Suy giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới là một bệnh phổ biến trong các khoa chữa đau, với đặc điểm là quá trình tổn thương không hồi phục thành tĩnh mạch gây phình tĩnh mạch không đều nhau, thiểu năng van tĩnh mạch dẫn tới tình trạng máu tĩnh mạch chảy ngược và bệnh ngày càng nặng. Nguyên do gây nên bệnh chưa được làm rõ, có thể do thành tĩnh mạch bị căng mạnh do tư thế đứng lâu, thường liên quan đến nghề nghiệp như: thợ cắt tóc, thợ rèn… hoặc tĩnh mạch bị đè ép bởi các khối u như: nhiễm trùng tĩnh mạch, thai sản, chấn thương, viêm nghẽn tĩnh mạch …
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm sâu, nhóm nông và nhóm các tĩnh mạch xiên.
- Nhóm tĩnh mạch sâu:
Những tĩnh mạch này đi song hành với những động mạch,đưa máu trở về tĩnh mạch đùi rồi tĩnh mạch chậu. Tất cả các tĩnh mạch này đều có những van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược lại.
- Nhóm tĩnh mạch nông dưới da:
Gồm 2 tĩnh mạch chính là tĩnh mạch hiển trong (hay tĩnh mạch hiển to) và tĩnh mạch hiển ngoài (hay tĩnh mạch hiển nhỏ).
+ Tĩnh mạch hiển trong bắt nguồn từ những tĩnh mạch ở mu bàn chân, đi qua phía trước mắt cá trong rồi chạy dọc mặt trong của cẳng chân và đùi lên tới tam giác Scarpa,sau đó chui qua cân sàng (dưới cung đùi khoảng 4 cm ở người lớn) để đổ vào tĩnh mạch đùi.
+ Tĩnh mạch hiển ngoài cũng bắt nguồn từ các tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn chân nhưng đi qua phía sau cuả mắt cá ngoài, chạy dọc theo mặt ngoài của cẳng chân lên tới hõm khoeo thì chọc qua cân ở vùng đó vào sâu để đổ vào tĩnh mạch khoeo.
- Nhóm tĩnh mạch xiên (còn gọi là các tĩnh mạch thông hay tĩnh mạch nối):
Các tĩnh mạch này chạy xuyên qua cân nông cẳng chân để nối thông nhóm tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu. Chúng đều có những van tĩnh mạch để chỉ cho phép dòng máu chảy một chiều từ các tĩnh mạch nông vào các tĩnh mạch sâu.
Bạn bị bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu và nông ở 2 chi dưới. Vì bạn mới bị một tuần nay và chưa có biến chứng nên có thể chữa bệnh bảo tồn bằng cách bằng các chi dưới bằng băng cao su hay băng chun hoặc đi tất chuyên dụng để phòng ngừa phù và tăng cường sự lưu thông huyết trong tĩnh mạch; dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch để làm xơ cứng tĩnh mạch; dùng dòng điện làm đông máu trong lòng tĩnh mạch.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu: Các biện pháp chống viêm là chủ yếu (sóng ngắn dọc chi chế độ xung liều không nóng), chống phù nề (nâng cao chân, co cơ tĩnh hoặc vận động khớp những ngón chân, bàn chân, cổ chân). Khi bớt viêm và phù nề thì đau cũng giảm. Không dùng những phương pháp nhiệt. Không xoa bóp và vận động mạnh ở giai đoạn đang viêm và đau vì có thể làm bong cục máu đông đi vào tuần hoàn toàn thân gây biến chứng nguy hiểm. Sau khi hết triệu chứng viêm có thể xoa bóp nhẹ nhàng tuy nhiên tránh vùng tổn thương giãn tĩnh mạch.
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm sâu, nhóm nông và nhóm các tĩnh mạch xiên.
- Nhóm tĩnh mạch sâu:
Những tĩnh mạch này đi song hành với những động mạch,đưa máu trở về tĩnh mạch đùi rồi tĩnh mạch chậu. Tất cả các tĩnh mạch này đều có những van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược lại.
- Nhóm tĩnh mạch nông dưới da:
Gồm 2 tĩnh mạch chính là tĩnh mạch hiển trong (hay tĩnh mạch hiển to) và tĩnh mạch hiển ngoài (hay tĩnh mạch hiển nhỏ).
+ Tĩnh mạch hiển trong bắt nguồn từ những tĩnh mạch ở mu bàn chân, đi qua phía trước mắt cá trong rồi chạy dọc mặt trong của cẳng chân và đùi lên tới tam giác Scarpa,sau đó chui qua cân sàng (dưới cung đùi khoảng 4 cm ở người lớn) để đổ vào tĩnh mạch đùi.
+ Tĩnh mạch hiển ngoài cũng bắt nguồn từ các tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn chân nhưng đi qua phía sau cuả mắt cá ngoài, chạy dọc theo mặt ngoài của cẳng chân lên tới hõm khoeo thì chọc qua cân ở vùng đó vào sâu để đổ vào tĩnh mạch khoeo.
- Nhóm tĩnh mạch xiên (còn gọi là các tĩnh mạch thông hay tĩnh mạch nối):
Các tĩnh mạch này chạy xuyên qua cân nông cẳng chân để nối thông nhóm tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu. Chúng đều có những van tĩnh mạch để chỉ cho phép dòng máu chảy một chiều từ các tĩnh mạch nông vào các tĩnh mạch sâu.
Bạn bị bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu và nông ở 2 chi dưới. Vì bạn mới bị một tuần nay và chưa có biến chứng nên có thể chữa bệnh bảo tồn bằng cách bằng các chi dưới bằng băng cao su hay băng chun hoặc đi tất chuyên dụng để phòng ngừa phù và tăng cường sự lưu thông huyết trong tĩnh mạch; dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch để làm xơ cứng tĩnh mạch; dùng dòng điện làm đông máu trong lòng tĩnh mạch.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu: Các biện pháp chống viêm là chủ yếu (sóng ngắn dọc chi chế độ xung liều không nóng), chống phù nề (nâng cao chân, co cơ tĩnh hoặc vận động khớp những ngón chân, bàn chân, cổ chân). Khi bớt viêm và phù nề thì đau cũng giảm. Không dùng những phương pháp nhiệt. Không xoa bóp và vận động mạnh ở giai đoạn đang viêm và đau vì có thể làm bong cục máu đông đi vào tuần hoàn toàn thân gây biến chứng nguy hiểm. Sau khi hết triệu chứng viêm có thể xoa bóp nhẹ nhàng tuy nhiên tránh vùng tổn thương giãn tĩnh mạch.