- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Trước thực trạng đào tạo ngành Y tràn lan hiện nay, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Bộ GD-ĐT cần có quy định chặt chẽ khi mở ngành đào tạo nhân lực y tế.
Thẩm định mở ngành cần có chuyên gia ngành Y
Trong công văn gửi Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế cho biết: Điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế còn không đồng đều giữa các cơ sở giáo dục, một số ngành đào tạo như trung cấp dược, trung cấp điều dưỡng, y sĩ có xu hướng thừa về số lượng, khó tuyển dụng do có nhiều cơ sở giáo dục tham gia đào tạo.
Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế, Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp yêu cầu các cơ sở đào tạo có kế hoạch cụ thể đảm bảo chất lượng đào tạo như tăng cường kiểm tra giám sát và đang xây dựng các chuẩn năng lực làm cơ sở cho việc đổi mới chương trình phương pháp đào tạo.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nhân lực y tế với vai trò quản lý về giáo dục đào tạo, Bộ Y tế nói rõ về tình hình thực tế hiện nay là có nhiều cơ sở đào tạo cả trong và ngoài công lập, kể cả các trường đào tạo đa ngành cũng tham gia đào tạo nhân lực y tế. Theo thông tư số 08 của Bộ GD-ĐT về việc quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo trình độ ĐH,CĐ trong đó có quy định việc mở ngành đào tạo giao cho các Sở GD-ĐT. Do đó, việc thẩm định mở ngành đào tạo nhân lực y tế không có sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế sẽ khó đảm bảo chất lượng. Qua khảo sát, có nhiều đơn vị không đảm bảo năng lực.
Chính vì vậy, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo cần có quy định chặt chẽ khi mở ngành đào tạo nhân lực y tế trong đó việc thẩm định cần có sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế để đảm bảo chất lượng đạo tạo.
Về công tác tuyển sinh, Bộ Y tế cho rằng, bên cạnh trường công lập, có nhiều trường ngoài công lập tham gia đào tạo nhân lực y tế. Đầu tháng 8/2013, Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH Y Dược Việt Nam đã họp và phản ánh việc nhiều trường ngoài công lập có chỉ tiêu tuyển sinh số lượng khá lớn trong khi năng lực đào tạo và cơ sở thực hành hạn chế, điều này cũng dẫn đến điểm tuyển sinh vào các trường ngoài công lập rất thấp so với trường công lập, không phù hợp với quy hoạch của ngành và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT, xem xét chỉ đạo việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập cần căn cứ vào cả tiêu chí năng lực chuyên môn và cơ sở thực hành. Điều này sẽ giúp đảm bảo công bằng trong tuyển sinh và đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của Sở Y tế các địa phương, qua kỳ tuyển dụng, nhân lực y tế trình độ trung cấp ra trường khá nhiều (dược, điều dưỡng, y sĩ) trong khi khả năng tuyển dụng của các cơ sở y tế có hạn. Trong thời gian qua, có nhiều cơ sở đào tạo tham gia đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp các loại hình trên kể cả các trường đại học và các trường cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bản các tỉnh, thành phố.
Do vậy, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ GD-ĐT khuyến cáo tình trạng thừa nhân lực đối với các ngành (dược, điều dưỡng, y sĩ) để các thí sinh có định hướng khi chọn ngành học và đồng thời có giải pháp hạn chế tuyển sinh đối với các ngành này.
Đang thừa nhiều nhân lực ngành dược, điều dưỡng, y sĩ
Kiểm tra các cơ sở có đào tạo nhân lực y tế
Để có cơ sở đánh giá và tìm giải pháp cho các bất cập trong công tác đào tạo nhân lực y tế, trong giai đoạn trước mắt khi chưa có thông tư và các văn bản quản lý cần thiết, trong công văn, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT thành lập đoàn giám sát, kiểm tra liên Bộ để tiến hành giám sát, kiểm tra các cơ sở có đào tạo nhân lực y tế, đặc biệt đối với các trương ngoài công lập.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2012, cả nước có 26 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, 74 trường cao đẳng và 44 trường trung cấp và dạy nghề.
Tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện đổi mới giáo dục ĐH, về đào tạo nhân lực ngành y, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, tại hội nghị đào tạo nhân lực y tế đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương có ý chê trách Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế về việc thẩm định các trường đào tạo ngành y. Tôi nghĩ cả hai bộ cần phối hợp chặt chẽ để có một quy trình thẩm định nghiêm túc, thực chất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Nếu cần thiết sẽ có văn bản quy định riêng đối với ngành y vì đây là ngành đào tạo đặc biệt – Bộ trưởng Luận nhấn mạnh.
Được biết, hiện Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra việc đào tạo khối ngành y dược. Nếu phát hiện trường nào không đủ điều kiện đào tạo sẽ kiên quyết đình chỉ, đóng cửa.
