Các bước chuẩn bị apply & thông tin về một số học bổng toàn phần

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Giờ này năm ngoái, mình đang ngồi cày cuốc với 1 mớ LoR, SoP, IELTS bla bla và ngày ngày ghé thăm ttvnol kêu gào đủ điều Năm náy đến hẹn lại lên, thảnh thơi rồi nên quyết định viết vài điều, hy vọng giúp đỡ được mọi người (ít nhất về mặt tinh thần).

Vấn đề đầu tiên: Đây là kinh nghiệm cá nhân (được hình thành từ đọc bài của rất nhiều người và quá trình tự apply) –> có thể đúng trong 1 số trường hợp và sai trong các trường hợp khác –> có tính chất tham khảo làm tư liệu thôi nhé. Ah và đây là hb Master, undergraduate or PhD thì chịu rồi

Vấn đề số 2: 1 chút về profile của mình.

  • Học: Public health (được phân về health sciences chứ ko phải medical do toàn về nghiên cứu, quản lý, mù tịt lâm sàng). Vì thuộc khối khoa học cơ bản nên được 1 số học bổng ưu tiên, ví dụ VEF, Fulbright etc (tuy nhiên vì lý do cá nhân, mình ko apply các học bổng đi Mỹ –> cần thông tin thêm là chịu)
  • Kinh nghiệm (tính đến lúc bắt đầu apply): 1 năm 3 tháng (research work)
  • Đặc điểm công việc: Mình làm cho khối tư nhân –> kha khá bất lợi khi nhiều học bổng chính phủ ko có ưu tiên cái dạng này. Cái này sẽ nói cụ thể sau. Nhưng vì mình đang đi học đây rồi nên rõ là bất lợi chứ ko phải vô vọng
Vấn đề số 3:

  • Đã apply: Chevening (mặc dù biết thừa nó ko cho tư nhân), SI (của Thụy Điển), Erasmus Mundus (Troped, Europubhealth, GEMMA), Eric Bleumink scholarship (học bổng của trường Groningen, Hà Lan).
  • Chuẩn bị apply thì stop (do có kết quả hb EM): ADS or AAS, NewZealand
  • Đọc kỹ càng nhưng ko apply do ko tìm thấy ngành học phù hợp: BBS, Vlir
Xong màn dạo đầu , phần chính sẽ chia làm 2 phần, phần 1: Thông tin chung, phần 2: 1 chút thông tin cụ thể thêm về các hb nêu ở mục 3

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ

MỘT: Chuẩn bị đầu tiên và quan trọng nhất: TINH THẦN.

Việc apply là dài, mệt mỏi, lắm thứ nhỏ nhặt linh tinh, tốn tiền , nhiều chuyện có thể không như ý và nhất là thường thật bại nhiều rồi mới thành công. Mình rất nhớ khi được bảo “em ơi, cứ apply đi, trượt dần cho quen em ạ” Có người vài ba năm mới hái được trái, có người năm đầu đã được, dù gì thì xác định trước tinh thần thì mới phấn khởi bước tiếp được. Be yourself, be confident, keep your head up and GO

HAI: Xác định sở thích, tìm học bổng, đọc yêu cầu CHUNG (chưa cần cụ thể nhé)

Hỏi bản thân nhé. Thích nước nào? (Ah thì dĩ nhiên có thể trả lời như mình “Thằng nào cho tiền thì đi” ^^, nhưng mà mình xếp thứ hạng ưu tiên, Châu Âu –> Úc –> New Zealand, ko Mỹ… chẳng hạn thế). Thích học cái gì? Giống đại học hay đổi sang ngành khác? Có chấp nhận học cái giông giống để lấy hb hay phải 1 mực là cái nào đó? (vì ko phải lúc nào cũng tìm được cái 100% mình muốn mà cái đó lại có hb đâu, hiếm lắm). Từ đó dẫn đến toàn phần hay 1 phần (toàn phần thì ko có cái 100% giống nhưng 1 phần thì có –> lựa chọn?).

