justindo86
Thành viên
- Tham gia
- 11/7/2011
- Bài viết
- 21
Từ những thất vọng đầu đời trong chính cuộc sống của mình, Michael Roach đã quyết tâm tìm sự giải thoát trong các giáo lý nhà Phật. Bước chân vào con đường tu hành, nhưng những cánh cửa của cuộc đời không những không khép lại với ông. Để rồi, độc giả của nhiều nơi trên thế giới đã được đón đọc “Năng đoạn kim cương” – một cuốn sách của một nhà sư, một doanh nhân với những thương vụ mang lại lợi nhuận hàng triệu Mỹ kim mỗi năm.
1.Tuổi thơ của Michael đã trải qua những tháng ngày không vui vẻ. Ông đã chứng kiến sự thay đổi tận gốc rễ các trạng thái cảm xúc của cha mẹ, từ yêu nhau tha thiết đến ghét nhau thậm tệ. Và kết thúc là một vụ ly dị không mấy thân thiện. Những hình ảnh đầu đời này đã in đậm trong ông và thôi thúc ông đi tìm câu hỏi tại sao con người lại hành động như vậy. Đây cũng chính là lý do khiến ông dấn thân vào con đường Phật pháp. Michael Roach đã nhận được bằng Geshe (Tiến sĩ Phật học) từ tu viện Tây Tạng Sera Mey sau hai mươi năm tu học. Ngoài việc giảng dạy môn Phật học từ năm 1981, ông còn là một học giả về Phạn ngữ, Tạng ngữ và Nga ngữ. Ông đã nhận bằng cử nhân tại Đại học Princeton và đã làm việc ở New York với tư cách là giám đốc tập đoàn kim cương Andin International trong nhiều năm. Ông đã sáng lập và điều hành Viện Cổ học Châu Á (Asian Classics Institute) cũng như Dự án Nhập liệu Cổ học Châu Á (Asian Classics Input Project) và rất tích cực trong việc trùng tu Tu viện Sera Mey.
2. Về viêc trở thành doanh nhân, người ta thường hỏi ông rằng làm sao một tu sĩ lại có thể sống và làm việc trong một môi trường thuần túy vật chất và đầy cám dỗ như thế? Ông cho biết lý do khiến ông hoạt động trong ngành kim cương không dính dáng gì đến tiền bạc cả, thuần túy là mơ ước tinh thần của ông.
Michael Roach đến với kim cương cũng như một định mệnh. Trên con đường tu luyện, ông còn nhận ra rằng kim cương có mối quan hệ khá ràng buộc với các triết lý của Phật giáo. Kim cương có những đặc tính riêng mà bất kể các loại vật chất khác không có được, đó là độ rắn chắc mà bất cứ vật nào trong vũ trụ cũng không so sánh được. Đặc tính thứ hai của kim cương là trong suốt và hoàn hảo đến độ không có bụi bẩn hay tì vết... Xét về những đặc tính của kim cương, ông liên hệ với những đặc điểm của một con người. Doanh nhân cũng cần phải có cái tâm trong sáng, mạnh mẽ, quyết đoán và không dễ gì lay chuyển được. Ông đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm để điều hành tập đoàn kinh doanh kim cương Andin International, tập đoàn với doanh thu hơn 250 triệu đôla Mỹ mỗi năm.
Tuy nhiên, để xâm nhập được vào thế giới kim cương cũng đầy gian nan. Kỹ nghệ kim cương thường nằm trong tay những người Do Thái Hasidic và được giữ gìn rất cẩn mật. Dân buôn bán kim cương chỉ nhận những người thân thuộc vào làm việc hay cộng tác. Ông đã xin việc tại 30 công ty và bị cả 30 công ty từ chối cho đến khi ông gặp một người Do Thái mới lập nghiệp ở Mỹ. Anh ta không quen biết một ai ở xứ này và vì vậy, phải đánh liều cộng tác với ông. "Anh ta dạy nghề cho tôi từ con số không", ông nói. Lúc đầu, Michael phải làm công tác đưa thư liên lạc, sau đó ông được vào phòng chứa kim cương, rồi ông học cách phân loại chúng. Không bao lâu sau ngày thành lập công ty, ông được bầu làm trưởng một phân xưởng. Ông nhận vị trí này với điều kiện là phân xưởng điều hành theo nguyên tắc riêng của ông và mọi việc diễn ra khá êm đẹp.
