấn cà phê nhân cần từ 7 đến 10 mét khối nước để thực hiện các công đoạn như rửa, phân loại quả, xát tươi, đánh nhớt, rửa sạch nhớt....
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phối hợp với các địa phương, các ngành chức năng mới kiểm tra 15 cơ sở sản xuất nhưng đã có 7 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Các ngành chức năng cũng đã xử phạt hành chính trên 166,5 triệu đồng đối với các cơ sở chế biến cà phê, cao su, tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường như Công ty Cà phê Ea Pốk, D’Rao, Cao su Ea H’Leo, Krông Búk...
Thiết nghĩ, tỉnh Đắk Lắk cần có chế tài xử lý nghiêm minh, kiên quyết hơn đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản cố tình gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Quang Huy
Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thành Vũ đứng chân trên địa bàn xã vùng sâu Ea H’Leo (huyện Ea H’Leo) đưa vào hoạt động từ năm 2006, có công suất 100 tấn sản phẩm/ngày. Trong quá trình hoạt động, nhà máy chưa được các cơ quan chức năng cấp giấy phép khai thác nguồn nước cũng như chưa có giấy phép xả nước thải ra môi trường theo quy định. Qua kiểm tra tại mương xả nước, các chỉ tiêu COD, BOD đều vượt trên 480 lần, chỉ tiêu độc hại cyanur vượt gấp 3 lần cho phép. Nghiêm trọng hơn, Nhà máy ngang nhiên xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng suối Cạn, nơi mà nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa sinh sống tại khu vực này.
Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Quán Quân, có công suất 80 tấn sản phẩm/ngày, đứng chân ở xã vùng sâu Ea Kiết (huyện Cư M’’Gar) cũng “vô tư“ xả nước thải ra môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của 200 hộ đồng bào các dân tộc sinh sống liền kề với doanh nghiệp. Phần lớn các cơ sở chế biến mủ cao su, cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng chưa chú trọng đầu tư các dây chuyền, thiết bị xử lý hệ thống nước thải, khử mùi, tiếng ồn, bụi. Chỉ riêng trong khâu chế biến cà phê theo quy trình công nghệ chế biến ướt, mỗi ngày đêm các cơ sở cũng thải ra môi trường hàng ngàn mét khối nước thải chưa qua xử lý. Theo quy trình, để sản xuất ra 1 tấn cà phê nhân cần từ 7 đến 10 mét khối nước để thực hiện các công đoạn như rửa, phân loại quả, xát tươi, đánh nhớt, rửa sạch nhớt....
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phối hợp với các địa phương, các ngành chức năng mới kiểm tra 15 cơ sở sản xuất nhưng đã có 7 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Các ngành chức năng cũng đã xử phạt hành chính trên 166,5 triệu đồng đối với các cơ sở chế biến cà phê, cao su, tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường như Công ty Cà phê Ea Pốk, D’Rao, Cao su Ea H’Leo, Krông Búk...
Thiết nghĩ, tỉnh Đắk Lắk cần có chế tài xử lý nghiêm minh, kiên quyết hơn đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản cố tình gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Quang Huy