- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Vì nhiều lý do, không ít trẻ nhỏ phải mải miết “đèn sách” trong hè thay vì được nghỉ ngơi thư giãn. Những lịch học dày đặc đã khiến mùa hè trở thành học kỳ thứ 3 của nhiều đứa trẻ…
Những đứa trẻ không có hè
Với Nguyễn Anh Hà (lớp 5 Trường TH Kim Liên, Hà Nội) thì mùa hè năm nay không còn ý nghĩa. Ngay sau khi kết thúc học chính khóa tại trường hai tuần, Hà tiếp tục bước vào những lớp học ôn luyện cho kỳ thi đầy căng thẳng vào lớp chọn lớp 6 đang đến gần. Nhìn lịch học của Hà, nhiều người không khỏi choáng váng: Thứ 2 cả sáng lẫn chiều luyện Văn, Toán ở nhà cô, tối học tiếng Anh ở trung tâm; thứ 4 và 6 cũng vẫn lịch học này; thứ 7 hoàn thành nốt khóa học bơi. Với lịch học dày đặc này, những ngày không có lịch học thêm thì ở nhà Hà vẫn không có thời gian để chơi vì còn phải hoàn thành hàng loạt bài tập văn, toán, ngoại ngữ mà giáo viên giao về nhà. Mặc dù biết lịch học khá nặng, song mẹ Hà chỉ biết động viên con cố gắng cũng như tăng cường bồi bổ ăn uống để Hà có sức khỏe chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp chọn. Lịch nghỉ mát năm nay của Hà cũng bị cắt để tập trung tối đa cho kỳ thi.
Với hai bé Hoa 8 tuổi và Hương 6 tuổi con chị Hiền, một cán bộ ngành công an, mặc dù không vướng vào thi cử chuyển cấp hay lớp chọn song những ngày hè của hai bé cũng là sự vất vưởng ở những lớp từ năng khiếu đến văn hóa. Chị Hiền cho biết, những khóa học rèn luyện kỹ năng sống hay học kỳ quân đội… được các trung tâm tổ chức khá lý thú song với mức lương cán bộ như gia đình chị thì không thể có điều kiện chi ra 15- 20 triệu để cho hai con cùng học. Gia đình nội ngoại không nhờ được ai lên trông hai bé, chị đành phải chọn cách đăng ký cho hai con vào lớp học năng khiếu, tiếng Anh… ở một trung tâm gần cơ quan để có chỗ cho các con được giao lưu cho hết các buổi sáng trong tuần, đến trưa chị đón về cơ quan. Từ 3 năm trở lại đây, hai cô con gái chị hầu như không nghỉ hè còn chị thì vật vã với lịch đưa con đến lớp học thêm rồi lại đón về cơ quan mình và về nhà. Hai con chị nói rằng, chúng chẳng thích mùa hè vì hầu như không khác ngày thường, thậm chí còn mệt mỏi hơn vì phải học hành và di chuyển trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Trường hợp trẻ không có người trông, trẻ chuẩn bị bước vào các kỳ thi chuyển cấp, trường chuyên lớp chọn… không có hè đã đành. Nhiều trường hợp các ông bố bà mẹ coi kỳ nghỉ hè của trẻ như khoảng thời gian để các con bồi dưỡng thêm kiến thức. Họ đã lên sẵn các khóa học, môn học do các thầy cô “có tiếng” dạy thêm cho con em mình theo học khiến mùa hè trở thành học kỳ 3 đầy căng thẳng và áp lực đối với trẻ. Tần suất học dày đặc, lớp học thì đông đúc, cộng với không khí nóng nực ngày hè đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Sự di chuyển liên tục từ điểm học nọ sang lớp học kia cũng khiến các em mệt mỏi, học hành thiếu hiệu quả và chán nản.
Chị Thùy (Thanh Xuân, Hà Nội) chuẩn bị cho con trai 7 tuổi một mùa hè với lịch học các môn kín đặc cả ở trung tâm lẫn mời gia sư kèm con ở nhà. Sau bế giảng chưa được 1 tuần, bé còn chưa có thời gian “xả hơi”, chị đã xếp thời khóa biểu cho con trai học thêm kín mít. “Chương trình học của bọn trẻ bây giờ nặng lắm, học ở trường bọn trẻ không tiếp thu kịp được. Không tranh thủ học hè, đến khi vào năm học có vắt chân lên cổ chạy cũng không kịp” - chị Thùy lý giải.
Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ dù không muốn nhưng cũng miễn cưỡng cho con theo học tại các lớp do giáo viên chủ nhiệm, hoặc ban phụ huynh tổ chức vào dịp hè bởi “Cô chủ nhiệm dạy mà không cho con đi học thì cũng “ngại” đủ bề…”.
Học và chơi phải cân bằng
Các hoạt động ngoài trời bổ ích với trẻ em Ảnh: Lê Văn
Không phải ngẫu nhiên mà ngành Giáo dục đề ra kỳ nghỉ hè cho trẻ. Tuy vậy, nếu để trẻ vui chơi triền miên cả ba tháng hè thì cũng không hẳn là điều tốt. Vấn đề ở chỗ, cha mẹ cần biết cân bằng giữa việc học tập và vui chơi cho trẻ. Làm sao để giúp trẻ vẫn có khoảng thời gian cần thiết để vui chơi nhưng cũng vui vẻ học tập mà không có cảm giác bị ép buộc, áp lực, không có cảm giác học tập chiếm hết thời gian nghỉ ngơi của mình.
Các chuyên gia giáo dục đã phân tích: Trẻ học và chơi hợp lý trong mùa hè sẽ có sự phát triển tốt hơn những trẻ chỉ chăm chăm đến việc học hoặc chơi. Để thực hiện được điều này, cũng không có gì quá khó khăn. Cha mẹ có thể cho con tới các trung tâm ngoại khóa khi không có nhiều thời gian với con. Được học tập các chương trình bổ trợ và kỹ năng kết hợp với các hoạt động vui chơi cùng nhiều bạn bè trong môi trường kích thích không chỉ giúp trẻ phát huy được tính tích cực, năng động… mà còn tránh được sự trì trệ thời gian biểu nhàn tẻ.
Lịch sinh hoạt hài hòa, năng động không chỉ có tác dụng giúp con bạn thêm nhiều cơ hội học hỏi, hòa đồng mà còn giúp trẻ “khởi động” tốt khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Những chuyến dã ngoại, picnic, về quê, vừa học vừa vui chơi cùng bạn bè trong các trò chơi, khám phá thiên nhiên… sẽ mang lại ích lợi hơn rất nhiều nếu để trẻ ở nhà chỉ “cắm” mặt vào xem hoạt hình, truyện tranh. Vui chơi đúng cách cũng là một cách học hiệu quả những kiến thức, kỹ năng sống, khả năng giao tiếp và đặc biệt giúp trí não, thể lực trẻ được vận động để tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Mùa hè mở ra một thế giới tươi mới cho trẻ em. Các hoạt động ngoài trời, kiến thức khoa học xuất hiện khá nhiều, vì vậy, cha mẹ cần hiểu biết và tận dụng những hoạt động này. Thay vì ép con ngồi viết văn, học thuộc bảng cửu chương… thì khi có thời gian, hãy cùng con làm biểu đồ thời tiết bằng cách đo nhiệt độ các ngày trong tuần hoặc nghiên cứu, quan sát thiên nhiên, phân biệt sự khác nhau của các loài hoa, cây cối. Những kiến thức này vừa khuyến khích trẻ hoạt động, học mà chơi, chơi mà học, vừa giúp trẻ biết sử dụng trí tưởng tượng trong những bài làm văn miêu tả, để trẻ biết cách vận dụng kiến thức, mở rộng vấn đề trong các môn học khác.
Chắc chắn những kỹ năng sống được học một lần từ thực tế sẽ giúp trẻ vượt qua những tình huống thử thách trong cuộc sống chứ không phải từ những phép tính toán, bài vở học thêm nhồi ép trong kỳ nghỉ hè.
Theo giáo dục thời đại
Muốn chạy đường dài thì phải nghỉ ngơi, lùi một bước mới có đà để phóng hai bước. Học hành liên tục sẽ làm đầu óc dễ mụ mị. Hơn nữa, còn có rất nhiều điều trẻ không được học trong nhà trường thì mùa hè là một cơ hội vàng!