"Trong 5 năm dài, không ai biết tôi là tu sĩ vì tôi để tóc, mặc đồ lớn. Tôi khuyến khích mọi người làm điều lành, thực tập điều thiện mà không nói đó là Phật pháp. Còn sếp tôi? Ông ta biết phân xưởng của tôi làm lời hàng triệu mỹ kim nhưng không biết tại sao", Michael Roach tiết lộ. Theo ông, một trong những lý do quan trọng khiến các công ty không thành công là sự thiếu hòa thuận nội bộ chứ không phải thiếu thị trường. Nhân viên của Michael làm việc dựa trên tinh thần Phật giáo nên không xảy ra những ghen tỵ, tranh chấp. Nếu một nhân viên nào đó bị vây bủa với cảm giác giận dữ hay ganh ghét, ông sẽ đưa người ấy đi ăn trưa và giải thích cho họ biết rằng những cảm xúc này đã ảnh hưởng tai hại thế nào đến việc làm cũng như cuộc sống của họ. Khi ấy, ông giải thích để họ nhận ra rằng cảm xúc tiêu cực lưu lại trong tâm thức chúng ta khá lâu và khi bị những cảm xúc này tác động thì chúng ta không thể nào tập trung tư tưởng được. Nếu nhân viên được huấn luyện để không bị giận dữ và ganh tỵ chi phối thì tâm trí của họ rất thảnh thơi để chú trọng vào sản xuất. Tâm trạng h.am m.uốn cũng như vậy. Nếu trí óc không bị sự thèm muốn về tiền bạc, ăn uống, danh vọng, nhục dục... ám ảnh thì người ta có nhiều thời giờ để làm những chuyện khác ích lợi hơn nhiều.
3. Từ những trải nghiệm của mình, Michael Roach đã viết nên tác phẩm “Năng đoạn kim cương”. Cuốn sách NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG – là những chia sẻ của Geshe Michael Roach khi áp dụng thành công trí tuệ Phật giáo vào quản trị doanh nghiệp và đời sống.
Sự kết hợp giữa tư duy khoa học của phương Tây và sự sâu sắc của trí tuệ cổ phương Đông khiến cho cuốn sách tuy chứa đựng một kho tàng trí tuệ cổ xưa huyền diệu nhưng lại thật dễ hiểu và bất cứ ai cũng có thể áp dụng với cái Tâm cầu tiến thành thực. Qua cuốn sách, tác giả giúp người đọc khai phá tiềm năng của bản thân, điều ngự thân tâm, giải quyết tận gốc những vấn đề khó khăn muôn thuở trong kinh doanh và cuộc sống.
“Cuốn sách này là câu chuyện tôi đã xây dựng đơn vị kim cương tại Andin International như thế nào khi sử dụng những nguyên tắc được thu thập từ trí tuệ xưa cổ của Phật giáo, từ không có gì thành một hoạt động khắp thế giới sinh nhiều triệu đô la mỗi năm."
Nguyên tắc thứ nhất là việc kinh doanh phải thành công: tức là nó phải làm ra tiền. Vấn đề chính là làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.
Nguyên tắc thứ hai là việc làm ra tiền không khiến chúng ta mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần đến nỗi không thể hưởng thụ đuợc tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.
