- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 211
Liên quan đến căn bệnh bí ẩn ở Congo khiến nhiều người tử vong, ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có thông tin chính thức về vấn đề này.
Cụ thể, theo WHO, tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo, từ ngày 24-10 đến 5-12-2024 đã ghi nhận 406 trường hợp mắc một căn bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong (tỉ lệ 7,6%).
Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em (53% số mắc và 54,8% số tử vong là dưới 5 tuổi). Tất cả trường hợp mắc bệnh nặng đều có biểu hiện bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Cũng theo WHO, khu vực ghi nhận căn bệnh bí ẩn này là khu vực nông thôn, thuộc tỉnh vùng sâu, cách xa Thủ đô Kinshasa. Khu vực này cũng vừa xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong những tháng gần đây, cùng với đó là điều kiện y tế thiếu thốn, tỉ lệ tiêm chủng thấp, khả năng tiếp cận chẩn đoán, quản lý ca bệnh rất hạn chế.
Sốt rét là bệnh phổ biến ở khu vực này và đang được nhận định có thể liên quan đến các trường hợp mắc căn bệnh bí ẩn. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát sốt rét ở đây cũng rất hạn chế.
Hiện nơi đây đang là mùa mưa lớn nên việc tiếp cận dịch vụ y tế rất khó khăn.
Tổ chức WHO đánh giá mức độ nguy cơ đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng tại khu vực xảy ra dịch là cao, do việc hạn chế trong cung cấp, tiếp cận dịch vụ y tế; tỉ lệ tiêm chủng thấp; điều kiện đời sống, lương thực, giao thông tại địa bàn rất khó khăn.
Đồng thời, việc ghi nhận thông tin ban đầu về chùm ca bệnh trong các gia đình cho thấy căn bệnh có khả năng lây lan giữa các hộ gia đình.
Ở cấp độ khu vực và toàn cầu, WHO đánh giá mức độ nguy cơ thấp và chỉ lưu ý việc giám sát tại biên giới với quốc gia láng giềng là Angola.
Vì vậy, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết Cục sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, chủ động thực hiện giám sát dựa vào các thông tin về dịch bệnh tại Congo và phối hợp với WHO cùng các quốc gia để cập nhật, chia sẻ thông tin về dịch bệnh.
Trong trường hợp cần thiết, Cục Y tế dự phòng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá nguy cơ để đề xuất các giải pháp phù hợp, bao gồm việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Cụ thể, theo WHO, tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo, từ ngày 24-10 đến 5-12-2024 đã ghi nhận 406 trường hợp mắc một căn bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong (tỉ lệ 7,6%).
Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em (53% số mắc và 54,8% số tử vong là dưới 5 tuổi). Tất cả trường hợp mắc bệnh nặng đều có biểu hiện bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Cũng theo WHO, khu vực ghi nhận căn bệnh bí ẩn này là khu vực nông thôn, thuộc tỉnh vùng sâu, cách xa Thủ đô Kinshasa. Khu vực này cũng vừa xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong những tháng gần đây, cùng với đó là điều kiện y tế thiếu thốn, tỉ lệ tiêm chủng thấp, khả năng tiếp cận chẩn đoán, quản lý ca bệnh rất hạn chế.
Sốt rét là bệnh phổ biến ở khu vực này và đang được nhận định có thể liên quan đến các trường hợp mắc căn bệnh bí ẩn. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát sốt rét ở đây cũng rất hạn chế.
Hiện nơi đây đang là mùa mưa lớn nên việc tiếp cận dịch vụ y tế rất khó khăn.
Tổ chức WHO đánh giá mức độ nguy cơ đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng tại khu vực xảy ra dịch là cao, do việc hạn chế trong cung cấp, tiếp cận dịch vụ y tế; tỉ lệ tiêm chủng thấp; điều kiện đời sống, lương thực, giao thông tại địa bàn rất khó khăn.
Đồng thời, việc ghi nhận thông tin ban đầu về chùm ca bệnh trong các gia đình cho thấy căn bệnh có khả năng lây lan giữa các hộ gia đình.
Ở cấp độ khu vực và toàn cầu, WHO đánh giá mức độ nguy cơ thấp và chỉ lưu ý việc giám sát tại biên giới với quốc gia láng giềng là Angola.
Vì vậy, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết Cục sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, chủ động thực hiện giám sát dựa vào các thông tin về dịch bệnh tại Congo và phối hợp với WHO cùng các quốc gia để cập nhật, chia sẻ thông tin về dịch bệnh.
Trong trường hợp cần thiết, Cục Y tế dự phòng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá nguy cơ để đề xuất các giải pháp phù hợp, bao gồm việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM