- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
Cà phê gì mà lạ, người uống đến thì tự pha chế, uống xong tự rửa ly, gây ngạc nhiên cho những ai lần đầu đến đây. Thật ra, đó là việc làm của những cô cậu sinh viên uống cà phê, giúp đỡ người đàn ông mà họ gọi là bố, quán chỉ có một mình nên ông làm từ A đến Z.
Chủ quán pha cà phê cho khách.
“Bố ơi! cho con một bạc xỉu”, “Bố ơi! cho con vào sổ nhé”, “Bố ơi! vợ con ra chưa?”… Tiếng gọi thân thương mà khách uống cà phê bên thềm Nhà hát thành phố thuộc quận 1, TP HCM gọi người đàn ông trung niên, kiệm lời nhưng thân thiện, ông bán cà phê ở đây đã gần 25 năm.
Gọi là quán nhưng đâu phải, ông mượn tạm bậc thềm nhà hát lớn làm chỗ ngồi cho khách. Một chỗ ngồi lý tưởng dành cho sinh viên nghèo ít tiền, giá đồ uống ông chỉ lời 1.000 tới 2.000 đồng mỗi ly và nhiều khi khách nợ không đếm xuể nhưng có ai nỡ xù của ông bao giờ.
Quán của ông được giới sinh viên truyền tụng là quán cà phê cóc: Sang, rẻ và thoải mái nhất Sài Gòn, chẳng may hết tiền bạn vẫn có thể uống cà phê của bố với tâm trạng rất vui vẻ. Sang ở chỗ nếu may mắn bạn còn có thể được nghe nhạc ngoài trời miễn phí do các nhạc công của nhà hát thành phố biểu diễn, và thỉnh thoảng bạn cũng bắt gặp những nhân vật nổi tiếng đi ra từ Caravell. Còn “wifi chùa” thì sóng cực mạnh, và bạn còn có thể học tiếng Anh nếu như không ngại bắt chuyện với những vị khách ngoại quốc cũng thích cà phê.
Một góc vỉa hè là nơi khách tìm đến tìm những phút giây thư giãn.
Vào khoảng 8h tối, là thời điểm ông lục đục xếp đồ ra bán cho đến khuya. Thậm chí, khi có đứa nào buồn và gặp chuyện không vui ông đều ngồi chia sẻ cho tới sáng. Sài Gòn thật lạ, hiếm nơi nào ta có thể tìm đủ dư vị của cuộc sống: sự vồn vã bon chen, sự lắng đọng, tương phản đối lập của những nhà hàng, khách sạn sang trọng bậc nhất, bên cạnh nó lại tồn tại một quán cóc, bạn sẽ bất ngờ khi thấy một chiếc Luxus, hay Camry 3.5 đậu ở quán, bởi họ là những người một thời từng gắn bó với bố, nay thỉnh thoảng ghé qua.
Ông bán ở đây đã được 25 năm có lẻ rồi, biết bao lượt khách đa số là sinh viên, phần lớn đã ra trường, ông không thể nhớ hết, nhưng nhiều người nhớ ông khi có dịp về Sài Gòn, đều ghé qua, người tặng quà, đôi khi chỉ là một lời hỏi thăm, ông cũng ấm lòng, sự ấm áp của tình người đã xoá bớt đi sự cô độc.
Nguyễn Thịnh
Theo Ngôi Sao
Chủ quán pha cà phê cho khách.
“Bố ơi! cho con một bạc xỉu”, “Bố ơi! cho con vào sổ nhé”, “Bố ơi! vợ con ra chưa?”… Tiếng gọi thân thương mà khách uống cà phê bên thềm Nhà hát thành phố thuộc quận 1, TP HCM gọi người đàn ông trung niên, kiệm lời nhưng thân thiện, ông bán cà phê ở đây đã gần 25 năm.
Gọi là quán nhưng đâu phải, ông mượn tạm bậc thềm nhà hát lớn làm chỗ ngồi cho khách. Một chỗ ngồi lý tưởng dành cho sinh viên nghèo ít tiền, giá đồ uống ông chỉ lời 1.000 tới 2.000 đồng mỗi ly và nhiều khi khách nợ không đếm xuể nhưng có ai nỡ xù của ông bao giờ.
Quán của ông được giới sinh viên truyền tụng là quán cà phê cóc: Sang, rẻ và thoải mái nhất Sài Gòn, chẳng may hết tiền bạn vẫn có thể uống cà phê của bố với tâm trạng rất vui vẻ. Sang ở chỗ nếu may mắn bạn còn có thể được nghe nhạc ngoài trời miễn phí do các nhạc công của nhà hát thành phố biểu diễn, và thỉnh thoảng bạn cũng bắt gặp những nhân vật nổi tiếng đi ra từ Caravell. Còn “wifi chùa” thì sóng cực mạnh, và bạn còn có thể học tiếng Anh nếu như không ngại bắt chuyện với những vị khách ngoại quốc cũng thích cà phê.
Một góc vỉa hè là nơi khách tìm đến tìm những phút giây thư giãn.
Vào khoảng 8h tối, là thời điểm ông lục đục xếp đồ ra bán cho đến khuya. Thậm chí, khi có đứa nào buồn và gặp chuyện không vui ông đều ngồi chia sẻ cho tới sáng. Sài Gòn thật lạ, hiếm nơi nào ta có thể tìm đủ dư vị của cuộc sống: sự vồn vã bon chen, sự lắng đọng, tương phản đối lập của những nhà hàng, khách sạn sang trọng bậc nhất, bên cạnh nó lại tồn tại một quán cóc, bạn sẽ bất ngờ khi thấy một chiếc Luxus, hay Camry 3.5 đậu ở quán, bởi họ là những người một thời từng gắn bó với bố, nay thỉnh thoảng ghé qua.
Ông bán ở đây đã được 25 năm có lẻ rồi, biết bao lượt khách đa số là sinh viên, phần lớn đã ra trường, ông không thể nhớ hết, nhưng nhiều người nhớ ông khi có dịp về Sài Gòn, đều ghé qua, người tặng quà, đôi khi chỉ là một lời hỏi thăm, ông cũng ấm lòng, sự ấm áp của tình người đã xoá bớt đi sự cô độc.
Nguyễn Thịnh
Theo Ngôi Sao