Nguyên tắc thứ ba là khi nhìn lại những gì mình đã làm, chúng ta cần phải thấy mình đã điều hành doanh nghiệp theo một cách có ý nghĩa lâu dài và để lại dấu ấn tốt trong đời…
Tóm lại, mục đích của kinh doanh, hay của trí tuệ cổ Tây tạng và thực ra là của mọi nỗ lực của con người, chính là làm cho chính chúng ta được phong phú – đạt được sự thịnh vượng, cả bên ngoài lẫn bên trong. Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ sự thịnh vượng này nếu như chúng ta giữ được một mức độ cao về sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta phải tìm cách để làm cho sự thịnh vượng này có ý nghĩa theo một cách hiểu rộng hơn…
Thành công của Năng đoạn kim cương không chỉ là hàng tỉ đô la mang lại cho biết bao người trên toàn thế giới sau 10 năm xuất bản với gần 20 ngôn ngữ, mà cuốn sách đã tìm ra nơi trí tuệ thực sự bắt đầu…
1.Tuổi thơ của Michael đã trải qua những tháng ngày không vui vẻ. Ông đã chứng kiến sự thay đổi tận gốc rễ các trạng thái cảm xúc của cha mẹ, từ yêu nhau tha thiết đến ghét nhau thậm tệ. Và kết thúc là một vụ ly dị không mấy thân thiện. Những hình ảnh đầu đời này đã in đậm trong ông và thôi thúc ông đi tìm câu hỏi tại sao con người lại hành động như vậy. Đây cũng chính là lý do khiến ông dấn thân vào con đường Phật pháp. Michael Roach đã nhận được bằng Geshe (Tiến sĩ Phật học) từ tu viện Tây Tạng Sera Mey sau hai mươi năm tu học. Ngoài việc giảng dạy môn Phật học từ năm 1981, ông còn là một học giả về Phạn ngữ, Tạng ngữ và Nga ngữ. Ông đã nhận bằng cử nhân tại Đại học Princeton và đã làm việc ở New York với tư cách là giám đốc tập đoàn kim cương Andin International trong nhiều năm. Ông đã sáng lập và điều hành Viện Cổ học Châu Á (Asian Classics Institute) cũng như Dự án Nhập liệu Cổ học Châu Á (Asian Classics Input Project) và rất tích cực trong việc trùng tu Tu viện Sera Mey.
2. Về viêc trở thành doanh nhân, người ta thường hỏi ông rằng làm sao một tu sĩ lại có thể sống và làm việc trong một môi trường thuần túy vật chất và đầy cám dỗ như thế? Ông cho biết lý do khiến ông hoạt động trong ngành kim cương không dính dáng gì đến tiền bạc cả, thuần túy là mơ ước tinh thần của ông.
Michael Roach đến với kim cương cũng như một định mệnh. Trên con đường tu luyện, ông còn nhận ra rằng kim cương có mối quan hệ khá ràng buộc với các triết lý của Phật giáo. Kim cương có những đặc tính riêng mà bất kể các loại vật chất khác không có được, đó là độ rắn chắc mà bất cứ vật nào trong vũ trụ cũng không so sánh được. Đặc tính thứ hai của kim cương là trong suốt và hoàn hảo đến độ không có bụi bẩn hay tì vết... Xét về những đặc tính của kim cương, ông liên hệ với những đặc điểm của một con người. Doanh nhân cũng cần phải có cái tâm trong sáng, mạnh mẽ, quyết đoán và không dễ gì lay chuyển được. Ông đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm để điều hành tập đoàn kinh doanh kim cương Andin International, tập đoàn với doanh thu hơn 250 triệu đôla Mỹ mỗi năm.
Tuy nhiên, để xâm nhập được vào thế giới kim cương cũng đầy gian nan. Kỹ nghệ kim cương thường nằm trong tay những người Do Thái Hasidic và được giữ gìn rất cẩn mật. Dân buôn bán kim cương chỉ nhận những người thân thuộc vào làm việc hay cộng tác. Ông đã xin việc tại 30 công ty và bị cả 30 công ty từ chối cho đến khi ông gặp một người Do Thái mới lập nghiệp ở Mỹ. Anh ta không quen biết một ai ở xứ này và vì vậy, phải đánh liều cộng tác với ông. "Anh ta dạy nghề cho tôi từ con số không", ông nói. Lúc đầu, Michael phải làm công tác đưa thư liên lạc, sau đó ông được vào phòng chứa kim cương, rồi ông học cách phân loại chúng. Không bao lâu sau ngày thành lập công ty, ông được bầu làm trưởng một phân xưởng. Ông nhận vị trí này với điều kiện là phân xưởng điều hành theo nguyên tắc riêng của ông và mọi việc diễn ra khá êm đẹp.
