Bức thư dành cho các bạn trẻ Việt Nam!

nguyenchienchien

Thành viên
Tham gia
29/6/2011
Bài viết
1

Thân gửi các bạn trẻ,

Năm 2011 vừa đến cùng với những sự kiện của nó, lễ tiệc có, tang tóc cũng không thiếu. Mặc dù thế con người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ trước sự thật. Sự thật là những bài tính kinh tế đang đi theo chiều hướng xấu đi, đúng với tình trạnh thực tế của nó năm nay mà ta thấy. Và về lâu về dài, điều gì tệ hại hơn sẽ xảy ra?

Cuộc sống vào ngày mai mang đến cho chúng ta nhiều điều mới mẻ hơn hôm nay, như đám tang của một ông chú họ hàng xa khi ta vừa mở mắt thức giấc vì một cuộc điện thoại chẳng hạn. Khi một người nằm xuống, sẽ không ai khác có thể thay thể được. Rồi giờ khâm liệm sẽ lan đến tai những người than sống xa gia đình của ông chú ấy, sau khi báo tin ông mất trên điện thoại cho họ. Quả thật, ông chú ấy ra đi là niềm thương tiếc của cả gia đình cũng như của dòng họ, nhưng cái hòm danh cho ông có đáng giá 70 triệu hay không? Đám tang có được tổ chức lớn hay không? Lớn hay không là con tùy thuộc mối quan hệ của ông ấy có rộng hay không. Số bàn là bao nhiêu? Nhưng điều trước mắt vẫn là nên mời một người thầy tu tụng kinh từ một ngôi chùa gần nhất, để có thể biết thêm chi tiết về sự thờ cúng và lễ bái, rồi sau đó mới đến dịch vụ tang lễ.

Thật vậy, một lãng hoa phúng điếu trị giá báo nhiêu tiền, chưa kể xăng cộ hay tiền điện thoại cứ tất bật suốt, hay tìm kiếm chỗ bán lãng hoa trên internet? Tất cả đều không thể tiết kiệm, chúng ta cần tấm lòng hơn là một bài tính ở đây trong đám tang của một ngừoi mà ta biết.

Quá trình cuộc sống của một người là sinh ra, lớn lên, già đi, bệnh tật và cuối cùng là cái chết. Nền kinh tế của ta cũng tương ứng theo quy luật ấy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng như thế cả, trừ khi là chết yểu. Có phải chăng nền kinh tế của ta đang trong giai đoạn suy thoái? Tuy nhiên, trong giai đoạn nào cũng cần phải tính toản cả, không như cái chết của một người. Với cái chết của một người chúng ta không cần một bài tính, nhưng với kinh tế ta cần. Rất cần là đàng khác!

Mục đích của bài tính nói lên sự tiết kiệm, sự tăng giảm trong số liệu khiến ta tìm ra cách chi tiêu hợp lý hơn mức chi tiêu bình thường. Thực tế thực đơn của một bữa trưa giúp ta có khái niệm rõ ràng hơn về tiết kiệm chi tiêu, ví dụ trưa nay tôi dùng với món thịt bò, canh cải và hai quả chuối. Hãy thử giảm đi phần thực đơn trên 2 quả chuối, thay thịt bò bằng thịt heo, hoặc dùng canh với loại rau giá rẻ hơn cải. Đây là thực tế đơn giản nhất. Thay vì một bữa trưa ta dùng hết 50 nghìn đồng việt nam, hãy chỉ dùng 40 nghìn, và để 10 nghìn cho xăng cộ ( Thời đại xăng tăng giá ).

Đối với nền kinh tế, tài nghuyên thiên nhiên vốn là bữa trưa thường nhật, ví dụ ngừoi ta chế biến xăng dầu dùng cho xe, đổi lại con người có khói bụi cùng với những dịch vụ cũng như đẻ một số ngành công nghiệp khác. Phát sinh ra tàu, xe cộ, máy móc, vân vân. Vì thế các nước đều ưa chuộng thực đơn gồm món xăng dầu này, từ nước phát triển, đã và đang phát triển, hay đến các nứoc chưa phát triển cũng đều như thế.

Sử dụng xăng, ta phóng thích ra nhiệt lượng, khói buị, nhớt dùng để chăm sóc cho xe, vân vân. Tuy nhiên ta chưa chuyển thể những cái phát sinh như thế thành nguồn năng lượng sử dụng cho nhu cầu khác của con người. Chúng ta đang lãng phí, như 20% nhiệt tỏa ra khi chạy một chiếc xe sẽ chẳng đi về đâu cả. Với một thực đơn dù sang hay bình dân, chúng ta đều đang chi tiêu một cách cực kỳ lãng phí. Rất lãng phí, và khi nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, chúng ta vẫn lãng phí, dù so với trước đây, chúng ta đã tiệt kiệm được khoảng 1/1000.

Phải, nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm đi thì bần cùng sẽ sinh đạo tặc. Khi nguồn lương thực vơi đi, trộm cắp sẽ nhiều hơn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng thêm. Thực tế mà nói các nước nghèo sẽ không uy quyền bằng cách nước giàu và phát triển hơn, vì thế quá trình bóc lột các nước nghèo sẽ xảy ra trên trái đất, theo kiểu Việt Nam xưa bị Trung Quốc đô hộ.

Những đứa trẻ của thời đại thế kỷ 21 chẳng khác là bao so với những đứa trẻ của 1000 năm trước đây. Không khác ở chỗ nào cơ chứ? Ở cách nhìn vào người lớn và cảm nhận, rồi hình thành nhận định chung, rồi phát triển tính cách. Chúng ta sinh nở là để thế hệ sau tiếp nối, nhưng cuối cùng thì ta đang tiến đến lề lối của sự đô hộ và độc quyền, vậy thế hệ sau sẽ tiếp nối những gì? Bạn có sợ chiến tranh không? Chắc chắn là có, bạn muốn tránh xa nó, những đúa trẻ của chúng ta cũng thế.

Năm 2011 đã đi đựoc nửa đoạn đường của nó chuyển mình sang 2012, chúng ta cảm thấy mình đang gần với thực tế rằng một cuộc chiến tranh thế giới sắp xảy ra, nhằm tranh dành tài nguyên và khoáng sản. Không như những cuộc chiến tranh kinh tế khác, chúng ta cảm nhận được, và những đứa trẻ cũng thế. Trẻ từ ngày sơ sinh cho đến tuổi vị thành niên chưa biết cách chi tiêu tiền bạc cũng đều có thể cảm nhận đựoc như chúng ta vậy.

Rồi thì bầu trời dừong như sắp sập đến nơi vậy. Chính vì thế, trẻ bỏ học ngày càng nhiều, chúng ta vẫn đang đặt câu hỏi tại sao trẻ lại bỏ học. Nhưng tốt nhất ta nên có cách giải quyết cho chính vấn đề của chúng ta một cách hòa bình chứ không phải bằng chiến tranh. Bằng cách thay đổi thực đơn cho bữa trưa cũng là một ý kiến hay cho nền kinh tế các nước trên thế giới vậy.

Hãy sống vì thế hệ tiếp nối cùng với nền văn hóa và giá trị nhân văn mà ông cha đã để lại!

Những vấn đề nêu trên cũng đang diễn ra cho Việt Nam, nhưng làm sao có thể giải quyết mọi thứ cùng một lúc?

Người xưa thường dạy: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Có nghĩa là phải học làm người trước khi anh có khả năng dạy người khác, phải chiến thắng mình trước khi muốn chiến thắng một ai đó, đó là tu thân. Tề gia là làm tròn đạo trong gia đình, rồi cai trị đất nước, rồi làm cho thiên hạ yên vui. Đó là lý thuyết.

Cái gì cũng có lý do, cũng có cái nguồn gốc của nó. Nếu không đi từ gốc của vấn đề làm sao ta giải quyết vấn đề được. Đối với cái tình hình chung của thế giới là như thế, việc củng cố lại quân sự là việc phải làm trước mắt, hướng cho giáo dục và y tế phát triển lại cũng quan trong như quân sự vậy.

Những đứa trẻ của đất nước rồi cũng lớn lên theo năm tháng, ngày nào còn sống trong lo sợ, tư tưởng và định hướng phát triển sẽ còn đi sai lệch với quy luật, và sai một ly sẽ đi một dặm, chắc chắn là vậy.

Với tiêu chí nâng cao dân trí của đất nước vì thế hệ mai sau, vì độc lập tự do và hạnh phúc, tôi xin đề bạt một số điều như sau, sẽ là cơ bản hướng cho giới trẻ sau này.

I. Học tập và ôn luyện thật giỏi 6 bộ môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử và Địa.
II. Chuyên cần luyện tập thể lực và chơi thể thao.
III. Tránh xa hút thuốc, bia, rựou và tệ nạn xã hội.
IV. Liên tục theo dõi tin tức Việt Nam và thế giới.
V. Tham gia các hoạt động phong trào của trừong, lớp, Đoàn và Đảng.
VI. Đọc sách về Việt Nam và danh nhân Việt.
VII. Tham gia làm giàu kinh tế cho đất nước.
VIII. Sống kỷ luật theo thời khóa biểu và nguyên tắc riêng do mình tư đặt ra.
IX. Sống không trái với pháp luật và đạo làm người.

Hãy vì một Việt Nam tươi sáng! Hãy vì thế hệ sau này của đất nước!

Nguyễn Chiến
 
Bài viết này bạn tự viết ah. Rất có ý nghĩa đó. Thanks!
 
Chỉ học Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử và Địa thôi ah, ko học anh văn hay ngoại ngữ nào nữa là đói nhăn răng ngay. Mình ko đồng y với ý kiến của bạn.
 
Bài viết rất tâm huyết. Có điều mình ko đồng tình với việc học thật giỏi 6 môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa. Mình thấy câu này hay "Những đứa trẻ của đất nước rồi cũng lớn lên theo năm tháng, ngày nào còn sống trong lo sợ, tư tưởng và định hướng phát triển sẽ còn đi sai lệch với quy luật, và sai một ly sẽ đi một dặm, chắc chắn là vậy."
Cái cần thiết rèn luyện nhất là tư tưởng! Tư tưởng đúng đắn, mạnh mẽ, quyết liệt, thì làm gì cũng thành. Cái đó là cái cần giáo dục.
 
×
Quay lại
Top Bottom