(Petrotimes) - Cái chết được báo trước và cũng như Olympic London, thể thao Việt Nam tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Ai? Quan đá bóng hay cầu thủ chịu trách nhiệm về thất trận?
Các Mác từng nói một câu kinh điển cách đây gần hai thế kỷ mà thực tế ngày càng chứng minh đó là chân lý “Hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc”. Hạ tầng cơ sở đó là nền tảng kinh tế. Còn thượng tầng kiến trúc là văn hóa, giáo dục, thể thao. Đấy là nói xa. Còn nói gần trong một phạm vi hẹp ấy là bóng đá - môn thể thao vua được cả thế giới hâm mộ và cũng trở thành túc cầu giáo ở xứ ta.
Hơi lạ là nền kinh tế Việt Nam vào năm 2012 này đang lâm vào khó khăn khiến cả nước đang dốc sức vượt mà chưa qua hẳn... Vậy mà trong thời gian chuẩn bị cho việc tranh giải AFF Suzuki Cup các nhà lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), rồi ông huấn luyện viên (HLV) luôn mồm tuyên bố một cách chủ quan là Đội tuyển Bóng đá Việt Nam (BĐVN) đang trên đường chinh phục cúp vàng và việc đội tuyển BĐVN đoạt cúp mang quang vinh về cho tổ quốc chỉ còn là vấn đề thời gian.
Riêng tôi - một người hâm mộ bóng đá, một người đã từng viết bình luận bóng đá cho các báo Hà Nội vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Một HLV nghiệp dư khi nhìn vào trận đấu trước giải, đội hình và ông HLV nội địa Phan Thanh Hùng thì tôi hoàn toàn không tin những lời tuyên bố như đinh đóng cột của các vị. Quả thật. Trận đội tuyển BĐVN hòa may mắn đội bóng Myanmar - đội yếu nhất bảng. Các vị bào chữa do lỗi của thời tiết. Đến trận thua 0-1 trước đội Philippines thì mặc dù HLV Phan Thành Hùng một mặt tuyên bố chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đáng buồn này nhưng một mặt lại đổ cho sự căng cứng, mất phong độ của cầu thủ. Về chuyên môn tôi cho rằng, thất bại đáng buồn khiến đội tuyển BĐVN có tới 99% bị loại từ vòng bảng là do trình độ của HLV. Từ cách bố trí đội hình (trong trận đối với Myanmar), một đội bóng yếu như thế mà ta lại thiên về phòng thủ chỉ cắm một mình Công Vinh - một cầu thủ giờ chỉ sống bằng vinh quang quá khứ, với đồng lương hư ảo quá cao nhưng tài năng đã ở bên kia đỉnh dốc. Đá với Philippines có khá đông cầu thủ nhập tịch từ các nền bóng đá hiện đại (tuy họ chỉ là loại hai nhưng cũng vượt trội hơn ta về đẳng cấp lại có một HLV khôn ngoan được một cựu HLV đội tuyển BĐVN là ông Falko Goetz chỉ ra những huyệt điểm của tuyển BĐVN) thì lại đá đối công với một sự xem thường, khinh xuất.
Tự đưa mình vào cái bẫy bởi chiến thuật ru ngủ của HLV Michael Weiss để rồi bị kết liễu khi cầu thủ ta đã xuống sức, khi tấn công mãi mà không có bàn thắng (đáng ra khi ta ép sân, HLV Phan Thanh Hùng nên mạnh dạn để Quang Hải, Văn Quyết dùng kỹ thuật đột phá gây rối loạn hàng phòng thủ Philippines, may kiếm được quả phạt đền thay vì thi thố bài học tí ti qua các giáo điều. Nên nhớ, muốn có hiệu quả của chiến thuật này hàng tiền đạo phải có một sát thủ cỡ như Messi…). Nhưng thôi, đó là chuyện của chuyên môn. Điều tôi muốn nói ở đây là, tất cả mọi đồng tiền để mua cầu thủ với cái giá trên trời chẳng đúng với giá trị của họ. Những đồng tiền thưởng cho các trận thắng theo kiểu ăn xổi. Mọi cách làm bóng đá như một thứ chơi của kẻ nhiều tiền không cần lợi lộc từ bóng đá, một thứ rửa tiền, lập tức bị sụp đổ khi những ông bầu hiện ra là bọn tội phạm trong nhiều lĩnh vực bị phát hiện và truy tố pháp luật.
Giải V-League từng được tung hô là giải tưng bừng, hấp dẫn nhất khu vực giờ đang ngắc ngoải "bẹp như gián" và kể cả giải nhất mùa giải mới này không biết đến bao giờ được khai mạc khi có nhiều đội bóng của các ông bầu là các chủ ngân hàng đang tuyên bố không đủ kinh phí. Hàng loạt cầu thủ được xem là thượng thặng như Công Vinh, Thành Lương... đang ra sân trong sắc áo đội tuyển dự giải AFF Suzuki đã nhận được tin dữ. CLB của họ đơn phương tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Những ngôi sao trở thành cầu thủ tự do một cách bất đắc dĩ. Đáng buồn hơn, người hâm mộ đã mất dần đi sự cuồng nhiệt, thờ ơ hơn với bóng đá nội. Đội Việt Nam đã tự thua chính mình, tự đánh mất cơ hội của mình, không chỉ vì tỉ số 1-3 trước Thái Lan mà còn vì một trận đấu quá thiếu lửa. Khán giả bực mình vì Công Vinh không thèm khởi động. Các cầu thủ bạc nhược thi đấu không có những pha vào bóng quyết liệt, không có những cái đầu nóng, không có một ngọn lửa nhiệt huyết.