"Trong 5 năm dài, không ai biết tôi là tu sĩ vì tôi để tóc, mặc đồ lớn. Tôi khuyến khích mọi người làm điều lành, thực tập điều thiện mà không nói đó là Phật pháp. Còn sếp tôi? Ông ta biết phân xưởng của tôi làm lời hàng triệu mỹ kim nhưng không biết tại sao", Michael Roach tiết lộ. Theo ông, một trong những lý do quan trọng khiến các công ty không thành công là sự thiếu hòa thuận nội bộ chứ không phải thiếu thị trường. Nhân viên của Michael làm việc dựa trên tinh thần Phật giáo nên không xảy ra những ghen tỵ, tranh chấp. Nếu một nhân viên nào đó bị vây bủa với cảm giác giận dữ hay ganh ghét, ông sẽ đưa người ấy đi ăn trưa và giải thích cho họ biết rằng những cảm xúc này đã ảnh hưởng tai hại thế nào đến việc làm cũng như cuộc sống của họ. Khi ấy, ông giải thích để họ nhận ra rằng cảm xúc tiêu cực lưu lại trong tâm thức chúng ta khá lâu và khi bị những cảm xúc này tác động thì chúng ta không thể nào tập trung tư tưởng được. Nếu nhân viên được huấn luyện để không bị giận dữ và ganh tỵ chi phối thì tâm trí của họ rất thảnh thơi để chú trọng vào sản xuất. Tâm trạng h.am m.uốn cũng như vậy. Nếu trí óc không bị sự thèm muốn về tiền bạc, ăn uống, danh vọng, nhục dục... ám ảnh thì người ta có nhiều thời giờ để làm những chuyện khác ích lợi hơn nhiều.
3. Từ những trải nghiệm của mình, Michael Roach đã viết nên tác phẩm “Năng đoạn kim cương”. Cuốn sách NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG – là những chia sẻ của Geshe Michael Roach khi áp dụng thành công trí tuệ Phật giáo vào quản trị doanh nghiệp và đời sống.
Sự kết hợp giữa tư duy khoa học của phương Tây và sự sâu sắc của trí tuệ cổ phương Đông khiến cho cuốn sách tuy chứa đựng một kho tàng trí tuệ cổ xưa huyền diệu nhưng lại thật dễ hiểu và bất cứ ai cũng có thể áp dụng với cái Tâm cầu tiến thành thực. Qua cuốn sách, tác giả giúp người đọc khai phá tiềm năng của bản thân, điều ngự thân tâm, giải quyết tận gốc những vấn đề khó khăn muôn thuở trong kinh doanh và cuộc sống.
“Cuốn sách này là câu chuyện tôi đã xây dựng đơn vị kim cương tại Andin International như thế nào khi sử dụng những nguyên tắc được thu thập từ trí tuệ xưa cổ của Phật giáo, từ không có gì thành một hoạt động khắp thế giới sinh nhiều triệu đô la mỗi năm."
Nguyên tắc thứ nhất là việc kinh doanh phải thành công: tức là nó phải làm ra tiền. Vấn đề chính là làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.
Nguyên tắc thứ hai là việc làm ra tiền không khiến chúng ta mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần đến nỗi không thể hưởng thụ đuợc tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.
Nguyên tắc thứ ba là khi nhìn lại những gì mình đã làm, chúng ta cần phải thấy mình đã điều hành doanh nghiệp theo một cách có ý nghĩa lâu dài và để lại dấu ấn tốt trong đời…
Tóm lại, mục đích của kinh doanh, hay của trí tuệ cổ Tây tạng và thực ra là của mọi nỗ lực của con người, chính là làm cho chính chúng ta được phong phú – đạt được sự thịnh vượng, cả bên ngoài lẫn bên trong. Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ sự thịnh vượng này nếu như chúng ta giữ được một mức độ cao về sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta phải tìm cách để làm cho sự thịnh vượng này có ý nghĩa theo một cách hiểu rộng hơn…
Thành công của Năng đoạn kim cương không chỉ là hàng tỉ đô la mang lại cho biết bao người trên toàn thế giới sau 10 năm xuất bản với gần 20 ngôn ngữ, mà cuốn sách đã tìm ra nơi trí tuệ thực sự bắt đầu…