Bốn bước tìm việc cho người mới ra trường.

meo208

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2011
Bài viết
88
Bốn bước tìm việc cho người mới ra trường.


h22.jpg
Biết cách khai thác các ưu điểm để tạo nên sự khác biệt giữa bạn so với những ứng viên khác.
Cũng như lựa chọn được nơi tuyển dụng phù hợp chính là chìa khóa giúp bạn thành công trong tìm việc.
1. Tìm nguồn công việc
Bạn có thể tìm nguồn công việc từ các mối quan hệ xã hội qua nhiều phương tiện khác nhau: điện thoại, e-mail, thư tín, gặp gỡ trực tiếp…; từ các thông báo tuyển dụng, trên các web, hội chợ viêc làm.
Nếu được, hãy nhờ bạn bè cho lời khuyên, giới thiệu bạn với những nhà tuyển dụng để tiếp cận những thông tin về cơ hội nghề nghiệp. (Nếu bạn được “người quen” giới thiệu trực tiếp với nhà tuyển dụng, cơ hội bạn được họ chú ý sẽ cao hơn).
2. Chuẩn bị hồ sơ.
Để nhận được lời mời phỏng vấn, bạn cần marketing bản thân một cách hiệu quả với bước quan trọng đầu tiên là “Hồ sơ”: Hãy minh họa thật cụ thể những thành tích đạt được từ những khả năng, điểm mạnh và kỹ năng của bản thân.
Một hồ sơ như thế sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và khiến họ muốn tìm hiểu nhiều hơn về bạn.
Biết cách thể hiện năng lực trong hồ sơ là một yếu tố quan trọng giúp bạn giành được lợi thế trong một thị trường nhân lực cạnh tranh như hiện nay.
3. Nhận diện mục tiêu của nhà tuyển dụng.
Hãy chủ động tìm kiếm thông tin, tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của họ và xem xét bạn có thể đáp ứng những nhu cầu này như thế nào.
Một khi nắm rõ nhu cầu của nhà tuyển dụng và có thể chứng minh với họ bạn có đúng những kỹ năng họ đang cần, cơ hội bạn được mời phỏng vấn sẽ cao hơn rất nhiều so với việc bạn “khoe” tất cả kỹ năng của mình mà không cần biết chúng có phù hợp với công việc bạn đang nhắm đến hay không.
Ngoài ra, sự hiểu biết kỹ càng về công ty (tuyển dụng) giúp bạn nổi trội so với các ứng viên khác.
Một bản hồ sơ đẹp trên giấy không đủ là bạn sẽ dễ dàng được tuyển dụng. Điều mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy nhất ở các ứng viên là khả năng hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc của công ty.
4. Tính cách : khả năng thích nghi là quan trọng nhất.
Hầu hết các công ty tuyển dụng nhân sự không chỉ dựa vào hồ sơ. Nếu bạn được mời phỏng vấn, hãy cố gắng thể hiện bản thân để nhà tuyển dụng hiểu về tính cách của bạn và đặt lòng tin nơi bạn.
Việc đạt được sự tin tưởng từ nhà tuyển dụng có thể còn quan trọng hơn cả yếu tố kỹ năng và bằng cấp trong quá trình tuyển dụng, đó chính là khả năng thích nghi của bạn.
Hãy trao đổi với nhà tuyển dụng một cách cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm để hai bên có thể hiểu rõ nhau. (Với những đoạn đối thoại nhỏ tưởng chừng như không quan trọng ngay lúc bắt đầu từ phía người phỏng vấn thì bạn cũng nên lưu ý.
Đó có thể là cơ hội giúp bạn làm cho người phỏng vấn thấy bạn là người hòa đồng và thân thiện).
Tóm lại, bạn hãy chuẩn bị chu đáo trước, nắm được những nét cơ bản về công ty, những vị trí nào còn đang trống, công việc bạn sẽ đảm nhận cụ thể là làm những gì, để sẵn sàng với công việc sắp tới.
Tận dụng sự hiểu biết này và các thông tin có được từ những tài liệu mới nhất, từ đó chứng minh được sự nhiệt tình và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Ngoài ra, nhớ đặt câu hỏi và giữ ánh mắt nhìn khi bạn nói chuyện.
Cuối cùng hãy nhiệt tình gửi lời cảm ơn và khẳng định niềm yêu thích của bạn đối với vị trí dự tuyển trong công ty của họ.