Đội tuyển Việt Nam đã trắng tay dù có 1 điểm trên đất Thái. Đội tuyển Việt Nam bị loại nhưng ghê gớm hơn là nguy cơ sự đổ vỡ dây chuyền của cả nền bóng đá.
Cái chết được báo trước và cũng như Olympic London, thể thao Việt Nam tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Ai? Quan đá bóng hay cầu thủ chịu trách nhiệm về thất trận?
Các Mác từng nói một câu kinh điển cách đây gần hai thế kỷ mà thực tế ngày càng chứng minh đó là chân lý “Hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc”. Hạ tầng cơ sở đó là nền tảng kinh tế. Còn thượng tầng kiến trúc là văn hóa, giáo dục, thể thao. Đấy là nói xa. Còn nói gần trong một phạm vi hẹp ấy là bóng đá - môn thể thao vua được cả thế giới hâm mộ và cũng trở thành túc cầu giáo ở xứ ta.
Hơi lạ là nền kinh tế Việt Nam vào năm 2012 này đang lâm vào khó khăn khiến cả nước đang dốc sức vượt mà chưa qua hẳn... Vậy mà trong thời gian chuẩn bị cho việc tranh giải AFF Suzuki Cup các nhà lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), rồi ông huấn luyện viên (HLV) luôn mồm tuyên bố một cách chủ quan là Đội tuyển Bóng đá Việt Nam (BĐVN) đang trên đường chinh phục cúp vàng và việc đội tuyển BĐVN đoạt cúp mang quang vinh về cho tổ quốc chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tự đưa mình vào cái bẫy bởi chiến thuật ru ngủ của HLV Michael Weiss để rồi bị kết liễu khi cầu thủ ta đã xuống sức, khi tấn công mãi mà không có bàn thắng (đáng ra khi ta ép sân, HLV Phan Thanh Hùng nên mạnh dạn để Quang Hải, Văn Quyết dùng kỹ thuật đột phá gây rối loạn hàng phòng thủ Philippines, may kiếm được quả phạt đền thay vì thi thố bài học tí ti qua các giáo điều. Nên nhớ, muốn có hiệu quả của chiến thuật này hàng tiền đạo phải có một sát thủ cỡ như Messi…). Nhưng thôi, đó là chuyện của chuyên môn. Điều tôi muốn nói ở đây là, tất cả mọi đồng tiền để mua cầu thủ với cái giá trên trời chẳng đúng với giá trị của họ. Những đồng tiền thưởng cho các trận thắng theo kiểu ăn xổi. Mọi cách làm bóng đá như một thứ chơi của kẻ nhiều tiền không cần lợi lộc từ bóng đá, một thứ rửa tiền, lập tức bị sụp đổ khi những ông bầu hiện ra là bọn tội phạm trong nhiều lĩnh vực bị phát hiện và truy tố pháp luật.
Giải V-League từng được tung hô là giải tưng bừng, hấp dẫn nhất khu vực giờ đang ngắc ngoải "bẹp như gián" và kể cả giải nhất mùa giải mới này không biết đến bao giờ được khai mạc khi có nhiều đội bóng của các ông bầu là các chủ ngân hàng đang tuyên bố không đủ kinh phí. Hàng loạt cầu thủ được xem là thượng thặng như Công Vinh, Thành Lương... đang ra sân trong sắc áo đội tuyển dự giải AFF Suzuki đã nhận được tin dữ. CLB của họ đơn phương tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Những ngôi sao trở thành cầu thủ tự do một cách bất đắc dĩ. Đáng buồn hơn, người hâm mộ đã mất dần đi sự cuồng nhiệt, thờ ơ hơn với bóng đá nội. Đội Việt Nam đã tự thua chính mình, tự đánh mất cơ hội của mình, không chỉ vì tỉ số 1-3 trước Thái Lan mà còn vì một trận đấu quá thiếu lửa. Khán giả bực mình vì Công Vinh không thèm khởi động. Các cầu thủ bạc nhược thi đấu không có những pha vào bóng quyết liệt, không có những cái đầu nóng, không có một ngọn lửa nhiệt huyết.
Đội tuyển Việt Nam đã trắng tay dù có 1 điểm trên đất Thái. Đội tuyển Việt Nam bị loại nhưng ghê gớm hơn là nguy cơ sự đổ vỡ dây chuyền của cả nền bóng đá.
Cái chết được báo trước và cũng như Olympic London, thể thao Việt Nam tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Ai? Quan đá bóng hay cầu thủ chịu trách nhiệm về thất trận?
Nguyễn Hiếu