Bối cảnh nguồn năng lượng Việt: Có tiền cũng không mua được điện

heveda

Công ty TNHH Heveda
Tham gia
13/7/2018
Bài viết
0
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại phát triển, tình trạng cung ứng điện hiện nay cũng dần gặp nhiều vấn đề khó khăn. Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhận định: “Dựa trên các thống kê, trước đây nhu cầu điện năng của Việt Nam thường tăng gấp 1,8 - 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tạo ra những sức ép lớn về đầu tư cho năng lực phát điện, truyền tải và phân phối của quốc gia.”
dien-mat-troi--15512620100562026038677-crop-1551262073682370041588.jpg

Có thể nói, con số tiêu thụ điện năng đang liên tục “phá đỉnh” – và không ngừng tăng cao trong nửa đầu năm 2019. Chính tình trạng thời tiết nắng nóng kéo dài, kéo theo nhu cầu sử dụng điện cũng tăng cao. Đã gây ra vấn đề quá tải cho EVN, dẫn đến thiếu điện, giá điện tăng cao... cũng như không cung cấp đủ cho người sử dụng.

Thực trạng sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam

Thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các thiết bị điện. Thực tế, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến suy giảm hiệu suất của các thiết bị này. Điều đó dẫn tới những nguy cơ gây quá tải, sự cố hay các vấn đề đáng lưu ý khác.

Do vậy, tình hình tiêu thụ điện được dự báo là vẫn sẽ tiếp tục ở mức rất cao - thậm chí có khả năng lại tạo lập kỷ lục sử dụng điện mới. Và thực tế chứng minh, chỉ trong vòng 4 tháng đầu 2019. Lượng điện thống kê sau sử dụng tăng vọt – chạm mức cao nhất trong 10 năm qua (Thống kê tại khu vực TP HCM).

49_T9-sao-mai.jpg

Trước đó, đã có rất nhiều khách hàng "sốc" khi nhận được hóa đơn tiền điện vào các tháng đầu năm. Người sử dụng cho biết, tiền điện ở tháng 4 và tháng 5 đã tăng ít nhất 2 lần - so với những tháng trước đó. Tuy vậy, nhu cầu sử dụng thực tế là điều mà bất kỳ ai cũng không thể chối bỏ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã giải thích với người dùng về vấn đề này.

Nguy cơ có tiền không mua được điện để xài – 5000đ/số điện

Ở thời điểm những tháng đầu năm, lúc này vẫn chưa phải là cao điểm của mùa nắng. Nhưng sản lượng tiêu thụ đã đạt ngưỡng 73,35 tỉ kWh (cao hơn 628 triệu kWh so với kế hoạch ban đầu đưa ra) và tăng hơn 11% so với sản lượng cùng kỳ của năm 2018.

Phó Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết: “Mặc dù nhu cầu tiêu thụ điện tăng lên, nhưng việc huy động nguồn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là ở thủy điện, nhiều hồ ở miền Trung và miền Nam đều có trữ lượng nước thấp”.

dien-mat-troi-1493863528905.png
Sau thủy điện, nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than, điện khí… cũng đang gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, lượng than có sẵn phục vụ công tác của các nhà máy nhiệt điện than là không đủ. Do đó, có thể phái nhập một lượng lớn than từ nước ngoài để có thể đáp ứng nhu cầu. Con số phải nhập khẩu ước tính có thể lên đến hơn 12 triệu tấn than.

Do nhu cầu điện tăng cao, ngành điện đã phải huy động nguồn cấp điện chạy dầu. Với tổng sản lượng có được khoảng 46 triệu kWh (tính từ tháng 4-2019). Đây là nguồn điện giá rất cao, có mức giá từ 3.500 - 5.000 đồng/kWh. Chỉ tính riêng ngày 21/6, EVN đã phải huy động các tổ máy nhiệt điện chạy dầu để cung cấp lượng điện cần thiết. Với tổng công suất chạy dầu lên tới gần 2.000 MW.