DONE? Mất 10 phút trên google, bạn sẽ có tên gần hết các học bổng toàn phần to và có tiếng ở các nơi bạn nhắm đến

Hãy làm 1 cái bảng, tên hb, thời gian apply, yêu cầu về năm kinh nghiệm, ngoại ngữ. Tạm thế là đủ, các cái cụ thể tính sau.

BA: Các thể loại bằng liên quan: IELTS, TOEFL, GMAT, GRE, hay 1 thứ tiếng thứ 3 nào đó (Pháp, Tây Ban Nha) –> cái này là lợi thế khi apply cái hb đi nhiều nơi như EM

Lưu ý là làm càng sớm càng tốt. Từ cái bảng ở trên thì bạn xác định apply cái thằng nào đầu tiên, ví dụ tháng 11 cho EM đi –> thi các thể loại trên trước 3-4 tháng. Lý do? Ko đủ điểm, thi lại, lẹm vào thời gian làm cái khác –> stress muốn chết Mình thi trước 2 tháng, điểm ko như mong muốn –> quyết thi lại, vđề là đi làm (mà research work thì biết nó đau đầu thế nào rồi đấy) + cày IELTS buổi tối + đọc thêm thông tin hb + viết SoP + viết LoR = cái xác ko hồn, đi loanh quanh đầy cáu bẳn kaka ==> so, càng sớm càng tốt

BỐN: Giấy tờ liên quan, bằng đại học, bảng điểm, giấy chứng nhận ranking, giấy khen, abstract (nếu có pub), giấy chứng nhận, bằng cấp 3 (1 số ít đòi)… nói chung là đủ các thể loại giấy –> làm nếu chưa có, dịch nếu chỉ có tiếng Việt, công chứng 1 đống bản sao nếu apply học bổng phải gửi post, scan toàn bộ (cho các hb apply online).

NĂM: CV. Nếu nộp sang Châu Âu thì dùng form Europass. Nếu nộp đi chỗ khác thì tự design theo các form chuẩn là ok.

CV khoảng 2-3 trang thôi, ngắn gọn súc tích, đủ ý. Nếu bạn quá đỉnh, có đến 20 cái dự án, 10 cái pub, 20 cái bằng khen bla bla, hãy nêu những cái nổi bật và liên quan

SÁU: LoR, 3 chữ cái quyền lực (sau mỗi SoP thôi)

  • Số lượng: 2 hoặc 3 tùy học bổng
  • Loại: academic (từ thày cô, nói chung dính đến trường), work (từ sếp, đồng nghiệp, dự án, project nào đó mà người cho LoR chả có dính dáng đến cái trường nào hết)
  • Độ dài: thông thường là 1 trang A4, vậy là đủ thông tin rồi, dài có thể viết dại, dài có thể lan man, dài lại có thể rất thiếu thực tế (tự viết mới dài thế chứ người ta trăm công nghìn việc, sức đâu mà viết vừa dài vừa chi tiết keke)
  • Xin từ ai?
Có cần phải Prof ko, hay tiến sĩ, thậm chí thạc sĩ cũng ok? Yep, thạc sĩ thì đã làm sao. Mình LoR từ 2 thạc sĩ, trước khi apply ai cũng bảo LoR yếu, đổi người đi, nope, hãy đọc nội dung để xem nó yếu hay mạnh.

Dù tự viết hay người ta viết cho bạn, hãy xin từ người mà gần gũi với bạn nhất, có nhiều liên quan đến bạn nhất. Ví dụ, bạn xin 1 ông trưởng khoa khéo chả biết bạn là ai (nhưng xin thì vẫn cho, support sv mà), bạn viết được gì trong LoR? bịa ra 1 vài môn học, tôi thấy em ý xuất sắc vì giơ tay phát biểu nhiều???, em ý nổi trội trong hoạt động, tôi “nghe” các giáo viên trong khoa nhận xét rất tốt về em ý bla bla –> thuyết phục? ko hề. Bạn xin của thày hướng dẫn bạn luận văn, vô vàn cái để nói: đối phó với stress, giải quyết vấn đề, gặp khó khăn thì …, ham học hỏi, kỹ năng viết lách, nghiên cứu, lại còn 1 đống đặc điểm cá nhân (LoR của BẠN mà, về BẠN mà, nên cái này quan trọng) như lạc quan, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống bla bla –> hấp dẫn, thuyết phục? Yes. Thế chạy theo ông trưởng khoa làm zề

  • Lưu ý về nội dung:
Khen là nên có dẫn chứng. 1000 từ hay ý đẹp mà chả có ví dụ cụ thể thì LoR của bạn chả khác gì quyển từ điển về các từ đẹp trong tiếng Anh .

Chia đều ý ra các LoR, ai cũng thấy được tất cả về bạn thì họ chắc phải biết bạn 10 năm. LoR 1 bạn nói a b c d. LoR 2 thì a d e f g. Cái trùng giữa 2 LoR nên là cái nổi trội mà bạn muốn nhấn mạnh trong bộ hồ sơ của bạn. Trong SoP bạn có thể tự sướng thêm về điểm a d này nữa.

Thống nhất và logic. Người ta ko xem từng thứ rồi quên và coi sang cái khác, người ta xem tổng thể và đúc kết ra kết luận –> đừng có em nó rất là chăm hoạt động xã hội, cầu toàn, luôn cố hết sức để có kq tốt nhất, rồi trong CV lại chả có cái hoạt động xã hội nào, trong SoP lại tao rất là thích take risk, ham cái mới, thích cái lạ, nên đôi khi thay vì cầu toàn làm theo cách cũ tao sẽ thử nghiệm cách mới, do tao để ý đến quá trình hơn là kết quả!!!! ==> Hoặc bạn bị đa nhân cách, hoặc bạn đang nói dối về bản thân ==> thế nào thì cũng mất điểm

Kỹ năng bán hàng là khiến người mua cảm thấy mình đang mua đồ xịn, ko thể biết được đâu là cái chỗ nó make up

  • Về vấn đề LoR chung chung hay LoR cụ thể? Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là modify LoR theo hướng yêu cầu của học bổng và tên chương trình. Khá tốn công nhưng hiệu quả cao. Dù sao thì thư có tên người nhận rõ ràng (trường A, B, consortium A, B) thì phải hơn cái thư chung chung kieu your prestige university –> giống spam gửi từ robot ý.
Điều kiện cho phép ở đây là người cho bạn LoR support bạn (cho bạn chữ ký điện tử hoặc thân thiết đến độ khi nào bạn vác thân lên xin chữ ký cũng ok –> thêm 1 lý do để ko chạy theo cái ông trưởng khoa^^) hoặc bạn tính đủ các học bổng bạn định apply, đưa sẵn tên vào, làm chục cái LoR rồi đưa thày cô ký 1 thể. Một số học bổng lại có form riêng, sẽ gửi trực tiếp tới mail của người cho LoR, nếu bạn xin được của ai khóa trước để làm thì quá tốt, nếu ko thì đành đợi và làm sau vậy.

Nếu ko có điều kiện thì thôi, tập trung vô SoP, cái này thì chắc chắn là ko thể giống nhau giữa các chương trình được!!!


BẢY: SoP (oh la la, ông vua của quyền lực là đây ) Mình sẽ ko đi sâu về phần bố cục vì trên mạng tìm được đầy. Mình chỉ nêu mấy cái lưu ý nho nhỏ thôi