Không nên vì tình thương và lo lắng quá mà tước đoạt “quyền được chơi” của trẻ.
Những đứa trẻ không có hè
Về quê tắm biển Ảnh: Lê Văn
Với Nguyễn Anh Hà (lớp 5 Trường TH Kim Liên, Hà Nội) thì mùa hè năm nay không còn ý nghĩa. Ngay sau khi kết thúc học chính khóa tại trường hai tuần, Hà tiếp tục bước vào những lớp học ôn luyện cho kỳ thi đầy căng thẳng vào lớp chọn lớp 6 đang đến gần. Nhìn lịch học của Hà, nhiều người không khỏi choáng váng: Thứ 2 cả sáng lẫn chiều luyện Văn, Toán ở nhà cô, tối học tiếng Anh ở trung tâm; thứ 4 và 6 cũng vẫn lịch học này; thứ 7 hoàn thành nốt khóa học bơi. Với lịch học dày đặc này, những ngày không có lịch học thêm thì ở nhà Hà vẫn không có thời gian để chơi vì còn phải hoàn thành hàng loạt bài tập văn, toán, ngoại ngữ mà giáo viên giao về nhà. Mặc dù biết lịch học khá nặng, song mẹ Hà chỉ biết động viên con cố gắng cũng như tăng cường bồi bổ ăn uống để Hà có sức khỏe chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp chọn. Lịch nghỉ mát năm nay của Hà cũng bị cắt để tập trung tối đa cho kỳ thi.
Với hai bé Hoa 8 tuổi và Hương 6 tuổi con chị Hiền, một cán bộ ngành công an, mặc dù không vướng vào thi cử chuyển cấp hay lớp chọn song những ngày hè của hai bé cũng là sự vất vưởng ở những lớp từ năng khiếu đến văn hóa. Chị Hiền cho biết, những khóa học rèn luyện kỹ năng sống hay học kỳ quân đội… được các trung tâm tổ chức khá lý thú song với mức lương cán bộ như gia đình chị thì không thể có điều kiện chi ra 15- 20 triệu để cho hai con cùng học. Gia đình nội ngoại không nhờ được ai lên trông hai bé, chị đành phải chọn cách đăng ký cho hai con vào lớp học năng khiếu, tiếng Anh… ở một trung tâm gần cơ quan để có chỗ cho các con được giao lưu cho hết các buổi sáng trong tuần, đến trưa chị đón về cơ quan. Từ 3 năm trở lại đây, hai cô con gái chị hầu như không nghỉ hè còn chị thì vật vã với lịch đưa con đến lớp học thêm rồi lại đón về cơ quan mình và về nhà. Hai con chị nói rằng, chúng chẳng thích mùa hè vì hầu như không khác ngày thường, thậm chí còn mệt mỏi hơn vì phải học hành và di chuyển trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Trường hợp trẻ không có người trông, trẻ chuẩn bị bước vào các kỳ thi chuyển cấp, trường chuyên lớp chọn… không có hè đã đành. Nhiều trường hợp các ông bố bà mẹ coi kỳ nghỉ hè của trẻ như khoảng thời gian để các con bồi dưỡng thêm kiến thức. Họ đã lên sẵn các khóa học, môn học do các thầy cô “có tiếng” dạy thêm cho con em mình theo học khiến mùa hè trở thành học kỳ 3 đầy căng thẳng và áp lực đối với trẻ. Tần suất học dày đặc, lớp học thì đông đúc, cộng với không khí nóng nực ngày hè đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Sự di chuyển liên tục từ điểm học nọ sang lớp học kia cũng khiến các em mệt mỏi, học hành thiếu hiệu quả và chán nản.
Chị Thùy (Thanh Xuân, Hà Nội) chuẩn bị cho con trai 7 tuổi một mùa hè với lịch học các môn kín đặc cả ở trung tâm lẫn mời gia sư kèm con ở nhà. Sau bế giảng chưa được 1 tuần, bé còn chưa có thời gian “xả hơi”, chị đã xếp thời khóa biểu cho con trai học thêm kín mít. “Chương trình học của bọn trẻ bây giờ nặng lắm, học ở trường bọn trẻ không tiếp thu kịp được. Không tranh thủ học hè, đến khi vào năm học có vắt chân lên cổ chạy cũng không kịp” - chị Thùy lý giải.
Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ dù không muốn nhưng cũng miễn cưỡng cho con theo học tại các lớp do giáo viên chủ nhiệm, hoặc ban phụ huynh tổ chức vào dịp hè bởi “Cô chủ nhiệm dạy mà không cho con đi học thì cũng “ngại” đủ bề…”.
Học và chơi phải cân bằng
Không phải ngẫu nhiên mà ngành Giáo dục đề ra kỳ nghỉ hè cho trẻ. Tuy vậy, nếu để trẻ vui chơi triền miên cả ba tháng hè thì cũng không hẳn là điều tốt. Vấn đề ở chỗ, cha mẹ cần biết cân bằng giữa việc học tập và vui chơi cho trẻ. Làm sao để giúp trẻ vẫn có khoảng thời gian cần thiết để vui chơi nhưng cũng vui vẻ học tập mà không có cảm giác bị ép buộc, áp lực, không có cảm giác học tập chiếm hết thời gian nghỉ ngơi của mình.
Các chuyên gia giáo dục đã phân tích: Trẻ học và chơi hợp lý trong mùa hè sẽ có sự phát triển tốt hơn những trẻ chỉ chăm chăm đến việc học hoặc chơi. Để thực hiện được điều này, cũng không có gì quá khó khăn. Cha mẹ có thể cho con tới các trung tâm ngoại khóa khi không có nhiều thời gian với con. Được học tập các chương trình bổ trợ và kỹ năng kết hợp với các hoạt động vui chơi cùng nhiều bạn bè trong môi trường kích thích không chỉ giúp trẻ phát huy được tính tích cực, năng động… mà còn tránh được sự trì trệ thời gian biểu nhàn tẻ.
Lịch sinh hoạt hài hòa, năng động không chỉ có tác dụng giúp con bạn thêm nhiều cơ hội học hỏi, hòa đồng mà còn giúp trẻ “khởi động” tốt khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Những chuyến dã ngoại, picnic, về quê, vừa học vừa vui chơi cùng bạn bè trong các trò chơi, khám phá thiên nhiên… sẽ mang lại ích lợi hơn rất nhiều nếu để trẻ ở nhà chỉ “cắm” mặt vào xem hoạt hình, truyện tranh. Vui chơi đúng cách cũng là một cách học hiệu quả những kiến thức, kỹ năng sống, khả năng giao tiếp và đặc biệt giúp trí não, thể lực trẻ được vận động để tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Mùa hè mở ra một thế giới tươi mới cho trẻ em. Các hoạt động ngoài trời, kiến thức khoa học xuất hiện khá nhiều, vì vậy, cha mẹ cần hiểu biết và tận dụng những hoạt động này. Thay vì ép con ngồi viết văn, học thuộc bảng cửu chương… thì khi có thời gian, hãy cùng con làm biểu đồ thời tiết bằng cách đo nhiệt độ các ngày trong tuần hoặc nghiên cứu, quan sát thiên nhiên, phân biệt sự khác nhau của các loài hoa, cây cối. Những kiến thức này vừa khuyến khích trẻ hoạt động, học mà chơi, chơi mà học, vừa giúp trẻ biết sử dụng trí tưởng tượng trong những bài làm văn miêu tả, để trẻ biết cách vận dụng kiến thức, mở rộng vấn đề trong các môn học khác.
Chắc chắn những kỹ năng sống được học một lần từ thực tế sẽ giúp trẻ vượt qua những tình huống thử thách trong cuộc sống chứ không phải từ những phép tính toán, bài vở học thêm nhồi ép trong kỳ nghỉ hè.
Theo giáo dục thời đại
Muốn chạy đường dài thì phải nghỉ ngơi, lùi một bước mới có đà để phóng hai bước. Học hành liên tục sẽ làm đầu óc dễ mụ mị. Hơn nữa, còn có rất nhiều điều trẻ không được học trong nhà trường thì mùa hè là một cơ hội vàng!
Không nên vì tình thương và lo lắng quá mà tước đoạt “quyền được chơi” của trẻ.
(ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm TPHCM)