Để giải quyết tình trạng trên, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ GD-ĐT thu xếp buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong tháng 9 này.
Thẩm định mở ngành cần có chuyên gia ngành Y
Trong công văn gửi Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế cho biết: Điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế còn không đồng đều giữa các cơ sở giáo dục, một số ngành đào tạo như trung cấp dược, trung cấp điều dưỡng, y sĩ có xu hướng thừa về số lượng, khó tuyển dụng do có nhiều cơ sở giáo dục tham gia đào tạo.
Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế, Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp yêu cầu các cơ sở đào tạo có kế hoạch cụ thể đảm bảo chất lượng đào tạo như tăng cường kiểm tra giám sát và đang xây dựng các chuẩn năng lực làm cơ sở cho việc đổi mới chương trình phương pháp đào tạo.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nhân lực y tế với vai trò quản lý về giáo dục đào tạo, Bộ Y tế nói rõ về tình hình thực tế hiện nay là có nhiều cơ sở đào tạo cả trong và ngoài công lập, kể cả các trường đào tạo đa ngành cũng tham gia đào tạo nhân lực y tế. Theo thông tư số 08 của Bộ GD-ĐT về việc quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo trình độ ĐH,CĐ trong đó có quy định việc mở ngành đào tạo giao cho các Sở GD-ĐT. Do đó, việc thẩm định mở ngành đào tạo nhân lực y tế không có sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế sẽ khó đảm bảo chất lượng. Qua khảo sát, có nhiều đơn vị không đảm bảo năng lực.
Chính vì vậy, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo cần có quy định chặt chẽ khi mở ngành đào tạo nhân lực y tế trong đó việc thẩm định cần có sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế để đảm bảo chất lượng đạo tạo.
Về công tác tuyển sinh, Bộ Y tế cho rằng, bên cạnh trường công lập, có nhiều trường ngoài công lập tham gia đào tạo nhân lực y tế. Đầu tháng 8/2013, Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH Y Dược Việt Nam đã họp và phản ánh việc nhiều trường ngoài công lập có chỉ tiêu tuyển sinh số lượng khá lớn trong khi năng lực đào tạo và cơ sở thực hành hạn chế, điều này cũng dẫn đến điểm tuyển sinh vào các trường ngoài công lập rất thấp so với trường công lập, không phù hợp với quy hoạch của ngành và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT, xem xét chỉ đạo việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập cần căn cứ vào cả tiêu chí năng lực chuyên môn và cơ sở thực hành. Điều này sẽ giúp đảm bảo công bằng trong tuyển sinh và đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của Sở Y tế các địa phương, qua kỳ tuyển dụng, nhân lực y tế trình độ trung cấp ra trường khá nhiều (dược, điều dưỡng, y sĩ) trong khi khả năng tuyển dụng của các cơ sở y tế có hạn. Trong thời gian qua, có nhiều cơ sở đào tạo tham gia đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp các loại hình trên kể cả các trường đại học và các trường cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bản các tỉnh, thành phố.
Do vậy, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ GD-ĐT khuyến cáo tình trạng thừa nhân lực đối với các ngành (dược, điều dưỡng, y sĩ) để các thí sinh có định hướng khi chọn ngành học và đồng thời có giải pháp hạn chế tuyển sinh đối với các ngành này.
Đang thừa nhiều nhân lực ngành dược, điều dưỡng, y sĩ
Kiểm tra các cơ sở có đào tạo nhân lực y tế
Để có cơ sở đánh giá và tìm giải pháp cho các bất cập trong công tác đào tạo nhân lực y tế, trong giai đoạn trước mắt khi chưa có thông tư và các văn bản quản lý cần thiết, trong công văn, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT thành lập đoàn giám sát, kiểm tra liên Bộ để tiến hành giám sát, kiểm tra các cơ sở có đào tạo nhân lực y tế, đặc biệt đối với các trương ngoài công lập.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2012, cả nước có 26 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, 74 trường cao đẳng và 44 trường trung cấp và dạy nghề.
Tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện đổi mới giáo dục ĐH, về đào tạo nhân lực ngành y, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, tại hội nghị đào tạo nhân lực y tế đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương có ý chê trách Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế về việc thẩm định các trường đào tạo ngành y. Tôi nghĩ cả hai bộ cần phối hợp chặt chẽ để có một quy trình thẩm định nghiêm túc, thực chất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Nếu cần thiết sẽ có văn bản quy định riêng đối với ngành y vì đây là ngành đào tạo đặc biệt – Bộ trưởng Luận nhấn mạnh.
Được biết, hiện Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra việc đào tạo khối ngành y dược. Nếu phát hiện trường nào không đủ điều kiện đào tạo sẽ kiên quyết đình chỉ, đóng cửa.
Để giải quyết tình trạng trên, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ GD-ĐT thu xếp buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong tháng 9 này.
Theo Dân Trí
Hiệu chỉnh bởi quản lý: