- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Lần đầu tiên thấy máu ở tuổi dậy th.ì nó hốt hoảng gọi bố, cuốn nhật kí đầu tiên trong đời nó nắn nót từng suy nghĩ về bố.
Bố không mang lại cho nó một cuộc sống công chúa, muốn gì được nấy. Những bữa cơm qua ngày đôi khi đạm bạc với rau muối; quần áo chỉ vừa đủ mặc, nhưng chưa bao giờ nó thấy hối hận vì được sinh ra là con của bố.
Ngày bé, nỗi sợ của nó là mỗi buổi chiều khi bố lôi hai anh em ra tắm. Nó bị đối xử như con trai thực thụ. Nước xối liên tục từ đầu xuống chân nhiều khi khiến nó ngộp thở. Anh trai thì cười khanh khách vì sung sướng, còn nó thì run rẩy và cầu nguyện nhanh lớn để tự tắm.
Sau bữa cơm tối, nó thường nằm lên bụng bố, thổi phì phì vào rốn rồi bắt chước bố huýt sáo nhưng không ra tiếng mà chỉ "phun mưa" khắp nơi. Từ ngày ấy đến giờ, nó vẫn tin tiếng huýt sáo có thể gọi gió. Khi bố hát thì nó hét và múa may quay cuồng cho đến khi mệt nằm lăn ra, ngủ lịm trên tay bố.
Ảnh minh họa.
Ngày nó biết đến trường, mỗi buổi chiều, bố lại là thầy giáo. Thỉnh thoảng nó được bố cho thử sức với những bài toán của anh trai hơn nó 3 lớp hoặc những phép tính hết sức thực tế như tính năng suất lao động của mẹ, tính hao phí quy đổi từ thóc ướt ra thóc khô…
Khi nó tái xanh mặt vì sợ với những biểu hiện khác thường ngưỡng tuổi dậy th.ì, bố trấn an rồi dặn dò nó cách chăm sóc và bảo vệ bản thân.
Lớn thêm chút nữa, biết yêu, biết ghét, biết giận hờn vô cớ; khi thì cười nói cả ngày, lúc lại trầm tư, nín thinh, rầu rĩ cứ như thế giới sắp sụp đổ, bố nhẹ nhàng nhắn nhủ:
“Những rung cảm đầu đời tuổi mới lớn là chuyện bình thường. Ai cũng sẽ trải qua những giai đoạn đó nhưng hãy để những yêu, ghét ấy trở thành kỉ niệm đẹp tuổi học trò. Con hãy ghi nhớ việc quan trọng nhất vẫn là học tập. Tương lai sau này ra sao phụ thuộc vào những cố gắng và bước đi của con hiện tại. Bố tin con gái bố sẽ nên người”.
Bố cho nó học và thi theo ý thích. Bởi theo bố:
"sống không chỉ tính bằng sự tồn tại, sống sao cho ý nghĩa mới quan trọng".
Bố bật mí cho nó biết đàn ông cần một người phụ nữ như thế nào; định hướng nó chọn một người đồng hành đến hết cuộc đời.
Đêm trước ngày nó lên thành phố nhập học, ánh mắt sáng ngời niềm vui không che hết những lo lắng của bố. Ngập ngừng hồi lâu, bố lên tiếng:
“Ngày mai con sẽ bước vào một ngưỡng cửa mới: lạ lẫm, thú vị và nhiều cạm bẫy. Rời xa vòng tay bố mẹ có thể là điều con mơ ước để được bay nhảy thỏa thích, tự do thể hiện cá tính nhưng không bao giờ được đánh mất mình. Hơn nữa, bố hi vọng con hiểu một chân lý: Con gái như trái chín trên cây, trái còn ở trên cành thì nhiều người nhòm ngó muốn hái; một khi đã để rơi xuống đất hoặc là người ta bước qua, cũng có thể sẽ bị giẫm đạp”.
Nó ôm ghì chặt lấy bố. Ngày mai một mình thênh thang giữa dòng đời biết bao bộn bề gian nan, vất vả...Bước chân nó bỗng phân vân và chông chênh đến lạ…
Bố không mang lại cho nó một cuộc sống công chúa, muốn gì được nấy. Những bữa cơm qua ngày đôi khi đạm bạc với rau muối; quần áo chỉ vừa đủ mặc, nhưng chưa bao giờ nó thấy hối hận vì được sinh ra là con của bố.
Ngày bé, nỗi sợ của nó là mỗi buổi chiều khi bố lôi hai anh em ra tắm. Nó bị đối xử như con trai thực thụ. Nước xối liên tục từ đầu xuống chân nhiều khi khiến nó ngộp thở. Anh trai thì cười khanh khách vì sung sướng, còn nó thì run rẩy và cầu nguyện nhanh lớn để tự tắm.
Sau bữa cơm tối, nó thường nằm lên bụng bố, thổi phì phì vào rốn rồi bắt chước bố huýt sáo nhưng không ra tiếng mà chỉ "phun mưa" khắp nơi. Từ ngày ấy đến giờ, nó vẫn tin tiếng huýt sáo có thể gọi gió. Khi bố hát thì nó hét và múa may quay cuồng cho đến khi mệt nằm lăn ra, ngủ lịm trên tay bố.
Ảnh minh họa.
Ngày nó biết đến trường, mỗi buổi chiều, bố lại là thầy giáo. Thỉnh thoảng nó được bố cho thử sức với những bài toán của anh trai hơn nó 3 lớp hoặc những phép tính hết sức thực tế như tính năng suất lao động của mẹ, tính hao phí quy đổi từ thóc ướt ra thóc khô…
Khi nó tái xanh mặt vì sợ với những biểu hiện khác thường ngưỡng tuổi dậy th.ì, bố trấn an rồi dặn dò nó cách chăm sóc và bảo vệ bản thân.
Lớn thêm chút nữa, biết yêu, biết ghét, biết giận hờn vô cớ; khi thì cười nói cả ngày, lúc lại trầm tư, nín thinh, rầu rĩ cứ như thế giới sắp sụp đổ, bố nhẹ nhàng nhắn nhủ:
“Những rung cảm đầu đời tuổi mới lớn là chuyện bình thường. Ai cũng sẽ trải qua những giai đoạn đó nhưng hãy để những yêu, ghét ấy trở thành kỉ niệm đẹp tuổi học trò. Con hãy ghi nhớ việc quan trọng nhất vẫn là học tập. Tương lai sau này ra sao phụ thuộc vào những cố gắng và bước đi của con hiện tại. Bố tin con gái bố sẽ nên người”.
Bố cho nó học và thi theo ý thích. Bởi theo bố:
"sống không chỉ tính bằng sự tồn tại, sống sao cho ý nghĩa mới quan trọng".
Bố bật mí cho nó biết đàn ông cần một người phụ nữ như thế nào; định hướng nó chọn một người đồng hành đến hết cuộc đời.
Đêm trước ngày nó lên thành phố nhập học, ánh mắt sáng ngời niềm vui không che hết những lo lắng của bố. Ngập ngừng hồi lâu, bố lên tiếng:
“Ngày mai con sẽ bước vào một ngưỡng cửa mới: lạ lẫm, thú vị và nhiều cạm bẫy. Rời xa vòng tay bố mẹ có thể là điều con mơ ước để được bay nhảy thỏa thích, tự do thể hiện cá tính nhưng không bao giờ được đánh mất mình. Hơn nữa, bố hi vọng con hiểu một chân lý: Con gái như trái chín trên cây, trái còn ở trên cành thì nhiều người nhòm ngó muốn hái; một khi đã để rơi xuống đất hoặc là người ta bước qua, cũng có thể sẽ bị giẫm đạp”.
Nó ôm ghì chặt lấy bố. Ngày mai một mình thênh thang giữa dòng đời biết bao bộn bề gian nan, vất vả...Bước chân nó bỗng phân vân và chông chênh đến lạ…
Theo Tấm Gương