Bữa ăn năm mới cầu kỳ của người Nhật

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.111
Người dân Nhật Bản ăn mừng năm mới vào Tết Dương lịch với Osechi - một loạt món ăn được chế biến kỹ lưỡng, mỗi món lại có một ý nghĩa may mắn riêng.

13-12-1451655964015-crop-1451656143710.jpg


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Osechi là các món ăn được đựng trong khay sang trọng, trước kia được ăn vào dịp lễ hội, nhưng giờ phổ biến vào dịp Tết của người Nhật Bản. Tùy từng địa phương, các món ăn trong khay sẽ thay đổi, nhưng chủ yếu vẫn là các món quen thuộc như bánh cá, trứng cuộn, đậu đen, tôm chiên... với ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: Doyouknowjapan.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Daidai: Đây là một loại cam của Nhật. Khi viết theo bộ chữ Kanji, daidai có nghĩa là “từ thế hệ này sang thế hệ khác”, thể hiện mong muốn có con cái trong năm mới. Ảnh: Tsunagujapan.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Datemaki: Món trứng cuộn ngọt ngào này thường được cho thêm cá xay hoặc tôm bằm, tượng trưng cho ý muốn có nhiều ngày lễ tốt lành. Vào ngày lễ, người Nhật thường mặc trang phục truyền thống. Ảnh: Tsunagujapan.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Kamaboko: Bánh cá nướng truyền thống gồm các miếng màu hồng và trắng được sắp xếp theo hình nhất định. Màu sắc và hình dạng của chúng mô phỏng hình ảnh mặt trời mọc, tượng trưng cho nước Nhật. Ảnh: Ichimasa.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Kazunoko: “Kazu” trong tiếng Nhật nghĩa là “nhiều” và “ko” nghĩa là “trẻ con”. Món trứng cá trích này thể hiện mong ước có nhiều con cháu trong năm mới. Ảnh: Bebeloveokazu.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Konbu: Loại tảo biển này có liên quan tới từ “yorokobu”, nghĩa là “niềm vui”. Ảnh: Takaojapan/Blogspot.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Kuro-mame: Mame có nghĩa là “sức khỏe”. Do đó, món đậu đen ngọt ngào này thể hiện ước muốn có sức khỏe dồi dào trong năm mới. Ảnh: Odigo.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Kohaku-namasu: Món dưa góp được làm từ củ cải và cà rốt trộn dấm ngọt này có màu đỏ trắng bắt mắt, hai màu tượng trưng cho sự ăn mừng. Ảnh: Bohnenhase/Blogspot.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Tai: Tai là cá tráp đỏ, đồng thời có liên hệ với từ “medatai” chỉ một sự kiện lễ hội. Ảnh: Thefoodulove/Wordpress.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Tazukuri: Cá mòi khô được nấu cùng xì dầu tạo ra hương vị hấp dẫn. Loại cá này từng được dùng để bón ruộng lúa. Chúng tượng trưng cho một mùa màng bội thu. Ảnh: Recetasjaponesas.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Zōni: Món súp với bánh mochi này có nước dùng trong ở miền Đông và nước dùng mì miso ở miền Tây. Đây được coi là món truyền thống nhất trong osechi. Ảnh: Mygazeta.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Nishiki tamago: Lòng trứng được tách ra trước khi chế biến, lòng đỏ tượng trưng cho vàng, lòng trắng tượng trưng cho bạc. Cả hai kết hợp thể hiện ao ước về sự thịnh vượng và may mắn trong năm mới. Ảnh: Sophiealamode.


bua-an-nam-moi-cau-ky-cua-nguoi-nhat.jpg

Ebi: Tôm được nấu cùng rượu sake và xì dầu tượng trưng cho mong ước sống thọ, với hình ảnh lưng còng và râu dài. Ảnh: John Lander.

Zing News​
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Datemaki, sao họ làm được món trứng cuộn như này nhỉ:|
 
×
Quay lại
Top Bottom