- Tham gia
- 3/11/2013
- Bài viết
- 2.421
Giá như, nỗi buồn không phải “một mình” nữa, thì người cô đơn cũng thấy bớt cô đơn!
Như kiểu, niềm vui thì dễ chia, dễ dàng lan tỏa, còn nỗi buồn thì thường hay giữ một mình. Cứ khư khư giữ nỗi buồn bên cạnh, giống như mang một cái túi vô hình và thít chặt miệng túi, có bao giờ đủ can đảm để mở miệng túi cho nỗi buồn bay đi?
Nỗi buồn của người cô đơn là như vậy. Tự nhiên gom góp qua ngày này tháng khác, rồi đóng hình đóng khuôn cứ áng ngữ trong mình. Người cô đơn cũng thường hay tự an ủi mình bằng muôn vàn câu nói lý thuyết rỗng tuếch: “Buồn vậy thôi chứ lại vui mấy hồi!”
Ừ, buồn có gì vui đâu mà phải buồn, hả những trái tim cô đơn?
Nỗi buồn của người “một mình” là mỗi buồn tự phát. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, bất kể thời tiết nắng mưa hay đoạn đường dài ngắn. Chỉ cần thở ra rất chán, là “tôi buồn”, cứ vậy mà buồn thôi.
Nỗi buồn của người “một mình” thường lén lút. Đối với khổ chủ thì nhất định công khai, còn đối với người ngoài thì không dám khoe ra dù chỉ một chút xíu. Bởi sợ người ta cười, cũng sợ người ta chê mình yếu đuối. Dù có những lúc muốn thử thở than cho nhẹ hơn mà cũng đắn đo lưỡng lự.
Nỗi buồn của người “một mình” mới là nguyên nhân chính khiến những kẻ “một mình” cảm nhận rõ rệt sự cô đơn của mình. Hoặc là đã quá cô đơn nên ngán cảnh “một mình”, và cứ thế tự nhiên thấy… buồn thôi!
Có những người “một mình” tìm cách gói chặt nỗi buồn rồi đem giấu nhẹm đi, khi đối diện với người với đời thì trưng ra một khuôn mặt vui hoàn hảo. Chỉ tiếc là khuôn mặt ấy không thể tự đem ra lừa dối chính mình, lúc đối diện với lòng mình trống rỗng, lại đem nỗi buồn ra ngắm như thể người bạn tri kỷ lâu năm.
Những người “một mình” cũng hay ước những điều va vẩn. Chẳng hạn như hôm nay trời đừng nắng, tối nay trời đừng mưa, để đi ra ngoài quán và trú mình trong một góc cho bớt đơn côi hơn ít nhiều. Nỗi buồn riêng đem ra thả giữa nỗi buồn chung, chắc cũng vui.
Những người “một mình” mà có dịp nói chuyện với người hợp tính, thì thường hay kể lể chuyện lặt vặt không đầu không cuối. Như kiểu bà hàng xóm hay có tật chửi đổng tất cả mọi người chẳng vì điều gì cả, chỉ vì bà ấy thích thế mà thôi. Hay như kiểu quán này hay, người này đẹp… Vốn dĩ những câu chuyện không mang nhiều ý nghĩa, mà lại có một ý nghĩa chung to lớn: “Thật may vì có ai đó lắng nghe mình!”
Những nỗi buồn “một mình” thường tìm cách đi hoang, thường tìm cách để được tan ra rồi biến mất. Nhưng khổ nỗi, người “một mình” chưa kịp tìm tay ai để nắm, chưa kịp tìm vai ai để tựa, nên nỗi buồn “một mình” cũng cứ hoang hoải một mình.
Giá như, nỗi buồn không phải “một mình” nữa, thì người cô đơn cũng thấy bớt cô đơn!
Như kiểu, niềm vui thì dễ chia, dễ dàng lan tỏa, còn nỗi buồn thì thường hay giữ một mình. Cứ khư khư giữ nỗi buồn bên cạnh, giống như mang một cái túi vô hình và thít chặt miệng túi, có bao giờ đủ can đảm để mở miệng túi cho nỗi buồn bay đi?
Nỗi buồn của người cô đơn là như vậy. Tự nhiên gom góp qua ngày này tháng khác, rồi đóng hình đóng khuôn cứ áng ngữ trong mình. Người cô đơn cũng thường hay tự an ủi mình bằng muôn vàn câu nói lý thuyết rỗng tuếch: “Buồn vậy thôi chứ lại vui mấy hồi!”
Ừ, buồn có gì vui đâu mà phải buồn, hả những trái tim cô đơn?
Nỗi buồn của người “một mình” là mỗi buồn tự phát. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, bất kể thời tiết nắng mưa hay đoạn đường dài ngắn. Chỉ cần thở ra rất chán, là “tôi buồn”, cứ vậy mà buồn thôi.
Nỗi buồn của người “một mình” thường lén lút. Đối với khổ chủ thì nhất định công khai, còn đối với người ngoài thì không dám khoe ra dù chỉ một chút xíu. Bởi sợ người ta cười, cũng sợ người ta chê mình yếu đuối. Dù có những lúc muốn thử thở than cho nhẹ hơn mà cũng đắn đo lưỡng lự.
Nỗi buồn của người “một mình” mới là nguyên nhân chính khiến những kẻ “một mình” cảm nhận rõ rệt sự cô đơn của mình. Hoặc là đã quá cô đơn nên ngán cảnh “một mình”, và cứ thế tự nhiên thấy… buồn thôi!
Có những người “một mình” tìm cách gói chặt nỗi buồn rồi đem giấu nhẹm đi, khi đối diện với người với đời thì trưng ra một khuôn mặt vui hoàn hảo. Chỉ tiếc là khuôn mặt ấy không thể tự đem ra lừa dối chính mình, lúc đối diện với lòng mình trống rỗng, lại đem nỗi buồn ra ngắm như thể người bạn tri kỷ lâu năm.
Những người “một mình” cũng hay ước những điều va vẩn. Chẳng hạn như hôm nay trời đừng nắng, tối nay trời đừng mưa, để đi ra ngoài quán và trú mình trong một góc cho bớt đơn côi hơn ít nhiều. Nỗi buồn riêng đem ra thả giữa nỗi buồn chung, chắc cũng vui.
Những người “một mình” mà có dịp nói chuyện với người hợp tính, thì thường hay kể lể chuyện lặt vặt không đầu không cuối. Như kiểu bà hàng xóm hay có tật chửi đổng tất cả mọi người chẳng vì điều gì cả, chỉ vì bà ấy thích thế mà thôi. Hay như kiểu quán này hay, người này đẹp… Vốn dĩ những câu chuyện không mang nhiều ý nghĩa, mà lại có một ý nghĩa chung to lớn: “Thật may vì có ai đó lắng nghe mình!”
Những nỗi buồn “một mình” thường tìm cách đi hoang, thường tìm cách để được tan ra rồi biến mất. Nhưng khổ nỗi, người “một mình” chưa kịp tìm tay ai để nắm, chưa kịp tìm vai ai để tựa, nên nỗi buồn “một mình” cũng cứ hoang hoải một mình.
Giá như, nỗi buồn không phải “một mình” nữa, thì người cô đơn cũng thấy bớt cô đơn!