  • Số lượng:1 bản gốc và rất nhiều bản được biến tấu (về độ dài, về nội dung etc) cho phù hợp với chương trình
  • Độ dài: 1 số học bổng nêu rõ số từ tối đa, đừng có viết dài hơn, hay viết ngắn hơn! “Ko thể nào nêu đủ cả đời học hành vô cái SoP được” —> đúng quá, chỉ nêu những cái ko thể tìm ra từ CV hoặc LoR hoặc từ đống giấy tờ nộp thêm thôi. Cho nên, nếu ko có giới hạn thì thông thường 1000 từ là đẹp.
  • Biến tấu cái gì?
Độ dài
Tên trường, tên học bổng
Cái phần mà bạn nêu lý do chọn trường, chọn học bổng đó: Làm 1 cái nghiên cứu nho nhỏ cho phần này nha. Lên web của trường tìm thông tin, tìm những điểm nổi bật mà trường đó tự hào là trường khác ko có (ai chả thích đc nịnh). Tìm các điểm chung giữa mình, cv của minh, đề tài của mình và trường (vd trường đang có project về cái đó, có 1 bộ phận nghiên cứu riêng về cái đó etc). Ko cần phải khen ngợi hết lời, chỉ cần khiến người đọc thấy à, nó đang nói về mình, mình chứ ko phải cái trường khỉ gió nào đó, vậy là ok -” smilieid=”89″ border=”0″>. Thay mỗi cái tên thì ai chả làm được nhưng cái tên lại ko phải là tất cả để nói về 1 nơi mà bạn có thể sẽ học trong 1, 2 năm tới. Nếu ko định tôn trọng nơi đó trong 1 cái thư chào hỏi, thế apply cho nó làm gì, right?

  • Nội dung? Cái này được mọi người nhắc đi nhắc lại rồi, SoP là của BẠN, là bộ mặt, là trái tim, là tâm hồn của bạn (văn vẻ chưa keke). Nhưng mà đúng là phải nhấn mạnh lần nữa, SoP mà ko cho thấy con người bạn trong đó thì coi như thất bại rồi đó
Phần gây ấn tượng đầu tiên (phần mở đầu): đừng tiêu phí cơ hội quảng bá bản thân bằng cách ” my name is…, I come from…, i am writing this … to apply to…” Khổ, ai chả biết. Sáng tạo và làm cái gì đó hay ho hơn đi ^^

Giống như đừng biến LoR thành cuốn từ điển lời hay ý đẹp, cũng đừng biến SoP của bạn thành 1 cái CV thứ 2 hay là 1 bảng liệt kê quá trình phấn đấu và thành tích đạt được. Hãy nêu sở thích, tại sao bạn chọn ngành này, đừng có nói I like because I like. Thay vào đó là ví dụ chứng minh, câu truyện về cội nguồn của sở thích etc. Đừng nói tôi đã tham gia dự án A, B, C, hãy nói bạn gặp vđề j ở đó, bạn cảm thấy thế nào, giải quyết ra làm sao, học được gì bla bla

Dĩ nhiên dối trá 1 cách nghệ thuật là chìa khóa của việc bán hàng Bạn muốn ở lại làm việc, cứ nói bạn sẽ về nước và đóng góp cho tổ quốc, ai biết đấy là đâu (trừ các học bổng phải ký hợp đồng quay về thì ko nói).

  • Vấn đề nhờ sửa chữa? Cần thiết thì dĩ nhiên, người khác đọc sẽ phát hiện ra lỗi này lỗi kia, thiếu logic, sai ngữ pháp, sai chính tả, củ chuối, ko thoát ý, đọc chả hiểu gì cả, hiểu sai ý …. đại loại vậy. Nên đưa người khác đọc và sửa là quan trọng. TUY NHIÊN, đừng có biến bản thân thành đẽo cày giữa đường. Chị A bảo sửa a thành b, bạn sửa. Anh B bảo sửa a thành c, bạn lại sửa. Anh C bảo sửa c thành a…. bạn lại sửa . Bạn chết chắc cho mà coi. Nhớ là SoP của BẠN nhé, cái gì làm nên bản sắc thì cố mà giữ lấy, vd 1 đoạn bạn đặc biệt yêu thích, nói lên bản thân bạn chẳng hạn. Tiếp thu ý kiến của mọi người, xem xét và làm điều cần thiết ^^! Các anh, chị đều đã apply học bổng thành công, đều đầy kinh nghiệm nhưng 1 người xa lạ ko thể hiểu bạn bằng bạn được.
TÁM: Research proposal (1 số chương trình đòi cái này, đặc biệt nếu bạn ko chọn học course work mà là research-based)