Kho kiến thưc Khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
CV cho sinh viên viết thế nào?


h17.jpg
Bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng muốn tìm việc làm để có kinh nghiệm. Vậy bạn phải làm thế nào để tạo ra một hồ sơ xin việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng để cho bạn một công việc tốt. Sau đây là một số phương cách hữu hiệu để bạn áp dụng vào CV của mình.

1.Trình bày đầy đủ những thành tích tiêu biểu mà bạn có như
Học vấn, kinh nghiệm (nếu có), các hoạt động xã hội, phần thưởng, mục tiêu và các mối quan hệ (nếu có). Chọn một trong những kiểu CV dưới đây để trình bày như: CV truyền thống (Chronological) đây là loại CV trình bày một cách thứ tự theo thời gian; CV chức năng (Functional), CV dạng này cho phép bạn tự do trình bày những ưu điểm nổi bật nhất của bạn lên hàng đầu.
2. Đọc và sửa lại tất cả nội dung trong CV trước khi bạn chắc chắn là nó đã thực sự hoàn hảo.
Ngoài ra, nên nhờ vài người bạn đọc đi đọc lại CV của bạn nhiều lần để chắc chắn hơn. Chú ý kiểu chữ và cấu trúc ngữ pháp. Dùng kiểu chữ đơn giản, thông dụng để in và xem xét lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp cho đúng. Đó là một trong những lỗi sai đầu tiên mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm, không có lý do gì để CV của một ứng viên có học vấn mà lại đi mắc những lỗi sơ đẳng như vậy. Dù CV của bạn được trình bày ấn tượng với những thành tích nổi bật thì nhà tuyển dụng cũng sẽ loại nó ra từ những lỗi lầm đó.
3. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, thì hãy liệt kê ra danh sách các việc làm tình nguyện của trường.
Bạn có thể lấp vào khoảng trống ấy trong CV bằng những hoạt động của trường dù bạn có tham gia hay không. Chẳng hạn các hoạt động thể thao của trường, các họat động tình nguyện… những việc làm gắn với những ý nghĩa tốt đẹp, hãy sử dụng nó vào CV của bạn.
4. Thành tích là điều quan trọng mà bạn cần phải nhấn mạnh trong CV.
Đây là tiêu chuẩn để đánh giá ứng viên mà không cần phải phân biệt bạn lớn tuổi hay nhỏ tuổi, không cần biết bạn làm thế nào để có nhiều kinh nghiệm. Đây là lý do mà bạn cần phải trình bày thật ấn tuợng và trung thực những thành tích và những công việc tích cực bạn đã làm.
Đây là CV dành cho sinh viên chưa ra trường và sẽ không bảo đảm nếu bạn muốn có được công việc ngay lập tức. Nhưng nếu trình bày nó ấn tượng thì trước sau gì bạn cũng có được một công việc phù hợp với thời gian bạn còn phải lo đến trường.
CV là một công cụ giúp bạn tìm việc như ý muốn. Không có vấn đề gì nếu bạn làm những công việc đầu đời như đứng bán tại các quày ăn uống hay cửa hàng quần áo, quà lưu niệm… Một CV tốt mang đến cho bạn một công việc tốt. Vì đa số nhà tuyển dụng ngại nhận sinh viên chưa ra trường và làm việc bán thời gian, nên bạn cũng cần lựa chọn những công việc phù hợp.

Kho kiến thức Khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
×
Quay lại
Top Bottom