Tuy giá cao, nhưng thực trạng thiếu điện, không đủ cung cấp sử dụng vẫn đang trên mức báo động. Người dùng vẫn phải đối mặt với tình trạng: Có tiền nhưng không không mua được điện để sử dụng!

thong-tin-hotline-mysolar.jpg
Công ty TNHH Heveda - đơn vị cung cấp điện năng lượng mặt trời mysolar

 
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại phát triển, tình trạng cung ứng điện hiện nay cũng dần gặp nhiều vấn đề khó khăn. Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhận định: “Dựa trên các thống kê, trước đây nhu cầu điện năng của Việt Nam thường tăng gấp 1,8 - 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tạo ra những sức ép lớn về đầu tư cho năng lực phát điện, truyền tải và phân phối của quốc gia.”
dien-mat-troi--15512620100562026038677-crop-1551262073682370041588.jpg

Có thể nói, con số tiêu thụ điện năng đang liên tục “phá đỉnh” – và không ngừng tăng cao trong nửa đầu năm 2019. Chính tình trạng thời tiết nắng nóng kéo dài, kéo theo nhu cầu sử dụng điện cũng tăng cao. Đã gây ra vấn đề quá tải cho EVN, dẫn đến thiếu điện, giá điện tăng cao... cũng như không cung cấp đủ cho người sử dụng.

Thực trạng sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam

Thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các thiết bị điện. Thực tế, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến suy giảm hiệu suất của các thiết bị này. Điều đó dẫn tới những nguy cơ gây quá tải, sự cố hay các vấn đề đáng lưu ý khác.

Do vậy, tình hình tiêu thụ điện được dự báo là vẫn sẽ tiếp tục ở mức rất cao - thậm chí có khả năng lại tạo lập kỷ lục sử dụng điện mới. Và thực tế chứng minh, chỉ trong vòng 4 tháng đầu 2019. Lượng điện thống kê sau sử dụng tăng vọt – chạm mức cao nhất trong 10 năm qua (Thống kê tại khu vực TP HCM).

49_T9-sao-mai.jpg

Trước đó, đã có rất nhiều khách hàng "sốc" khi nhận được hóa đơn tiền điện vào các tháng đầu năm. Người sử dụng cho biết, tiền điện ở tháng 4 và tháng 5 đã tăng ít nhất 2 lần - so với những tháng trước đó. Tuy vậy, nhu cầu sử dụng thực tế là điều mà bất kỳ ai cũng không thể chối bỏ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã giải thích với người dùng về vấn đề này.

Nguy cơ có tiền không mua được điện để xài – 5000đ/số điện

Ở thời điểm những tháng đầu năm, lúc này vẫn chưa phải là cao điểm của mùa nắng. Nhưng sản lượng tiêu thụ đã đạt ngưỡng 73,35 tỉ kWh (cao hơn 628 triệu kWh so với kế hoạch ban đầu đưa ra) và tăng hơn 11% so với sản lượng cùng kỳ của năm 2018.

Phó Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết: “Mặc dù nhu cầu tiêu thụ điện tăng lên, nhưng việc huy động nguồn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là ở thủy điện, nhiều hồ ở miền Trung và miền Nam đều có trữ lượng nước thấp”.

dien-mat-troi-1493863528905.png
Sau thủy điện, nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than, điện khí… cũng đang gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, lượng than có sẵn phục vụ công tác của các nhà máy nhiệt điện than là không đủ. Do đó, có thể phái nhập một lượng lớn than từ nước ngoài để có thể đáp ứng nhu cầu. Con số phải nhập khẩu ước tính có thể lên đến hơn 12 triệu tấn than.

Do nhu cầu điện tăng cao, ngành điện đã phải huy động nguồn cấp điện chạy dầu. Với tổng sản lượng có được khoảng 46 triệu kWh (tính từ tháng 4-2019). Đây là nguồn điện giá rất cao, có mức giá từ 3.500 - 5.000 đồng/kWh. Chỉ tính riêng ngày 21/6, EVN đã phải huy động các tổ máy nhiệt điện chạy dầu để cung cấp lượng điện cần thiết. Với tổng công suất chạy dầu lên tới gần 2.000 MW.

Tuy giá cao, nhưng thực trạng thiếu điện, không đủ cung cấp sử dụng vẫn đang trên mức báo động. Người dùng vẫn phải đối mặt với tình trạng: Có tiền nhưng không không mua được điện để sử dụng!

thong-tin-hotline-mysolar.jpg
Công ty TNHH Heveda - đơn vị cung cấp điện năng lượng mặt trời mysolar

 
×
Quay lại
Top Bottom