  • Yêu cầu: thường chỉ yêu cầu premilinary research proposal thôi, tức là chỉ 1, 2 trang ko phải kinh dị như cả 1 cái research proposal hoàn chỉnh đâu
  • Cấu trúc: có chỗ sẽ yêu cầu cụ thể, có chỗ ko, mỗi ngành lại mỗi khác. Của mình thì nó thế này: Title –> Background and context of the study –> study objectives –> methodology –> implications of research
  • Giá trị sử dụng: cho apply, còn sau này yên tâm là được đổi chủ đề thoải mái. Cái bạn apply lúc này chỉ là công cụ để người ta kiểm tra trình độ của mình thôi. Ah nhưng nếu đã liên hệ với giáo sư về đề tài (và đã chọn cái cùng hướng nc với giáo sư, project) thì khỏi có đổi à nha
Tạm hết phần 1 (“tạm” vì nếu nhớ ra cái gì trong khi lạch cạch phần 2 thì sẽ bổ sung ^^)

PHẦN 2: THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ MỘT SỐ HỌC BỔNG

ERASMUS MUNDUS (Mình được EM scholarship cho khóa TropEd, khóa này lấy 7 suất non-EU và 2 suất EU, số hồ sơ năm nay là ~ 5000 –> quảng cáo tí ti hehe)

Học bổng toàn phần (ăn ở, học phí, bảo hiểm, đi lại) của LM Châu Âu. Cụ thể là 1000E/tháng (ăn ở) + 4000E/năm (đi lại, set up) + bảo hiểm (có chương trình bảo hiểm tính riêng, có cái thì trừ vô cái 4000)

Đặc điểm nổi bật là bắt sinh viên học tại tối thiểu 2 nước khác nhau trong khối EU. Có 2 action có thể apply. Mình chỉ nói về action 1 (vì action 2 mình ko có apply, ko múa rừu qua mắt thợ được). Cách thức apply phần lớn là online. Thời gian mở tùy từng khóa, nói chung là trong khoảng tháng 9 đến tháng 1 (apply – deadline). Nộp hồ sơ thẳng tới consortium của chương trình (thực ra là 1 hội đồng gồm đại diện tất cả các trường trong chương trình), ko cần xin admission của trường trước. Đầu tiên consortium sẽ thông báo kết quả cho mình, rồi sẽ phải đợi 1, 2 tháng để có kết quả duyệt chính thức từ EACEA.

Đây là học bổng merit-based, tức là cứ giỏi là ok, ko cần phải quan tâm khối tư nhân hay khối nhà nước ( I LOVE IT ). Vì ko phải dạng viện trợ chính phủ/ngoại giao nên cũng ko có ràng buộc quay về trả nợ sau khi đi học. Học xong muốn bay đi đâu thì bay. Rất nhiều chương trình ko đòi năm kinh nghiệm –> cơ hội cho các bạn mới/sắp ra trường muốn đi học luôn. Số lượng chương trình thì rất nhiều, thuộc đủ loại lĩnh vực, tuy nhiên chỉ được apply tối đa 3 course thôi. Nói nhiều nhưng nếu bạn học các ngành hẹp như mình thì thậm chí tìm đủ 3 course để apply còn khó

Số lượng học bổng phụ thuộc vào độ tuổi của course, course mới thì lấy nhiều hơn, course lâu rồi thì lấy ít đi. Cái này là Cordinator của ctr TropEd giải thích khi mình hỏi sao ctr mày cứ lấy ít dần đi thế (năm nay em nó 10 tuổi ạ)

Sau khi nộp hồ sơ, có thể là xong luôn đợi kết quả HOẶC sẽ có màn phỏng vấn qua skype/điện thoại (hix, lại phát sinh thêm cái kinh nghiệm cho màn phỏng vấn, từ từ bổ sung vậy )

Lưu ý: Năm nay thì vẫn còn chia là EM action 1, EM action 2. Kể từ năm 2014, phần lớn các chương trình như Erasmus Mundus (3 action), Erasmus, Comenius, Grundtvig etc) sẽ quy về 1 mối là ERASMUS + . Như vậy sẽ có chắc chắn có kha khá thay đổi mà các bạn apply từ năm 2014 sẽ phải tự khám phá vì các note trước đây sẽ ko còn chuẩn 100% nữa.

