- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Theo ông Hoàng Tất Dương - hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) dọc tuyến ĐT 723 (từ Đà Lạt đi Nha Trang) hầu hết là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng bảo tồn thiên nhiên thuộc rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà.
Hiện đã có 4.504ha được giao cho 32 dự án khai thác du lịch, sản xuất nông lâm kết hợp...
Đoàn kiểm tra đi qua những thân cây bị đốn hạ - Ảnh: H.K.N.
Tại tiểu khu 118 thuộc lâm phần xã Đạ Sas, huyện Lạc Dương, hàng loạt cây thông hơn 20 năm tuổi bị chặt hạ, đốt cháy rụi... Đặc biệt là hành vi vạt gốc và đổ thuốc độc khiến cả vạt thông chết đứng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phạm Văn Án cho biết kiểu bỏ thuốc vào thân cây khiến thông chết từ trên xuống và chết rất nhanh. Chỉ riêng khu vực rừng giao cho doanh nghiệp Thành Văn đã có hơn 250 cây bị đổ thuốc, chết đứng. Ông Án cho biết sẽ kiến nghị ngành chức năng kiểm tra, phân tích, làm rõ loại thuốc độc dùng để giết thông.
Bức xúc trước tình cảnh rừng thông bị xâm hại, ông Nguyễn Xuân Tiến - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng - nói: “Ai liên quan đến việc làm thông chết phải điều tra làm rõ, nếu có dấu hiệu hủy hoại rừng sẽ khởi tố trước pháp luật. Huyện phải thành lập đoàn kiểm tra, cắm mốc thực địa giữa đất rừng và vườn của dân, giám sát các doanh nghiệp đã được giao đất rừng. Dù có tốn kém mấy cũng phải làm để bảo vệ rừng”.
Hiện đã có 4.504ha được giao cho 32 dự án khai thác du lịch, sản xuất nông lâm kết hợp...
Tại tiểu khu 118 thuộc lâm phần xã Đạ Sas, huyện Lạc Dương, hàng loạt cây thông hơn 20 năm tuổi bị chặt hạ, đốt cháy rụi... Đặc biệt là hành vi vạt gốc và đổ thuốc độc khiến cả vạt thông chết đứng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phạm Văn Án cho biết kiểu bỏ thuốc vào thân cây khiến thông chết từ trên xuống và chết rất nhanh. Chỉ riêng khu vực rừng giao cho doanh nghiệp Thành Văn đã có hơn 250 cây bị đổ thuốc, chết đứng. Ông Án cho biết sẽ kiến nghị ngành chức năng kiểm tra, phân tích, làm rõ loại thuốc độc dùng để giết thông.
Bức xúc trước tình cảnh rừng thông bị xâm hại, ông Nguyễn Xuân Tiến - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng - nói: “Ai liên quan đến việc làm thông chết phải điều tra làm rõ, nếu có dấu hiệu hủy hoại rừng sẽ khởi tố trước pháp luật. Huyện phải thành lập đoàn kiểm tra, cắm mốc thực địa giữa đất rừng và vườn của dân, giám sát các doanh nghiệp đã được giao đất rừng. Dù có tốn kém mấy cũng phải làm để bảo vệ rừng”.