Mình sẽ ko viết cụ thể về 3 khóa mình apply là TropEd, Europubhealth và GEMMA vì ở VN mình ít người apply cho mấy khóa này lắm (nước ngoài thì nhiều), đây là ngành mới ở VN mà ^^. Bạn nào apply thì có thể pm, mail hỏi mình thông tin thêm.

CHEVENING

  • Học bổng toàn phần của Anh. Nếu bạn ở London sẽ được ~ 1134 bảng/tháng, ở thành phố khác thì ít hơn ~917, nó có rate cho từng năm và từng thành phồ.Master ở Anh thì chỉ 1 năm thôi
  • Thường mở vào tháng cuối tháng 10 (năm ngoái là 29/10), deadline vào đầu tháng 1 (năm ngoái là 2/1)
  • Nếu qua vòng gửi xe ” smilieid=”54″ border=”0″> bạn sẽ phải qua 1 vòng phỏng vấn, thường vào tháng 1, tháng 2 gì đó.
  • Số lượng học bổng: 2012 là 8
  • Khi đăng ký học bổng bạn được nêu tối đa 3 course (bao gồm cả trường) mà bạn muốn theo học. Và nêu thông tin là bạn đã apply chưa, có admission letter chưa.
  • Thằng này ko yc phải có admission letter trước từ trường NHƯNG nó cũng nếu rõ nếu có thì là 1 LỢI THẾ –> thế thì nên xin rồi Quá trình xét hồ sơ của các trường ở Anh thì nói chung là lâu, đặc biệt là đừng có nộp đợt cuối t11 đến đầu t1, nó nghỉ lễ hoài, nó chả làm cái gì hết . Trường top thì xét duyệt càng lâu, nên tùy tình hình mà nộp xin admission letter sớm vào. Và xin nhiều hơn 3 vì nhỡ đâu có thằng nó ko nhận.
  • Thằng này ko chơi với khối tư nhân ” smilieid=”60″ border=”0″> và yêu cầu đủ 2 năm kinh nghiệm tính đến cái ngày mở apply (hoặc 1 ngày mà nó sẽ nếu rất cụ thể) –> mình trượt e này từ cái vòng gửi xe và nhận đc cái mail rất rõ ràng với lý do trượt là đồ làm cho tư nhân và thiếu kinh nghiệm
  • Yêu cầu chung về IELTS là 6.5. Nói chung thôi vì nó yêu cầu bạn phải đạt được yc IELTS của cái trường bạn đăng ký học nữa. Như vậy nếu bạn chơi trường top thì điểm IELTS của bạn sẽ phải đáp ứng yc của cái trường đó, vd ngành của mình ở Sheffield rất nổi nên nó đòi 7.5 IELTS (ko điểm nào dưới 7, ặc ặc)
Official guidance: https://www.chevening.org/apply/guidance
Link apply: https://www.chevening.fco.gov.uk/Che…/CA_Start.aspx

ERIC BLEUMINK FUND (University of Groningen Talent Grant)

  • Full, 970E/month
  • Số lượng: 2 (2013)
  • Deadline: 15/1 (2013)
  • Đầu tiên apply như 1 sv bình thường vào trường. Trong quá trình apply online sẽ có 1 câu hỏi là có cần/muốn học bổng ko. Chọn có và chọn học bổng EBF. Sau khi được admission, cordinator của khóa sẽ gửi mail cho bạn thông báo + admission letter và hỏi lại xem có học bổng chưa? Nếu chưa thì xin đi, có muốn EBF ko. Bạn sẽ khẳng định là tao nghèo lắm và chưa có học bổng nào, muốn xin EBF, làm ơn nominate tao
  • Vđề nominate là sao? Mỗi khoa sẽ chọn trong toàn bộ các đồng chí dc admission của năm đó 2 người sáng láng nhất và gửi cho bên quản lý cái fund này, họ sẽ xét tiếp các ứng của viên giữa các khoa với nhau nữa. Như vậy bạn ko thể apply trực tiếp mà chỉ có thể thông qua khoa và PHẢI đc nominate bởi khoa.
  • Quá trình sau khi hồ sơ lên đến bên quản lý fund thì rất tiếc là mình ko rõ vì mình đã xin rút từ khi khoa hỏi có đăng ký hb ko rồi
THE SWEDISH INSTITUTE STUDY SCHOLARSHIPS (SI)

  • Full, 9000 SEK/tháng ~ 1000E/tháng. Hỗ trợ đi lại lump sum là 15000 SEK.
  • Số lượng: 2012/2013 có 888 hồ sơ, lấy 72 suất từ 24 nước. Năm ngoái 2013/2014, lấy khoảng 80-90 suất, VN mình được > 10 người (mình có danh sách nếu bạn nào có nhu cầu)
  • Mỗi năm sẽ có danh sách các nước được cấp học bổng, nhớ check vì ko phải năm nào VN cũng nằm trong danh sách này
  • Tùy vào trường và ngành bạn chọn mà sẽ học 1, 1.5 hay 2 năm. NHƯNG vấn đề đặc biệt quan trọng là học bổng này chỉ có 1 năm đầu tiên. Nếu bạn học > 1 năm thì họ sẽ xét, nếu kết quả học tập của bạn ok –> cấp tiếp, nếu ko ok –> tự kiếm tiền nuôi thân ăn học tiếp nhé. Nguyên văn “The scholarship is only granted for of one academic year, i.e. for two semesters at a time. It will be extended for programs longer than two semesters provided that the study results are satisfactory.”
  • Mở 1/2/2013, đóng 11/2/2013 –> rất ngắn nhé, ko phải vài tháng như các học bổng khác đâu, nên cần chuẩn bị thật đầy đủ, ko là xoay ko kịp.
  • Admission letter từ trường: ko cần, nhưng bạn PHẢI apply cho trường trước khi apply học bổng. Và deadline để apply cho trường là 15/1
  • Để apply cho trường, bạn ko apply trực tiếp mà apply qua www.universityadmissions.se. Việc apply là mất phí 900SEK và bạnphải gửi toàn bộ hồ sơ sang Thụy Điển (trước ngày 1/2). Sau khi nộp tiền và họ nhận được hồ sơ hard -copy của bạn, bạn sẽ nhận được cái code để quay sang apply cho học bổng.
  • Khi apply qua thằng trên, bạn được apply tối đa 4 course và phải xếp thứ tự ưu tiên cho lựa chọn apply của bạn. Cái này cực kì quan trọng nhé vì bọn nè sẽ xét trên thứ tự ưu tiên của bạn. Nếu trường bạn ưu tiên số 1 chọn bạn, nó sẽ tự động delete 3 trường còn lại. Nên nếu bạn xếp nhầm hoặc muốn thay đổi ý định, muốn cái khóa ở trường bạn xếp ưu tiên thứ 2, 3 gì cơ thì thôi chịu, ko làm gì được đâu.
  • Bạn sẽ check kết quả ở admission trước vào khoảng cuối tháng 3 (bạn có thể chọn bỏ hết các trường nếu ko muốn xin hb nữa), sau đó mới có kết quả học bổng. Dĩ nhiên nếu ko trường nào cho admission letter thì cũng bye luôn học bổng
  • Official link học bổng: https://www.studyinsweden.se/Scholars…-Scholarships/
End

(Do bài cũng đã khá dài, mình sẽ ko viết thêm về các học bổng AAS, New Zealand, BBS và Vlir nữa, vì đằng nào mình cũng chưa thực sự apply các hb này mà mới cũng chỉ đang ở bước chuẩn bị thì đã dừng rồi –> ko thể bằng những người đã apply đc)

Chúc cả nhà 1 mùa apply hb thành công mỹ mãn


There’s no shame in falling down

The shame is not stand up again!

 
×
Quay lại
Top Bottom